Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Đi Lỏng-Đau Bụng

Cây Hoa Chữa Bệnh - TỬ HOA ĐỊA ĐINH

Tên khác: Cẩn thái địa định, Hoa tím Yedo. Tên khoa học: Violayedoensis Makino. Họ Hoa Tím (Violaceae). Nguồn gốc: Cây gốc ở châu Á, phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật Bản. Cây thường mọc tự nhiên trên gò đồi, bên lề đường, trên bãi cỏ trong vườn. Yedo là tên trước đây của Tokyo Nhật Bản, xuất sử của cây này.

Cây Hoa Chữa Bệnh - THƯỢC DƯỢC

Tên khác: Bạch thược. Tên khoa học: Peonia lactiflora Pall. Họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Nguồn gốc: Bạch thược nguồn gốc Trung Quốc, trên thế giới chi Peonia có 35 chủng, có 51 loài mọc ở Trung Quốc, trong đó có Bạch thược; vùng trồng chủ yếu ở Tây Nam và Tây Bắc. Việt Nam, giáp giới Tây Nam Trung Quốc, đã trồng thử Bạch thược ở Sa Pa (Lào Cai) có kết quả vào những năm 1960 - 1970.

Cây Hoa Chữa Bệnh - TẦM XUÂN

Tên khác: Tường vi, Dã tường vi. Tên khoa học: Rosa multiflora Thunb. Họ Hoa Hồng (Rosaceae). Nguồn gốc: Cây mọc hoang ở rừng núi Việt Nam và phân bố ở cả Trung Quốc, Nhật Bản. Mô tả: Tầm xuân giống cây hoa Hồng, cao khoảng 2 m, cành nhiều gai. Lá kép lông chim, có 3 - 4 đôi lá chét nhỏ hình bầu dục, đài 2 - 5cm, rộng 1 - 3 cm. Hoa 5 cánh, màu đỏ hoặc trắng, có mùi thơm. Cây cho nhiều hoa. Mùa hoa: tháng 5 - 6.

Cây Hoa Chữa Bệnh - KÊ QUAN HOA

Tên khác: Hoa Mào gà đỏ, Hồng Kê quan hoa, Bạch Kê quan hoa, Kê công hoa, Kê giác hoa. Tên khoa học: Celosia cristata L. Họ Rau Giền (Amaranthaceae). Nguồn gốc: Cây mọc phổ biến ở Việt Nam, Mianma, Malaysia, Philippin, Ấn Độ, Trung Quốc, Mêhicô, Nhật Bản... Trồng bằng hạt, gieo 3 - 4 ngày mọc; cây non ở vườn gieo 10 - 12 ngày, ở vườn ươm 13 - 15 ngày, rồi đưa ra trồng. Từ lúc trồng đến khi ra hoa là 70 - 75 ngày. Không trồng chỗ rợp; không bón nhiều đạm. Nên tỉa mầm non ở nách lá và ở hoa phụ. Cây được trồng làm cảnh và làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA SEN

Tên khác: Liên, Ngẫu (Tày), Bó pua (Thái). Lim ngó (Dao). Tên khoa học: Nelumbo nucifera Gaertn [Nelumbium nelumbo (L.) Druce]. Họ Sen (Nelumbonaceae). Nguồn gốc: Cây Sen nguồn gốc châu Á lục địa. Hoa Sen là vật linh thiêng tượng trưng của, Ấn Độ giáo và Phật giáo, tương tự như họa Sen Ai Cập, hoa trắng (Nymphea lotus) là hoa linh thiêng của Ai Cập. Cây Sen được trồng từ lâu đời ở Việt Nam; Sen được trồng ở nhiều nơi để ăn, làm mứt, làm thuốc, làm cây cảnh. Có hai giống Sen được trồng phổ biến: 1) Sen hồng, cao, khoẻ, hoa màu hồng, to, thơm; 2) Sen trắng, cây cao, hoa trắng, yếu hơn. Ngoài ra còn trồng Sen sẻ, cây thấp hoa bé, thường trồng trong bể, trong chậu. Sen được trồng bằng mầm, ngó Sen. Trồng vào giữa mùa xuân, thời tiết ấm; trồng xong cho nước vào ao, hồ từ từ cho ngập đến 2/3 thân cây, giữ mực nước như vậy khoang 3 - 4 tháng, Mùa hè năm sau cây ra hoa; mùa đồng cây tàn, mùa xuân lại mọc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA HỒNG ĐỎ

