Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Đau Dạ Dày

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Bắp Cải

a. Thành phần và tác dụng Từ thời Hy Lạp, La Mã cổ đại người ta đã biết đến tác dụng tuyệt vời của bắp cải, một loại rau mùa đông bổ dưỡng, ngoài ra còn có chữa bệnh và làm đẹp hiệu quả. Chính vì vậy bắp cải được người La Mã gọi là "Loại rau thứ nhất". Lượng vitamin trong bắp cải nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt, 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. Điều đặc biệt là vitamin A và P trong bắp cải kết hợp với nhau làm cho thành mạch máu bền vững hơn. Trong bắp cải còn có các chất chống ung thư.

Cây Hoa Chữa Bệnh - BÔNG GẠO

Tên khác: Mộc miễn Tên khoa học: Gossampinus malabarica (DC.) Merr. Họ Bông gạo (Bom bacaceae). Nguồn gốc và mô tả: Cây nguồn gốc ở Ấn Độ, được trồng ở Đông Nam Á, (ở độ cao 1 - 900 m) như Việt Nam, Indonesia. Ở Indonesia, cây Bông gạo là loại cây gỗ to, cao tới 15 m; hoa to màu đỏ, có khi chuyển thành da cam hay màu vàng. Vỏ và thân cây chứa tanin và sợi. Cây Bông gạo ở Việt Nam, mọc hoang ở miền đồi núi và được trồng ở 2 bên đường; cây lấy gỗ và làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - BẠCH MAI

Tên khác: Mai, Mắc mòi (Tày), Má pheng (Thái), Xuân mai, Đào mai, Hồng mai, Hắc mai, Mai, Mơ. Tên khoa học: Flos Mume et Fructus Mume (Prunus mume (Sieb.) Sieb. et Zucc. Họ hoa hồng (Rosaceae).

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY HẠT TIÊU (HỒ TIÊU)

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Tiêu sọ chuyên trị thổ tả, trừ hàn thấp và diệt khuẩn. Tiêu đen làm ấm bụng tăng sức nóng ở bên trong vừa làm tan khí lạnh ở bên ngoài, chữa cảm hàn vừa làm toát mồ hôi. Hạt tiêu có vị cay, đắng, nóng và nhiệt có độc nhẹ tác dụng vào 4 kinh: Tì, vị, phế và đại tràng. Khi ăn có ảnh hưởng nhẹ tới huyết áp và tim đập mạnh hơn nhưng chỉ sau ít phút là trở lại bình thường. Công hiệu chữa trị chính của hạt tiêu là: ôn trung; hạ khí, trị cảm hàn, tiêu đờm, giải độc, trị đầy bụng, trị buồn nôn ói mửa, chứng lạnh bụng, ỉa chảy, lị do hàn, giải độc thức ăn, chữa sâu răng, đau răng, trúng hàn, đau vùng tim suyễn, sát trùng... Liều dùng thường là 1 - 3g. Hạt tiêu chỉ dùng với liều lượng vừa phải dùng nhiều quá hại phổi, ăn hạt tiêu quá nhiều sẽ độc cho ngũ tạng, mờ mắt, đau trĩ và phát mụn nhọt. Nếu bị những hiện tượng trên thì nấu đỗ (đậu) xanh ăn để giải độc.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU MƠ

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau mơ vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, chữa các bệnh về đường tiêu hóa.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CHUỐI TRỊ CHỨNG RỤNG TÓC NHIỀU

* Đặc tính: Chuối là loại cây trái phổ biến nhất nước ta, có nhiều giống chuối: Chuối bom, chuối cau, chuối chà, chuối tiêu, chuối sáp, chuối sứ... chuối cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, chứa nhiều phốt pho, magnessium, potassium, sắt, caleium, hydrat carbon (tinh bột và đường). vitamin A, B, C cần thiết cho sự phát triển cơ thể, quân bình hệ thần kinh, tăng trưởng hệ xương, tăng cường sức đề kháng bảo vệ cơ thể. Theo y học cổ truyền, chuối có vị ngọt, tính bình, bổ tỳ vị, nhuận trường, lợi tiểu. Chuối có tính hàn, người có cơ thể hàn, phổi yếu đờm nhiều, hen suyễn, sốt rét chưa khỏi hẳn không nên ăn.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY ĐỖ QUYÊN CHỮA NẤM TÓC

