Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Bệnh Tiêu Hóa

Cây Hoa Chữa Bệnh - THẠCH HỘC

Tên khác: Kim thoa Thạch hộc, Kim thạch hộc, Điếu lan (hoa). Tên khoa học: Dendrobium nobile Lindl. Họ Lan (Orchidaceae). Nguồn gốc: Phân bố từ 6,8 độ vĩ bắc đến 56 độ vĩ nam, chủ yếu ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Myanma và các nước nhiệt đới, Á nhiệt đới và châu Mỹ. Châu Á có 250 chị, 6800 loài. Ở Việt Nam có khoảng 125 chi, trên 800 loài Lan, mọc ở vách đá, hốc đá; sống phụ sinh, sống bì sinh trên cây khác. Một số mọc trên đất hoặc  sống hoại sinh. Có nhiều loài Lan cho hoa đẹp, hương thơm, dùng trang trí, làm cảnh, được nhiều người ưa thích. Có nước đã dùng kỹ thuật nuôi cấy mô để giữ giống và gây nhiều giống mới, giống quý. Lan là nguồn lợi xuất khẩu quan trọng ở một số nước (Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ ...). Ở Việt Nam đã kết hợp cách trồng cổ truyền với kỹ thuật hiện đại để sản xuất nhiều Lan và xuất khẩu. Lan kim thoa Thạch hộc mọc hoang ở Việt Nam, nhất là ở khắp rừng núi miền Bắc. Thạch hộc không những là cây hoa đẹp mà còn là cây thuốc tốt.

Cây Hoa Chữa Bệnh - MAI KHÔI HOA

Tên khác: Hoa Hồng, Hoa Hường (có vân, nếp nhăn). Tên khoa học: Rosa rugosa Thunb. Họ hoa Hồng (osaceae). Nguồn gốc: Cây hoa Hồng nguồn gốc (châu Á) phương Đông (Syri: Damas). Ở Trung Quốc cũng có trồng loài hoa Hồng ở Nam châu Âu. Là cây cảnh cỡ nhỏ, cùng họ với Mận, Đào; thân có gai; lá kép lông chim lẻ, mép lá có răng cưa, có lá kèm; hoa gồm nhiều cánh màu trắng, hồng, đỏ hoặc vàng v.v... có hương thơm nức. Là loài cây hoa có nhiều chủng. Đế hoa hình chén; hoa thường có nhiều cánh, do nhị đực biến thành. Quả bế, tụ nhau trong đế hoa, dày lên thành quả (giả), Cây trông lấy hoa để trang trí và lấy tinh dầu thơm, quý giá, làm nguyên liệu nước hoa. Cây hoa Hồng được trồng từ lâu đời ở các nước phương Đông, được tôn là hoa hậu các loài hoa, được gây trồng tạo giống rất công phu. Trong số vài vạn chủng tạo ra, có vài trăm chủng là có giá trị thương phẩm. Những chủng nổi tiếng có: Hồng hoa to như Hồng nhung (R. Villosa), Hồng đỏ, Hồng  trắng, Hồng vàng, Hồng thơm. Hoa Hồng Damas có tới 0

Cây Hoa Chữa Bệnh - HƯỚNG DƯƠNG

Tên khác: Cây Quỳ, cây Hoa mặt trời, Hướng nhật quỳ. Tên khoa học: Helianthus annuus L. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Bắc Mỹ, được nhập nội trồng ở châu Âu, châu Á, Trung quốc, Indonesia, Việt Nam. Hướng dương được trồng chủ yếu ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới; trồng để lấy hạt ép dầu, có giá trị thực phẩm cao, hoặc trồng làm cảnh vì có hoa to, đẹp. Xưa kia, người da đỏ (Indian) Bác Mỹ, trồng lấy hạt, lấy dầu ăn và chất nhuộm; người Tây Ban Nha đưa về trồng ở châu Âu từ thế kỷ 16; Trung Quốc nhập trồng từ đời Nhà Minh. Việt Nam nhập trồng đã từ lâu, ở các vùng núi cao phía Bắc; gần đây, lại trồng một số giống mới năng suất cao, trong mùa khô ở Tây Bắc và Đông Nam Bộ. Cây con chịu rét kém ngô, cây lớn chịu hạn khoẻ hơn ngô.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA HUBLÔNG