Tên khác: Hoa Hồng Pháp Tên khoa học: Rosa gallica L.; Họ hoa Hồng (Rosaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc Phương Đông và Nam Âu; (Rosier de provins ở Pháp, Vùng Paris và Anjou có trồng). Hoa Hồng đỏ là một trong số ít loại hoa Hồng (trên tổng số 10.000 chủng hoa Hồng) được dùng làm thuốc. Hoa Hồng được tôn vinh là Hoa hậu của các loài hoa. lịch sử của hoa Hồng gắn liền với lịch sử của loài người. Có lẽ đây là cây hoa đầu tiên được con người đem trồng. Hoa Hồng còn liên quan đến đa số các tôn giáo; đến các tập tục, nghi lễ thờ cúng linh thiêng từ Ấn Độ đến các nước theo đạo Cơ đốc. Trải qua các thời kỳ cổ Hy Lạp, La Mã v.v...có người chiến binh ở Tây Âu khi ra trận không đội mũ sắt mà chỉ đội trên đầu một vòng hoa Hồng đỏ để tỏ rõ lòng can đảm của mình. Hoa Hồng cũng đã chứng kiến những cuộc chiến tranh lịch sử như ở nước Anh, cuộc nội chiến “Nhị Hồng” (Guerre de Deux Roses 1455 - 1485); một phái chỉ mang biểu tượng hoa Hồng bạch, một phái mang biểu tượng hoa Hồng đỏ. Phái Hồng bạch

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY LỰU

Tên khác: Thạch lựu; Mắc lịu (Tày) Tên khoa học: Punica granatum L. Họ Lựu (Punicacese). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc Tây Á (Ba Tư = Persia nay là Iran) được trồng ở vùng đất Địa Trung Hải, ở Ấn Độ Trung Quốc, Đông Nam Á, (Việt Nam, Indanesia...) Ở Việt Nam, cây lưu được nhập từ lâu đời từ Trung Á, được trồng phổ biến ở khắp nơi để làm cảnh, lấy quả ăn và làm thuốc. Trồng Lựu bằng cách giâm cành.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY BẰNG LĂNG TÍA

Tên khác: Săng lẻ, Bằng lăng ổi, Rơ gia, Tồruon (Ba Na). Tên khoa học: Lagerstroemia caliculata Kurz. Họ Tử Vi (Lythraceae). Nguồn gốc: Cây mọc hoang từ Thanh Hoá, Nghệ An, dọc Trường sơn, vào Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh (Việt Nam); cây còn có ở Lào, Cămpuchia.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY BẰNG LĂNG NƯỚC

Tên khác: Cây Tử vi tàu Tên khoa học: Largerstroemia speciosa Pers. [Lagerstroemia flos reginae Retz]. Họ Tử vi (Lythraceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc châu Á, phân bố ở các nước Việt Nam, Lào, Cămpucbia, Thái Lan, Ấn Độ, Srilanka, Philippin. Cây mọc hoang ở Indonesia (trong rừng Java); Ôxtrâylia.

Cây Hoa Chữa Bệnh - BÔNG GẠO

Tên khác: Mộc miễn Tên khoa học: Gossampinus malabarica (DC.) Merr. Họ Bông gạo (Bom bacaceae). Nguồn gốc và mô tả: Cây nguồn gốc ở Ấn Độ, được trồng ở Đông Nam Á, (ở độ cao 1 - 900 m) như Việt Nam, Indonesia. Ở Indonesia, cây Bông gạo là loại cây gỗ to, cao tới 15 m; hoa to màu đỏ, có khi chuyển thành da cam hay màu vàng. Vỏ và thân cây chứa tanin và sợi. Cây Bông gạo ở Việt Nam, mọc hoang ở miền đồi núi và được trồng ở 2 bên đường; cây lấy gỗ và làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - BẠCH MAI

Tên khác: Mai, Mắc mòi (Tày), Má pheng (Thái), Xuân mai, Đào mai, Hồng mai, Hắc mai, Mai, Mơ. Tên khoa học: Flos Mume et Fructus Mume (Prunus mume (Sieb.) Sieb. et Zucc. Họ hoa hồng (Rosaceae).

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 6)

+ Chữa tiêu chảy: - Búp ổi 1 nắm, nhai với ít hạt muối rồi nuốt. - Nụ sim hái khi chưa nở, khoảng nửa chén, sắc uống. - Vỏ măng cụt sắc đặc uống. - Chè khô, gạo rang, liều lượng bằng nhau, sắc với 8 lát gừng uống nhiều lần. + Chữa tiêu chảy do cảm phải gió lạnh: Đau bụng, sôi ruột, đi ỉa nhiều lần, phân lỏng, nóng rét, nhức đầu. - Cỏ cú (giã giập sao qua): 20g. - Búp ổi (sao): 20g. - Vỏ quýt (sao thơm): 12g. - Củ sả (sao vàng): 12g. - Tía tô: 6g. - Gừng: 5 lát. Đổ 2 chén nước, sắc còn 1 chén cho uống khi còn nóng.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 4)

