Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Bệnh Phụ Nữ

Cây Hoa Chữa Bệnh - THUỶ TIÊN

Tên khác: Thủy tiên hoa (cây), Nữ sử hoa (cây). Tên khoa học: Nareissus tazetta L.var.chinensis Roemer. Họ Hoa loa kèn (Amaryllidaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc xứ ôn đới, Á nhiệt đới. Trước đây Thuỷ Tiên được nhập từ Nhật Bản và Trung Quốc vào miền Bắc Việt Nam, trong dịp Tết để làm cảnh.

Cây Hoa Chữa Bệnh - THƯỢC DƯỢC

Tên khác: Bạch thược. Tên khoa học: Peonia lactiflora Pall. Họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Nguồn gốc: Bạch thược nguồn gốc Trung Quốc, trên thế giới chi Peonia có 35 chủng, có 51 loài mọc ở Trung Quốc, trong đó có Bạch thược; vùng trồng chủ yếu ở Tây Nam và Tây Bắc. Việt Nam, giáp giới Tây Nam Trung Quốc, đã trồng thử Bạch thược ở Sa Pa (Lào Cai) có kết quả vào những năm 1960 - 1970.

Cây Hoa Chữa Bệnh - THỤC QUỲ

Tên khác: Mãn đình hồng Tên khoa học: Althea rosea Cavailles. Họ Bông (Malvaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Á, Âu, được trồng ở nhiều nơi trên thế giới (châu Á, châu Mỹ, châu Âu). Ở Việt Nam từ lâu đã trồng cây này, nhiều nhất là ở Đà Lạt. Mô tả: Cây Thục quỳ là cây hoa thường sống 2 năm, cao 2,5 m, thân thẳng đứng, lá có thùy chân vịt, thân có lông, hoa to và đẹp, với nhiều màu sắc mọc thành cụm hình bông dài. Hoa màu đỏ, trắng hay hồng, nở quanh năm. Từ khi gieo hạt đến khi ra hoa: 100 - 105 ngày. Hoa sai và đẹp nhưng ít hương thơm như nhiều hoa họ Bông (Dâm bụt, Phù dung).

Cây Hoa Chữa Bệnh - SƠN TRÀ HOA

Tên khác: Hồng trà hoa, Trà hoa, Bạch trà (cây). Tiên khoa học: Camellia japonica L. Họ Chè (Theaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Đông Á (Nhật Bản, Trung Quốc ...), tên La tinh Camellia xuất xứ từ Camelli; tên Ý của nhà truyền giáo G.J. Kamel (1661-1706) người xứ Moravi, đi giảng đạo ở Viễn Đông và đã mang về châu Âu cây Sơn trà này. Thế kỷ 19, nhà văn người Pháp Alexandre Dumas fils (1824 - 1895) trong tác phẩm “Trà hoa nữ" (La Dame aux Camelias) cũng dùng đến danh từ Trà hoa của đất Phù Tang, người Phù Tang, Á Đông.

Cây Hoa Chữa Bệnh - RÂM BỤT

Tên khác: Dâm bụt; Bông bụt; Bông cẩn, Mộc cẩn. Tên khoa học: Hibiscus rosa - sinensis L. Họ Bông (Malvaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Trung Quốc, mọc hoang và trồng phổ biến ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Philippin, Malaysia. Ở Indonesia, Râm bụt cao 1 - 4m; có hoa đỏ, vàng, trắng, hồng; trồng làm cây cảnh và làm thuốc. Ngoài ra, ở Indonesia còn dùng lá và thân Râm bụt trong công nghệ giấy. Ở Việt Nam,  cây được trồng làm cảnh, làm hàng rào và làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - NGỌC LAN TA (HOA TRẮNG)

Tên khác: Bạch lan, Bạch ngọc lan. Tên khoa học: Michelia alba DC. Họ Ngọc lan (Magnoliaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc), được trồng phổ biến ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia. Ở Việt Nam, cây thường được dùng làm cảnh, lấy hoa thơm. Có thể chiết xuất được tinh dầu quý. Gỗ lõi màu nâu dùng tiện đồ mộc; phần gỗ mềm dùng khắc con dấu và đóng đồ dùng thông thường. Ngọc lan trồng bằng giâm cành hoặc bằng cây con.

