Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đắp vết thương Rắn Rết cắn

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Rau Muống

a. Thành phần và tác dụng Rau muống còn gọi là vô tâm thái, ung thái, uông thái. Tính hàn, vị ngọt. Thành phần chính trong rau muống là canxi, phot pho, sắt, caroten, vitamin B₂, axit nicotic. Trong rau muống đỏ có chứa chất giống như chất insulin. Người bị tiểu đường có thể ăn thường xuyên. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc. Thông tiện lợi thuỷ. Ngưng chảy máu, hoạt huyết. Chủ yếu dùng cho chảy máu mũi, đại tiện ra máu, phân cứng, nước tiểu đục, mưng nhọt, bị ngã, rắn cắn. Cách dùng: đun canh mà ăn hoặc xào khô, xào cho nước. Đun nước rửa hoặc giã nát đắp bên ngoài.

Cây Hoa Chữa Bệnh - TỬ HOA ĐỊA ĐINH

Tên khác: Cẩn thái địa định, Hoa tím Yedo. Tên khoa học: Violayedoensis Makino. Họ Hoa Tím (Violaceae). Nguồn gốc: Cây gốc ở châu Á, phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật Bản. Cây thường mọc tự nhiên trên gò đồi, bên lề đường, trên bãi cỏ trong vườn. Yedo là tên trước đây của Tokyo Nhật Bản, xuất sử của cây này.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 9)

+ Chữa phù thũng, viêm sưng: - Chân bị sưng phù, dùng ngón tay ấn xuống thấy thịt da lõm vào, lấy một nắm gạo tẻ nấu với một bó rau sam ăn cả nước lẫn cái. Ăn trong vài ngày. - Bị hơi sưng, đau nhức (do bị đánh hoặc ngã...) ở lưng và hai bên sườn thì lấy khoảng 200g đậu đen sao chín rồi sắc với khoảng 300ml rượu, còn lại 200ml thì chia uống làm nhiều lần. Hoặc lấy khoảng 300g đậu đen, tầm ướt, sao nóng rồi lấy vải bọc lại thành hai gói chườm. - Bị chứng chân nặng, phù thì lấy một con cá chép to nấu với 100g đậu đỏ, ăn hết cả cái lẫn nước trong ngày, ăn trong vài ngày. - Chân tay bị sưng đau nhức do phải lội nước nhiều thì lấy hạt vừng giã nát nhuyễn đắp vào vài lần.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU RĂM

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau răm có vị cay, tính ấm, không độc, dùng chữa các chứng đau bụng lạnh, chữa rắn cắn, chàm ghẻ và mụn trĩ. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng tiêu hóa kém: Nếu bị tiêu hóa kém thì lấy cả thân và lá rau răm tươi (15 gam) rửa sạch ngâm kỹ bằng nước muối loãng để ăn sống hoặc giã nát vắt nước cốt uống.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY VỪNG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Hạt vừng vị ngọt, tính hàn không độc, chất trơn, có công hiệu giải độc, tiêu nhiệt kết bên trong, sát trùng, dễ đẻ, trị mụn nhọt... MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng thương hàn: Lấy hạt vừng đen còn tươi giã nát, ép lấy một tách (tách uống trà) rồi cho thêm nửa tách nước và một lòng trắng trứng, khuấy đều tất cả rồi uống hết một lần trong ngày. Uống như thế khoảng 3 - 4 lần.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RÁY NGỨA

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Củ ráy ngứa chế cao dán mụn nhọt và một số bệnh khác. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Sốt rét: Củ ráy ngứa rửa sạch, gọt vỏ, thái mỏng nhỏ đem ngâm vào nước vo gạo 1 ngày 1 đêm. Sau đó vớt ra rửa sạch đồ chín phơi khô, tẩm nước gừng và muối để qua 1 ngày 1 đêm nữa rồi đem sấy khô. Sắc với nước uống khi gần lên cơn sốt.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU DỀN