* Đặc tính: Đỗ quyên có tên khoa học là Rhododendron Simsii Planch, còn gọi là sơn thạch lựu, ánh sơn hồng, mãn sơn hồng, báo xuân hoa, thanh minh hoa, sơn trà hoa... Dân gian thường thu hái hoa vào mùa xuân, lá vào mùa hạ và rễ vào mùa đông đem phơi khô trong bóng râm hoặc dùng tươi để làm thuốc.  Trong hoa chứa nhiều anthocyanin và flavonoid, anthocyanin thường thấy nhất là cyanidin 3-glucosid và cyanidin 3,5-diglucosid. Flavanoid thường thấy nhất là azaleatin 3-fhamnóyi glcosid. Trong lá và cành non có chứa Flayonoid, coumarin, triterpen, organic acid, amino acid, tamin, phenol, stenol, cardiac, glycosid, volatil oil …; riêng lá còn chứa cersolic acid và andromedotoxin. Hoa đỗ quyên vị chua ngọt, tính ấm, có công dụng hoà huyết, điều kinh, trừ đàm chỉ khái, khử phong thấp và làm hết ngứa, được dùng để chữa các chứng rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, băng lậu, tổn thương do ngã, phong thấp, thổ huyết, nục huyết...  Lá có vị chua, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu ch

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY ÍCH MẪU ĐIỀU KINH NGUYỆT

* Đặc tính: - Là một vị thuốc có vị đắng, hơi cay, tính bình, có nhiều hữu ích với chị em phụ nữ. * Công dụng: 1. Chữa huyết áp cao, đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiền đình: - Hạt muồng sao 15g - Dành dành 15g - Mộc thông 15g Tất cả sắc lấy nước uống với 4g ích mẫu.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ MƯỚP ĐẮNG CHỮA ĐAU DẠ DÀY

* Đặc tính: - Mướp đắng còn được gọi là khổ qua, hiện rất được chuộng dùng trong chế biến thức ăn. chế biến chè, dược liệu. - Quả mướp đắng có lớp vỏ ngoài sần sùi. Ăn mướp đắng có tác dụng trừ nhiệt, sáng mắt, mát tim, nhuận tỳ, bổ thận, nuôi can huyết. bớt mệt mỏi. giải phiền khát. Quả, hại mướp đắng đều có vị đắng ngọt, tính lạnh, tăng thêm khí lực, cường dương.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY VALERIAN CHỮA ĐAU DA DÀY CO THẮT

* Đặc tính: - Cây Valerian là một cây dược liệu quý ở châu Âu, thuộc họ Valerianaocae. Ở Việt Nam cũng có cây giống như cây valerian, đó là cây valerlana Jatananst lones hay có tên gọi khác là cây phân bò (Sa Pa). - Thân và rễ của cây valerian đều có tinh dầu thơm đặc trưng, hoa nhỏ, màu trắng, quả bé, dẹt.

CHỮA BỆNH ĐƯỜNG RUỘT BẰNG RAU XANH - BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY

Những người luôn căng thẳng thần kinh, không điều chỉnh cân bằng tốt thường dẫn đến các phản ứng khác thường ở dạ dày và ruột. Khi trạng thái thần kinh căng thẳng, dịch toan trong dạ dày tiết ra nhiều làm tổn thương dạ dày và ruột, cuối cùng dẫn đến loét dạ dày. Lựa chọn những loại rau xanh có tác dụng làm lành vết loét, thông qua ăn uống hàng ngày để hạn chế chất toan trong dạ dày, phòng ngừa chất toan tiết ra quá nhiều, sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày.