+ Trị đại tiện ra máu (máu lẫn nhiều trong phân): Dùng đậu đen sao cháy rồi nấu nước uống hàng ngày để thanh nhiệt (uống thay nước). + Chữa sưng dịch hoàn: Lấy một chén đậu đen và một nắm cam thảo sắc với 2 bát nước còn 1 bát thì uống (cách 1 - 2 giờ uống 1 lần) trong ngày. + Chữa mộng tinh: Lấy 150 gam hạt tía tô, tán nhỏ để uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 4 gam với rượu. + Trị đái buốt: Lấy một nắm rau sam, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cho thêm ít muối hòa tan rồi uống. Uống trong nhiều ngày.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY HẠT TIÊU (HỒ TIÊU)

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Tiêu sọ chuyên trị thổ tả, trừ hàn thấp và diệt khuẩn. Tiêu đen làm ấm bụng tăng sức nóng ở bên trong vừa làm tan khí lạnh ở bên ngoài, chữa cảm hàn vừa làm toát mồ hôi. Hạt tiêu có vị cay, đắng, nóng và nhiệt có độc nhẹ tác dụng vào 4 kinh: Tì, vị, phế và đại tràng. Khi ăn có ảnh hưởng nhẹ tới huyết áp và tim đập mạnh hơn nhưng chỉ sau ít phút là trở lại bình thường. Công hiệu chữa trị chính của hạt tiêu là: ôn trung; hạ khí, trị cảm hàn, tiêu đờm, giải độc, trị đầy bụng, trị buồn nôn ói mửa, chứng lạnh bụng, ỉa chảy, lị do hàn, giải độc thức ăn, chữa sâu răng, đau răng, trúng hàn, đau vùng tim suyễn, sát trùng... Liều dùng thường là 1 - 3g. Hạt tiêu chỉ dùng với liều lượng vừa phải dùng nhiều quá hại phổi, ăn hạt tiêu quá nhiều sẽ độc cho ngũ tạng, mờ mắt, đau trĩ và phát mụn nhọt. Nếu bị những hiện tượng trên thì nấu đỗ (đậu) xanh ăn để giải độc.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY HÀNH

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Hành có vị cay ngọt, tính ấm và phế, vị, làm tan lạnh, thông khí trệ, giải cảm diệt khuẩn. Hành có tác dụng làm cho dịch tiêu hóa đều đặn. Khi ăn nếu không thấy ngon miệng nên cho thêm ít hành để ngon miệng và tiêu hóa tốt. Theo dân gian thì rễ, củ, lá hoa, hạt hành đều dùng làm thuốc có công hiệu chữa trị chính: giải độc, trị đau đầu do thương hàn nhiệt, trị giun tích trong người, tiểu tiện không thông, trị trúng gió, mặt phù thũng, đi tả, an thai. Củ hành trị phong thấp, tan ung nhọt ở vú, thông tuyến sữa.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - ĐẬU XANH

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Đậu xanh vị ngọt hơi tanh, tính hàn, không độc, có công hiệu bổ nguyên khí, thanh nhiệt, giải độc có thể làm sạch mát nước tiểu, làm sáng mắt và chữa lở loét. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng thương hàn: Nấu đậu xanh với nước. Khi nước bớt nóng lấy khăn bông thấm vào đắp lên ngực và ức người bệnh, khăn hết nóng thì thay khăn khác. Chườm như thể liên tục trong ngày rồi đắp kín chăn cho ra mồ hôi.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CỦ MÀI

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Cũ mài dùng nấu canh hoặc ăn thay cơm đều rất ngon và bổ dưỡng. Ngoài việc làm thức ăn củ mài còn có công hiệu phối hợp với các thực phẩm khác chữa bệnh rất hiệu nghiệm như trị ho suyễn, tiêu chảy,...

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY NGẢI CỨU

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Ngải cứu thường được dùng làm thuốc an thai, điều hòa kinh nguyệt, cầm máu. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Chữa ỉa chảy tháo dạ: Lấy ngải cứu tươi 1 nắm và một củ gừng tươi, 2 thứ cùng thái nhỏ và cho vào 2 bát nước sắc còn gần 1 bát thì uống lúc còn nóng. + Chữa đau bụng giun: Nếu đau bụng vật vã, miệng nôn mửa ra toàn nước dãi thì lấy một nắm ngải cứu tươi đem giã hoặc vò nát cho nước sôi để nguội vào rồi vắt lấy nước uống. Trong trường hợp không có ngải cứu tươi, có thể lấy ngải cứu khô sắc lên rồi vắt chanh vào uống.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU SAM

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau sam có vị chua, tính hàn, không độc có công hiệu chữa trị các chứng cảm lỵ, ghẻ lở và sát trùng, tiêu sưng thũng, trị mắt mờ.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU MƠ

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau mơ vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, chữa các bệnh về đường tiêu hóa.