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau dền trắng có vị ngọt tính lạnh, không độc, theo dân gian thì rau dền trắng giúp dễ sinh lợi khiếu, trị lở môi, lỡ loét do sơn ăn và sát trùng, khử độc nọc ong, rắn. Còn rau dền đỏ có tác dụng chữa trị những chứng nhiệt lỵ và mụn nhọt lở loét do máu nóng phát ra.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẤT HỒNG BÌ CHỮA HO GÀ

* Đặc tính: - Cây hồng bì có tên khoa học là Clauxena Lasnium, thuộc họ cam quýt, là một cây ăn quả quen thuộc của nhân dân ta. Cây cao khoảng 3 - 5m, cành sần sùi, lá xanh to, dài khoảng 35cm, hoa màu trắng mọc thành chùm ở ngọn. Cây ra hoa vào đầu mùa hè (khoảng tháng 4), có quả vào các tháng 6 - 10. Quả hồng bì chín màu vàng nâu, mọng, đường kính khoảng 1,5cm, có vị ngọt, chua, thơm ngon rất đặc biệt. - Trong Đông y, người ta gọi quả hồng bì gần chín đem về bổ dọc phơi nắng cho khô là quất bì hay hồng bì; rễ cây hồng bì nạo lấy vỏ, rửa sạch, phơi khô gọi là hổng bì căn.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - THUỐC NAM CHỮA CÔN TRÙNG CẮN ĐỐT

1. Trị kiến đốt: Dùng một trong những cách sau: - Lá bạc hà rửa sạch, giã nhuyễn đắp vào. - Lá tần dày (húng chanh) rứa sạch, giã nát thêm chút muối đắp vào chỗ kiến đốt. 2. Trị rết cắn: Dùng mội trong những cách sau: - Dùng tỏi bóc vỏ, giã nát, đắp vào chỗ rết cắn, đau nhức sẽ tan rất mau. - Dùng hạt hoa mào gà nhai nhỏ hoặc giã nhuyễn lấy nước cốt uống còn bã đắp ngoài. - Hái một nắm lá rau sam rửa sạch, giã nát, đắp vào vết thương. - Nhổ củ cỏ gấu rửa sạch, gãi nát đắp vào vết thương. - Dùng một nhúm hạt vừng nghiền nát đắp vào vết thương. - Dùng hạt mướp đắng rửa sạch, giã nhỏ nhuyễn, thêm chút giấm vắt lấy nước ngậm nuốt từ từ còn bã đắp ngoài. - Dùng cọng khoai môn tước bỏ vỏ giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi tôi đắp vào vết.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - LÁ BẠC HÀ CHỮA DỊ ỨNG, MỀ ĐAY

* Đặc tính: Bạc hà có vị cay, tính mát, có tác dụng phong nhiệt, ra mồ hôi, giải cảm, sốt nhức đầu nôn mửa không tiêu.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - RAU NGỔ CHỮA GHẺ NGỨA

* Đặc tính: - Rau ngổ thường được trồng làm rau ăn sống. - Rau ngổ có vị cay, mùi thơm, tính mát. * Công dụng: 1. Chữa ghẻ, ngứa: Hái lá rau ngổ rửa sạch, ráo nước, giã nát, đem xoa lên vết ghẻ ngứa, rất mau lành. 2. Chữa rắn cắn: Hái 40 - 80g rau ngổ, sắc lấy nước uống, đồng thời giã nát, vắt nước bôi ngoài vết thương.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY VÔNG TRỊ ĐAU THẦN KINH

* Đặc tính: - Cây vông có tên khoa học là Eryrthrina Variegata L. thuộc họ đậu (Fabaceae) có các thành phần erysodin, crysovin, erysotrin, erysonin. erythralin, erythrynin, erthrascin, erystemin, hypaphorim, beta-sitosterol, gama-sytosterol, delta-sytosterol... Hoạt chất toàn phần Alcaloid trong vông làm thư giãn cơ trơn, chống căng thẳng thần kinh. Lá vông non còn là loại rau ăn giàu dinh dưỡng: có 5,3% protein, 3,3%gluxit, 1,4% khoáng chất và các vitamin B, C. Tuy nhiên do pentylenetrazol ức chế thần kinh trung ương nên không nên dùng nhiều với người thần kinh suy nhược, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ. - Theo y học cổ truyền, cây vông còn có tên khác là hài đồng bi. Hài đồng bi có vị đắng, tính bình, vào hai kinh can thận, tác dụng an thần, thông kinh lạc khử phong thấp, hạ sốt, sát trùng, thông tiểu, nhuận tràng, dùng trong những chứng đau nhức thổ tả, tê bại lở loét, lỵ trực tràng, lỵ amip... - Cây vông có hai loại: vông đồng không có gai và vông gai. Kinh nghiệm