CHỮA BỆNH ĐƯỜNG RUỘT BẰNG RAU XANH - BỆNH ĐAU DẠ DÀY

Đau dạ dày do nguyên nhân sức ép tâm lý tinh thần là chứng bệnh thường gặp trong thời đại văn minh hiện đại. Nếu đau dạ dày mà chỉ dựa vào thuốc để chạy chữa thì đó không phải là cách chữa bệnh lâu dài. Nếu biết sử dụng các món ăn hàng ngày có tác dụng chữa bệnh để cải thiện tình hình bệnh tật thì đó mới chính là biện pháp chạy chữa tận gốc lành mạnh và hiệu quả. Có rất nhiều loại rau xanh có tác dụng chữa đau dạ dày, trong đó những loại rau có màu vàng hầu hết đều chứa nhiều carotein và vitamin mang tính kháng axit, ăn nhiều rau màu vàng như cà rốt, cà chua có thể hạn chế phát sinh bệnh đau dạ dày. CÁC MÓN CHỮA BỆNH ĐAU DẠ DÀY 1. Sinh tố sâm Cao ly Nguyên liệu: Sâm Cao ly (lấy thân lá) vừa đủ dùng. Cách làm: - Rau rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn thành nước sinh tố. - Trước khi uống đem đun ấm, ngày dùng 2 lần. Tác dụng chữa bệnh: Giảm đau, lành sẹo vết loét dạ dày, ruột. 2. Rượu nho, rau mùi Nguyên liệu: Rau mùi một nắm to, rượu nho 2 chai. Cách làm: - Rau mùi rửa sạch

CHỮA BỆNH ĐƯỜNG RUỘT BẰNG RAU XANH - BỆNH VIÊM DẠ DÀY, ĐƯỜNG RUỘT

Ăn uống không khoa học, ăn quá mặn hay nhiều dầu mỡ hoặc đồ cay dẫn đến rối loạn tiêu hóa vẫn là những trường hợp thường gặp. Dạ dày và ruột khi tiếp nhận thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều dễ dẫn đến viêm dạ dày, nhất là khi ăn những món quá cay hoặc quá mặn, trong bụng sẽ có cảm giác rất khó chịu. Nếu biết chọn ăn các loại rau xanh điều trị bệnh viêm dạ dày, ruột thì có thể giúp khắc phục. Cà tím, rau hẹ, củ cải trắng... là những loại rau có thể lựa chọn.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RIỀNG

Riềng, Riềng ấm, Cao lương khương, Phong khương - Alpinia officinarum Hance, thuộc họ Gừng - Zingiberaceae. Cây thảo cao cỡ 1m, có thân rễ dài, bò, hình trụ, màu đỏ nâu, phủ nhiều vẩy, chia thành nhiều đốt, màu trắng nhạt. Lá không cuống, hình ngọn giáo. Hoa tập hợp thành chuỳ trên những ngọn thân giả mọc từ thân rễ, cánh môi của hoa có màu trắng có vân đỏ. Quả hình cầu, có lông.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU VẨY ỐC

Rau vẩy ốc, Đơn rau má, Nhã hoa, Cỏ bi - Pratia nummularia (Lam.) A. Br. et Aschers (P. begoniifolia (Wall) Lindl.), thuộc họ Lô biên - Lobeliaceae. Cây thảo mọc nằm, bò, dài 30-35cm, bám rễ vào đất. Lá mọc so le có phiến mỏng, mép lượn tai bèo hay có răng, nom như vẩy ốc hay lá Rau má; cuống lá và mặt dưới lá có lông. Hoa màu hồng, trắng hay vàng ở nách lá, thường đơn độc, có 5 lá đài gắn liền với bầu; tràng hình môi có 5 thuỳ mà 2 cái trong hẹp, 3 cái ngoài hình trái xoan; nhị 5; bầu dạng trứng. Quả mọng, màu đen đen hay đỏ tím, tròn, to bằng quả bi bao bởi 5 lá đài tồn tại. Hạt nhiều và nhỏ, hình trứng dẹp, nhẵn.