Tên khác: Hốt bố, Hương bia, Hoa bia. Tên khoa học: Humulus lupulus L.; Họ Gai dầu (Cannabinaceae). Nguồn gốc: Cây mọc hoang ở bờ bụi, hàng rào, bờ sông, bìa rừng. Là cây leo cuốn, có hương thơm: được trồng chủ yếu để lấy hoa cái để điều chế rượu bia. Là cây ôn đới thường sống ở vĩ độ 40 - 50 độ bắc; chịu rợp trong thời kỳ đầu, ưa nắng khi ra hoa; ưa đất sâu tầng và thấm nước tốt. Đây là loài cây khác gốc (đực, cái riêng gốc); sống lâu năm, có thể sống 100 năm. Cây trồng giữ được 10 - 20 năm; thân ra hàng năm; thân cuốn theo chiều kim đồng hồ, vươn cao đến 10m. Hoa đực mọc thành chùm, mọc đối. Hoa cái ra từng cặp đôi, ở kẽ lá, dưới dạng nón hình trứng, mỗi nón 20 - 60 hoa. Ở gốc mỗi lá bắc, có những hạch màu vàng tiết ra thứ nhựa dầu, đem phơi nắng hoặc cho sấy khô; cho chất bột thơm lupulin, dùng trong công nghệ rượu bia. Chỉ có cây Hoa bia cái mới có giá trị kinh tế. Năng suất cây trồng, mỗi héc ta: 8 - 10 tạ nón khô (kể từ năm thứ ba). Ở Việt Nam đã trồng thí nghiệm tại Sơn La, Lạ

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA CAM

Tên khoa học: Flores Aurantii Nguồn gốc: Hoa Cam thu hái từ một số loài cây Cam khác nhau. Cây Cam có nguồn gốc ở Đông Bắc Ấn Độ và Nam Trung Hoa, thường mọc và được trồng ở vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới, ở độ cao 1 - 100 m trên mặt biển. Cây bụi nhỏ, cao 0,50 - 3,5 m, quả khi già màu vàng cam, vỏ cùi có tinh dầu thơm làm gia vị thực phẩm. Có nhiều loài Cam thuộc chi Citrus L. Ở đây chỉ nêu chung 2 loài cho hoa Cam làm thuốc và lấy tinh dầu: đó là loài Cam đắng Citrus aurantium L. var. amara Link (bitter orange Bigaradier) và Cam ngọt (Citrus aurantium L. var. dulcis Pers (sweet orange, Oranger doux); họ Cam (Rutaceae). Hai loài được trồng ở nhiều nước, đặc biệt là vùng Địa Trung Hải.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA BƯỞI

Tên khác: Dịu, Hoa châu địu, Hoa guất hồng. Tên khoa học: Citrus grandis (L.) Osbeck [Citrus maxima (Burn.) Merr.]. Họ Cam (Rutaceae). Nguồn gốc: Theo một số tài liệu Bưởi có nguồn gốc từ Malaysia, song có một tài liệu khác lại cho rằng Bưởi có nguồn gốc Đông Ấn (tài liệu cổ nêu vùng này bao gồm Ấn Độ, bán đảo Malaysia, bán đảo Đông Dương, Indonesia). Cuối thế kỷ 17, thuyển trưởng Shaddock mang giống Bưởi từ Đông Ấn sang châu Mỹ, trồng ở West Indies (Tây Ấn: gồm những quần đảo Angti lớn, nhỏ và Bahama), ở giữa Bắc Mỹ và Nam Mỹ (đến nay từ Shaddock có nghĩa là Bưởi hình quả lê). Cây Bưởi hiện nay được gây trồng ở các nước Đông Dương; Nam Trung Quốc, Nam Nhật Bản; Tây Ấn; một số nước vùng Địa Trung Hải và vùng nhiệt đới châu Mỹ. Gần đây, một số nước Đông Nam Á trồng nhiều Bưởi và xuất khẩu như: Thái Lan, Philippin; xuất khẩu sang Hồng Kông, Singapor, Malaysia. Việt Nam cũng đang trồng nhiều Bưởi để dùng ở trong nước và xuất khẩu, diện tích trồng được tăng nhanh. Các giống được chú ý nh