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY THUỐC LÁ CHỮA RẮN CẮN

* Đặc tính: - Cây thuốc lá được nhân giống và trồng phổ biến để làm thuốc hút và chữa trị một số bệnh. Cây thuốc lá cao khoảng 1-1,2 mét, không cành. Lá to, màu xanh, có lông hai mặt, mọc đối nhau từ gốc lên ngọn. - Cây thuốc lá được thu hoạch cầu kỳ, cất giữ trong chum vại, nơi khô ráo. - Cây thuốc lá vị cay, tính rất nóng, chứa độc mạnh mẽ.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY DUỐI CHỮA BẠI LIỆT

* Đặc tính: - Cây duối thường mọc tự nhiên hoặc được chiết cành, dùng để trồng làm hàng rào. - Cây duối cao khoảng 1-2m. Thân duối to vừa, xù xì, nhiều đầu mặt. Lá duối tròn, có lông, thô ráp cả hai mặt. Duối có hoa, quả vàng và ăn được.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY KIM VÀNG TRỊ RẮN CẮN

* Đặc tính: - Cây kim vàng có tên khoa học là Barleria Lupulixa Lindlay, thuộc hệ ôro (Acanthaaceac). - Là cây gỗ nhỏ, cao khoảng 1m. Thân có nhiều gai nhọn và phân cành từ gốc. Cành có thiết diện vuông, không có lông màu tím, lá nguyên mọc đối, hơi bóng, màu xanh nâu, gân màu vàng nhạt nổi rõ. Các lá kèm ở gốc lá biến đổi thành những gai thẳng nhọn cứng. Cây kim vàng ra hoa vào tháng 10, cụm hoa bông ở trên ngọn, mỗi bông thường mang từ 18 – 20 hoa lớn, màu vàng bóng. Hoa không nở một lúc mà mỗi ngày nở hai bông, sau 7 ngày mới nở hết. Cánh hoa mọc thành ống hẹp dài, phía trên có hai môi, mỗi môi có một thuỳ, còn môi kia có 4 thuỳ tròn gần đều nhau. Có hai nhị sinh sản. Quả nặng, chứa 2 hạt dẹt, được bọc trong một lớp vỏ cứng, rắn. Khi chín quả nổ tung, văng hạt đi xa. - Cây kim vàng mọc và được trồng ở Miến Điện, Ấn Độ, Inđônêxia. - Ở nước ta cây kim vàng mọc hoang ở rừng, các đồng bằng các tỉnh phía Nam, vườn quốc gia Cúc Phương.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - GẮM NÚI CHỮA TÊ THẤP, PHONG THẤP

* Đặc tính: Gắm núi thuộc họ gắm, tên khác là dây gắm, dây mấu, vương tôn, bẳn thăn muối (Thái), muối (Tày), vìang múi nhây (Dao), K’lot (K’ho). Gắm núi thuộc loại dây leo, dài 10 - 12cm; thân cây to, cành khúc khuỷu phân đôi phình to lên ở các nốt, vỏ thân màu nâu đen. Lá cây gắm núi mọc đối hình trứng thuận, dày và nhẵn, dài tới 30cm, rộng 10cm, đầu lá nhọn, mặt trên xám bóng. Hoa đực và hoa cái mọc khác gốc, cụm hoa đực (nón đực) dài 8cm mọc ở các mẩu ở cành, phân nhánh hai làn, cụm hoa cái (nón cái) mọc thành chùm, phân nhánh 2 - 3 lần với những vòng lá noãn thưa, mỗi vòng có 5 - 7 lá noãn, mùa hoa vào tháng 6 - 8. Quả hình bầu dục dài 1,2 - 2,6cm, rộng 1,1 - 1,3cm, cuống ngắn, khi chín màu vàng đỏ, vỏ nhẵn bóng, có múi ở đầu, hạt to, mùa quả vào tháng 10 - 12. Cây mọc hoang ở miền núi, thường leo lên rất cao, được coi là một trong những loài cây leo đặc sắc của vùng rừng nhiệt đới, phân bố từ vùng Việt Bắc, Tây Bắc đến Tây Nguyên. Độ cao phân bố của cây từ 300 - 1000m. Nhân dân ta