Cây Hoa Chữa Bệnh - NGHỆ TÂY

Tên khác: Tây Hồng hoa; Phiên Hồng hoa, Tạng Hồng hoa. Tên khoa học: Crocus sativus L. Họ La dơn (Iridaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Nam Âu, Tiểu Á và Iran. Trung Quốc, Indonesia có trồng. Mô tả: Cây thảo, sống lâu năm, có thân hành; đáng đẹp. Hoa màu tím đẹp, hình ống; sau đột nhiên nở rộng ra. Cây thường ra hoa trước khi ra lá. Lá hình dải hẹp, hợp lại thành bó. Quả nang. Mùa hoa: tháng 11.

Cây Hoa Chữa Bệnh - MẪU ĐƠN

Tên khác: Hoa vương, Lạc dương hoa, Vân Nam Mẫu đơn. Tên khoa học: Paeonia suffruticosa Andr. [P.moutan Sims. P. yunnanensis Fang]. Họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Trung Quốc, được trồng nhiều vùng ở Trung Quốc; đặc biệt phân bố ở Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Cam Túc, Thiểm Tây, An Huy, Hồ Nam, Sơn Đông, Vân Nam v.v... Ở Châu Âu cũng nhập trồng làm cảnh. Ở Việt Nam, trước kia, cây cảnh này được nhập từ Trung Quốc để thưởng thức dịp Tết âm lịch; vỏ rễ dùng làm thuốc... (Mẫu đơn bì). Từ năm 1960, đã thí nghiệm di thực; giữ giống thành công ở Sa Pa (Lào Cai).

Cây Hoa Chữa Bệnh - MAI KHÔI HOA

Tên khác: Hoa Hồng, Hoa Hường (có vân, nếp nhăn). Tên khoa học: Rosa rugosa Thunb. Họ hoa Hồng (osaceae). Nguồn gốc: Cây hoa Hồng nguồn gốc (châu Á) phương Đông (Syri: Damas). Ở Trung Quốc cũng có trồng loài hoa Hồng ở Nam châu Âu. Là cây cảnh cỡ nhỏ, cùng họ với Mận, Đào; thân có gai; lá kép lông chim lẻ, mép lá có răng cưa, có lá kèm; hoa gồm nhiều cánh màu trắng, hồng, đỏ hoặc vàng v.v... có hương thơm nức. Là loài cây hoa có nhiều chủng. Đế hoa hình chén; hoa thường có nhiều cánh, do nhị đực biến thành. Quả bế, tụ nhau trong đế hoa, dày lên thành quả (giả), Cây trông lấy hoa để trang trí và lấy tinh dầu thơm, quý giá, làm nguyên liệu nước hoa. Cây hoa Hồng được trồng từ lâu đời ở các nước phương Đông, được tôn là hoa hậu các loài hoa, được gây trồng tạo giống rất công phu. Trong số vài vạn chủng tạo ra, có vài trăm chủng là có giá trị thương phẩm. Những chủng nổi tiếng có: Hồng hoa to như Hồng nhung (R. Villosa), Hồng đỏ, Hồng  trắng, Hồng vàng, Hồng thơm. Hoa Hồng Damas có tới 0

Cây Hoa Chữa Bệnh - LĂNG TIÊU

Tên khác: Đăng tiêu Tên khoa học: Lăng tiêu: Campsis grandiflora (Thunb.) Loiscl ex K.Schum.[Bignonia grandiflora Thunb.] Mỹ châu Lăng tiêu: Campsis radicans (L.) Seem. [Bignonia radicans L.]; Họ Núc nác (Bignoniaceae). Nguồn gốc: Cây Lăng tiêu nguồn gốc châu Á, mọc ở Trung Quốc; cây Mỹ châu Lăng tiêu nguồn gốc Nam Hoa Kỳ (Mỹ).