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC NGŨ SẮC

Tên khác: Cúc chuồn chuồn. Tên khoa học: Cosmos bipinnatus Cav., Họ Cúc (Asteraceae) Nguồn gốc: Cây Cúc thuộc chi Cosmos Cav (chi Cúc chuồn chuồn); nguồn gốc: châu Mỹ nhiệt đới. Chi này gồm những cây hoa thuốc họ Cúc (asteraceae) có lá kép lông chim, cụm hoa hình đầu, hoa màu sặc sỡ, màu trắng, hồng hoặc tía v.v... Ở Indonesia trồng các cây Cúc Cosmos caudatus H. B. K. Ở ruộng, ven sông, bãi đất hoang, ở độ cao 10 - 1.400m; cây thảo cao 0,6 - 2,5m. Hoa màu vàng. Ngoài ra, ở Java (Indonesia) ở độ cao 1000m còn trồng Cúc cosmos sulfereus Cav., cây nguồn gốc trung Mỹ; là cây thảo, ăn được; hoa làm thuốc nhuộm màu. Ở Việt Nam, trồng phổ biến Cosmos bipinnatus Cav ở vườn nhà, công viên làm cây cảnh.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC LA MÃ

Tên khác: Cúc tráng lệ, Cao quý, Cúc cam cao quý Tên khoa học: Athemis nobilis L.; Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây hoa Cúc La mã được trồng nhiều ở Pháp, Anh, Đức, Italia... cây nguồn gốc Tây và Nam Âu. Mô tả: Cây thảo có lông, thân cây lúc đầu mọc bò, sau vươn lên mọc đứng; lá màu lục trắng nhạt, phiến lá chia nhỏ. Cụm hoa hình đầu mọc ở ngọn cành, hình bán cầu; có đế hoa đầy, ở đó có nhiều hoa hình lưỡi, màu trắng, gọi là hoa cánh kép, là loài hoa được gây trồng nhiều.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC KIM TIỀN

Tên khác: Cúc xu xi, cây hoa Xu xi, Cúc chén vàng, Kim trản cúc. Tên khoa học: Calendula officinalis L. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây được trồng ở châu Âu, nguồn gốc từ Nam Âu và phương Đông, sau đó phổ biến trồng ở nơi khác như Việt Nam. Mô tả: Cây thảo, sống hàng năm hoặc 2 năm, thân có góc cạnh, có lông và phân cành; lá mọc so le, hình thuôn dài, dài 2,2 - 7,8 cm màu lục nhạt, hình thìa. Cụm hoa hình đầu; đường kính 3,3 - 7,8 cm; hoa màu vàng đậm hoặc da cam. Đường kính hoa kép 3 - 8 cm, có điểm đen ở chính giữa; thường quay hướng về phía mặt trời. Quả bế, gần hình vòng; có gai. Thu hái hoa thường vào mùa thu, nếu trồng kéo dài 2 năm thì hái hoa vào mùa xuân. Cây thấp, thường trồng thành thảm ở các vườn hoa, công viên; có 3 giống: hoa kép, cây cao 30 - 35 cm; hoa đơn, cây cao 20 - 25 cm, cây ưa khí hậu mát; chịu rét; kém chịu nắng hạn. Trồng bằng gieo hạt (1 g = 160 hạt) từ tháng 7 đến tháng 11 gieo 4 - 5 ngày thì mọc, sau 15 ngày nhổ cây đem ươm ở vườn thêm 30 ngày, rồi bứn

Cây Hoa Chữa Bệnh - CẨM CHƯỚNG THƠM

Tên khác: Cẩm Chướng, Thạch Trúc Hương, Hồng Mậu Thảo. Tên khoa học: Dianthus caryophyllus L.. Họ Cẩm Chướng (Caryophyliaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Địa Trung Hải; Cấm chướng thơm được trồng phổ biến ở Pháp, châu Âu. Ngày nay, cây vừa cho hoa thơm, đẹp, vừa dùng làm thuốc. Cẩm chướng thơm được nhập từ Pháp vào Việt Nam ngay từ đầu thế kỷ XX, thường dùng làm cây cảnh; cây được ưa chuộng và trồng nhiều ở Hà Nội và Đà Lạt.