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - ỚT CẢNH CHỮA TÊ THẤP

* Đặc tính: - Ớt cảnh là một loại ớt quả tròn, màu đỏ tươi như quả anh đào, có tên khoa học là Capsicum anuun 1.var cevasiforme Mih, có tên khác nữa là Capsicum sevàiorme Mill, thuộc họ cà (Solannceac). - Thành phần dinh dưỡng của ớt: Trong thịt ớt (loại ớt ta) chứa từ 1,8% - 4,89% vitamin C, 25% chất dầu nhựa Capsicin (chất này gây đỏ và nóng da). Vị cay của ớt do một loại alcaloid gọi là Capsicin nằm trong thành giá noãn và biểu bì của hạt tạo thành. Người ta tính rằng, cứ 1kg ớt chứa tới 1,2g alcaloid cay. Ngoài ra trong ớt còn chứa vitamin B1, B2. - Ớt không chỉ được dùng để chế cary, làm gia vị mà còn được dùng làm thuốc nhờ tính ôn, vị cay nóng.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - RAU KHÚC CHỮA HEN SUYỄN

* Đặc tính: - Rau khúc thuộc họ Cúc (Asteraccae), còn gọi là cây Bỏng Họng, Cúc Thảo. Là loại cây cỏ sống hàng năm, thân đơn hoặc phân nhánh, phủ đầy lông trắng. Lá hình mác hẹp góc thuôn, hai mặt có lông. Hoa cụm gồm hoa cái và hoa lưỡng tính, màu vàng. - Rau khúc được hái vào cuối xuân, đầu hạ trước khi cây ra hoa, bỏ phần rễ đem phơi khô làm dược liệu. - Dược liệu rau khúc có vị ngọt, hơi đắng, tính bình. * Công dụng:

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU TÀU BAY

Rau tàu bay - Gynura crepidioides Benth. = Crassocephalum crepi dioides (Benth.) S. Moore, thuộc họ Cúc - Asteraceae. Cây thân cỏ mập, có thân tròn hay có khía rãnh, mễm, mầu xanh, mọc đứng, có thể cao đến 1m. Lá mỏng hình trứng dài, phần chóp phiến lá có hình thoi, phần dưới có những thuỳ xẻ sâu mép lá có răng cưa. Cụm hoa dạng đầu, mọc ở nách lá hoặc ở ngọn, gồm nhiều hoa mầu hồng nhạt; bao chung gồm bai hàng lá bắc hình sợi chỉ. Quả bế, hình trụ, có một mào lông trắng ở đỉnh.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU NGỔ

Rau ngổ hay Rau om - Limnophila aromatica (Lour.) Merr., thuộc họ Hoa mõm sói - Scrophulariacene. Cây thảo mập, giòn, rỗng ruột, có nhiều lông. Lá đơn không cuống, mọc đối hoặc mọc vòng 3, có khi 5 lá, mép lá hơi có răng cưa thưa. Hoa đơn độc ở nách lá, có cuống dài; cánh hoa màu tím nhạt. Quả nang hình trứng. Toàn cây có mùi thơm. Rau ngổ là một loại rau mọc hoang dại, cũng có trồng nhưng không có quy mô rộng lớn. Nó thường sản sinh ở những nơi đầm lầy, vũng lầy, ruộng nước.