Cây Hoa Chữa Bệnh - KIM NGÂN HOA

Tên khác: Nhẫn đông hoa; Boóc kim ngân (Tày), Chừa giang khằm (Thái); Ngân hoa; Quan hoa; Lưỡng bảo hoa; Ngân đằng. Tên khoa học: Lonicera Japonica Thunb; Họ Kim ngân (Caprifoliaceae). Mô tả: Dây leo bằng thân quấn, chất gỗ, thường xanh, thân rỗng, cảnh già màu nâu nhạt, trơn bóng, không có lông, cành non màu lục, có lông màu vàng, mềm. Lá mọc đối, phiến dày, hình trái xoan, gốc tròn, đầu nhọn, dài 3 - 8cm; lá non 2 mặt đều có lông mềm vàng, lá già hầu như không có lông. Cụm hoa là xim hai hoa, mọc ở đầu ngọn. Đầu mùa hạ, hoa nở, mọc đôi ở kẽ lá, hoa dạng ống; khi mới nở màu trắng, hương thơm, sau chuyển thành màu vàng kim cho nên được gọi là hoa vàng hoa bạc (Kim ngân hoa): họa có lông mịn. Quả mọng hình cầu màu đen bóng. Hái hoa khi mới nở. Mùa hoa: tháng 3 - 5. Mùa quả: tháng 6 - 8. Có thể hái dây Nhẫn đông với lá già quanh năm. Ở Việt Nam, cây mọc hoang ở những vùng rừng núi ưa ẩm và ánh sáng, thường leo lên cây bụi, cây gỗ ven rừng đá vôi, rừng thứ sinh hay đồi cây bụi, gần nguồ

Cây Hoa Chữa Bệnh - KÊ QUAN HOA

Tên khác: Hoa Mào gà đỏ, Hồng Kê quan hoa, Bạch Kê quan hoa, Kê công hoa, Kê giác hoa. Tên khoa học: Celosia cristata L. Họ Rau Giền (Amaranthaceae). Nguồn gốc: Cây mọc phổ biến ở Việt Nam, Mianma, Malaysia, Philippin, Ấn Độ, Trung Quốc, Mêhicô, Nhật Bản... Trồng bằng hạt, gieo 3 - 4 ngày mọc; cây non ở vườn gieo 10 - 12 ngày, ở vườn ươm 13 - 15 ngày, rồi đưa ra trồng. Từ lúc trồng đến khi ra hoa là 70 - 75 ngày. Không trồng chỗ rợp; không bón nhiều đạm. Nên tỉa mầm non ở nách lá và ở hoa phụ. Cây được trồng làm cảnh và làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HƯỚNG DƯƠNG

Tên khác: Cây Quỳ, cây Hoa mặt trời, Hướng nhật quỳ. Tên khoa học: Helianthus annuus L. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Bắc Mỹ, được nhập nội trồng ở châu Âu, châu Á, Trung quốc, Indonesia, Việt Nam. Hướng dương được trồng chủ yếu ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới; trồng để lấy hạt ép dầu, có giá trị thực phẩm cao, hoặc trồng làm cảnh vì có hoa to, đẹp. Xưa kia, người da đỏ (Indian) Bác Mỹ, trồng lấy hạt, lấy dầu ăn và chất nhuộm; người Tây Ban Nha đưa về trồng ở châu Âu từ thế kỷ 16; Trung Quốc nhập trồng từ đời Nhà Minh. Việt Nam nhập trồng đã từ lâu, ở các vùng núi cao phía Bắc; gần đây, lại trồng một số giống mới năng suất cao, trong mùa khô ở Tây Bắc và Đông Nam Bộ. Cây con chịu rét kém ngô, cây lớn chịu hạn khoẻ hơn ngô.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HỒNG HOA

Tên khác: Cây Rum, Hoàng lam, Hồng lam, Hồng hoa thảo. Tên khoa học: Carthamus tinctorius L. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Phương Đông, được trồng từ lâu đời ở Ba Tư, Trung Quốc, Nhật Bản; sau đến Bắc Phi, Nam Âu để làm phẩm màu và làm thuốc. Cây được trồng nhiều nơi ở Việt Nam tại Hà Giang sau đến một số tỉnh ở Bắc Bộ, Trung Bộ như Nghệ An v.v... Cây trồng bằng hạt vào vụ xuân. Giá trị, chất lượng Hồng Hoa trồng ở châu Âu thường không cao bằng Hồng Hoa Ba Tư, Hồng Hoa Bengal, Hồng Hoa Ai Cập v.v...

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA XÔN

Tên khác: Dương tô Tên khoa học: Salvia farinacea Benth. Họ Hoa môi (Lamiaceae). Nguồn gốc: Vùng Địa Trung Hải, từ Tây Ban Nha, bờ biển Adriatic (Nam Tư cũ). Cây hoa Xôn còn gọi là cây cỏ thiêng, mọc trong vườn và được trồng ở các lục địa; là vị thuốc dân gian nổi tiếng và được sử dụng ở phương Tây. Xôn vừa là cây thuốc vừa là cây cảnh, vừa là cây gia vị thơm, đẹp dùng để làm thơm thực phẩm: thịt, pho mát v.v...