CÂY RAU LÀM THUỐC - NÚC NÁC

Núc nác, Nam hoàng bá, Mộc hồ điệp, Sò đo thuyền - Oroxylum indicum (L.) Vent., thuộc họ Chùm ớt - Bignoniaceae. Cây gỗ nhỏ cao 8-10m (có thể đến 20m). Thân nhẵn, ít phân cành; vỏ cây mầu xám tro, mặt trong màu vàng. Lá xẻ 2-3 lần lông chim, dài tới 15m; mỗi lá chét dài 8-15cm, rộng 5-7cm. Hoa to, gần như đều, màu nâu sẫm, tập trung thành chùm ở đầu cành. Quả hình lưỡi kiếm thõng xuống, dài 50-80cm, rộng 5-7cm, khi non màu xanh ve, khi chín mầu nâu tím, chứa nhiều hạt có cánh mỏng. Núc nác phổ biến khắp Đông dương, Ấn độ, Malaixia, thường mọc ở các rừng thưa và đồi ven rừng. Cũng thường được trồng trong các vườn gia đình vùng thượng dụ Bắc bộ.

CÂY RAU LÀM THUỐC - NGHỆ

Nghệ hay Nghệ vàng - Curcuma longa L. = C. domestica Valet, thuộc họ Gừng - Zingiberaceae. Cây thảo cao khoảng 1m. Thân rễ to, hình củ tròn, có các nhánh hình trụ hay hình thoi, thịt màu vàng da cam. Thân mang lá mọc hằng năm. Lá có cuống dài, hình trái xoan mũi mác, dài 25-45cm, rộng tới 15-l8cm, nhẵn cả hai mặt, màu lục nhạt; cuống lá có bẹ. Hoa hợp thành những bông hình trụ; cánh hoa và cánh môi đều màu vàng, các lá bắc màu lục, những cái ở ngọn màu tím. Quả nang chia 3 ô. Nghệ gốc ở Ấn độ và cũng được trồng nhiều tại nước này cũng như ở nhiều nước thuộc châu Mỹ la tinh, châu Phi, châu Úc, châu Á, châu Âu trong phạm vi vĩ tuyến thứ 40, trên và dưới đường xích đạo. Ở nước ta, Nghệ cũng mọc hoang và được trồng khắp nơi; mỗi gia đình ở nông thôn thường trồng ít nhiều để dùng.

CÂY RAU LÀM THUỐC - CHUỐI

Chuối - Musa spp. thuộc họ Chuối - Musaceae là những toài cây ăn quả được trồng phổ biến ở nước ta. Chuối có thân giả do những bẹ lá dài hình máng bó lấy nhau thành một khối hình trụ. Khi cây Chuối còn non, ta ăn nõn Chuối, chính là nõn thân giả; còn thân thật là phẫn nằm đưới đất mà ta thường gọi là củ Chuối; khi chuối ra buồng, ta mới thấy một cuống của cả cụm hoa từ củ Chuối vọt lên đưa dần buồng Chuối lên cao.

CÂY RAU LÀM THUỐC - CẢI BẮP

Cải bắp, Bắp cải hay Sú - Brassca oleracea L. var. capitata L., thuộc họ Cải – Brassicaceae. Cây mọc khỏe có lá rộng, lượn sóng. Thân to và cứng, mang những vết sẹo của những lá đã rụng. Chùm hoa ở ngọn gồm nhiều hoa có 4 lá đài màu lục và 4 cánh hoa màu vàng. Cải bắp có nguồn gốc từ loài cây cải hoang dại ở các vách đá Đại tây dương. Các quá trình lai, tuyển chọn, xáo trộn di truyền đã làm cho loài cây hoang dại biến đổi thành nhiều thứ: Cải bắp trắng, Cải bắp đỏ, Su hào, Cải hoa (suplơ).

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.