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA PHÙ DUNG

Tên khác: Mộc Phù dung, Địa Phù dung (Hoa). Tên khoa học: Hibicus mutabilis L. Họ Bông (Malvaceae). Nguồn gốc: Cây có thể nguồn gốc từ Trung Quốc, mọc hoang và được trồng ở Việt Nam, Indonesia và Đông Nam Á. Ở Indonesia (Java), cây được trồng ở độ cao 1 - 900 m, cây bụi cao 2 - 4 m, hoa to màu đỏ, được trồng làm cảnh và làm thuốc trị bệnh. Cây được trồng ở Ấn Độ, Trung Quốc, Philpin, Nhật Bản... Ở Việt Nam, cây mọc hoang và được trồng ở mọi nơi để làm cây cảnh và làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA HỒNG NGUYỆT QUÝ

Tên khác: Nguyệt quý hoa, Nguyệt nguyệt hồng, Tiểu nguyệt quý, Bản nguyệt quý, Nguyệt quang hoa, Lặc bào, Nguyệt nguyệt khai. Tên khoa học: Flos Rosae chinensis (Rosa chinensis Jacq). Họ Hoa Hồng (Rosaceae). Mô tả: Cây nhỏ, lâu năm, loại cây bụi thường xanh, cao tới 2m; mọc ở các đình viền, để thưởng lãm, Cành có gai, lá mọc cách, kép hình lông chim lẻ, lá chét 3 - 5 phiến, hình trứng rộng hay trứng thuôn hay bầu dục, mặt trên màu lục thẫm, trơn bóng, mép có răng cưa nhọn. Hoa thơm, mấy đoá mọc thành cụm, mâu đỏ hoặc màu hồng, đế hoa hình chéo, cánh hoa xếp theo dạng kép lợp ngói. Cây nở hoa hàng tháng. Quả hình trứng hoặc xoáy ốc, là quả bế, tụ nhau trong đế hoa, dày lên thành quả. Người ta thu hái khi hoa bán khai, đem phơi âm can hoặc sấy lửa nhỏ. Rễ và lá cũng có thể thu hái, dùng tươi được. Cây được trồng lấy hoa để trang trí, hoặc làm thuốc hoặc để lấy tinh dầu thơm.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA HÒE

Tên khác: Hoè, Hòe mễ, Lài luồng (Tày), Đậu hoè, Bạch hòe, Tế diệp hoè, Kim dược thụ. Tên khoa học: Sophora Japonica L. (=Stypnolobium Japonicum (L.) Schott.). Họ Đậu (Fabaceae).

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA HIÊN

Tên khác: Huyền thảo, Kim châm thái, Hoàng hoa thái. Tên khoa học: Hemecrocallis fulva L. Họ Hoa hiên (Hemerocallidaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc Đông Nam Âu, Tây Á, mọc ở Trung Quốc, Nhật Bản, di thực ở Họa Kỳ (phía Đông), được trồng ở châu Âu, Đông Nam Á (Indonesia, Việt Nam...). Indonesia trồng cây này ở miền núi, dùng làm cây cảnh và rau ăn, làm phẩm màu; cây mọc hoang và được trồng làm cây cảnh ở nhiều nơi; trồng bằng mầm rễ vào mùa xuân, mùa thu. Mùa hoa: tháng 6 - 8.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA ĐỖ QUYÊN

Tên khác: Hồng trích trục (hoa). Tên khoa học: Rhododendron simsil Planchon. Họ Đỗ quyên (Ericaceae). Nguồn gốc: Cây mọc hoang dại ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, Tam Đảo (Vĩnh Yên)... và được trồng làm cảnh, vì có hoa đỏ đẹp, nở vào địp Tết Nguyên đán. Có tài liệu nêu hoa Đỗ quyên có thể được dùng làm thuốc (Trung Dược Đại Từ điển, 1995, số 2097). Cây có tên tiếng Anh là Azalea, tên này có ý nói là loài cây này mọc trên đất khô. (Từ Azalea xuất xứ từ từ Azaleos = nghĩa là khô).