Cây Hoa Chữa Bệnh - BẠCH MAI

Tên khác: Mai, Mắc mòi (Tày), Má pheng (Thái), Xuân mai, Đào mai, Hồng mai, Hắc mai, Mai, Mơ. Tên khoa học: Flos Mume et Fructus Mume (Prunus mume (Sieb.) Sieb. et Zucc. Họ hoa hồng (Rosaceae).

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY QUAO (QUAO NƯỚC)

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Thường dùng vỏ cây, rễ và lá sao qua, sắc nước uống hoặc nấu cao. Liều dùng 6 - 12g/ngày. Vỏ và lá quao dùng làm thuốc nhuận gan, lá trị hen suyễn, vỏ rễ làm thuốc tiêu độc.  Rễ và lá quao nước phối hợp với rễ hoặc cây ô rô làm thuốc giải độc, nhuận gan. Còn được dùng cho phụ nữ sau khi sinh để tăng cường sức khỏe, kích thích tiêu hóa. Phối hợp với ích mâu, ngải cứu, cỏ gấu, hương phụ, muống hòe để điều kinh, lợi sữa.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY Ô RÔ (Ô RÔ NƯỚC)

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rễ ô rô có vị mặn, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, long đờm. Toàn cây có vị hơi mặn, tính mát, có tác dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng, giảm đau, tan đờm, hạ khí. Toàn cây thường dùng làm thuốc hưng phấn, trị đau lưng nhức mỏi, tê bại, hen suyễn, ho đờm. Rễ và lá ô rô dùng trị thủy thũng, đái buốt, đái rắt, thấp khớp. Đọt non ô rô phối hợp với rễ hoặc lá quao trị đau gan. Rễ ô rô được dùng để trị viêm gan, gan lách sưng to, hen suyễn, đau đạ đày. Liều dùng 30 - 60g ngày. Nếu phối hợp với thuốc khác thì dùng ít hơn. + Làm mát gan, an thần, kích thích tiêu hóa: Với liều lượng như sau: Lá cách 6 - 8g, vông nem 8 - 12g, quao nước 8 - 12g, ô rô nước 20 - 30g, sắc với 750ml nước còn 200ml chia làm 2 lần uống trong ngày, trước bữa ăn 1-2 giờ. Mỗi đợt điều trị trong 30 ngày.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY MÙI TÀU

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Cây mùi tàu (rau mùi tàu) có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc chuyên trừ hàn tà, khử thấp nhiệt, mạnh tì vị, thanh uế, giải khí trướng, kích thích tiêu hóa. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng khí trướng thở mệt: Lấy rau mùi tàu tươi rửa sạch phơi khô nơi thoáng mát. Mỗi lần sắc khoảng 30-40 gam với 2 bát (bát ăn cơm) nước còn gần 1 bát (2/3) thì chia uống làm 2 lần.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU MÙI

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, tác dụng làm tiêu thức ăn, hạt mùi có tác dụng thông đại tiểu tiện, trị phong tà, trị các chứng đậu sởi khó mọc, phá mụn độc và làm lành các chứng mụn lở. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng bệnh trĩ: Lấy khoảng 100g hạt mùi sao thơm, tán thành bột, dùng uống cùng với rượu khi bụng đói. Mỗi lần uống khoảng 7-8 gam, uống vài lần.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU NGỔ

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau ngổ vị cay thơm, có tác dụng chữa các chứng viêm tấy, đầy trướng. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng viêm tấy: Khi có chỗ bị viêm tấy thì lấy rau ngổ tươi rửa sạch, giã nát rôi đắp lên những chỗ sưng đau. + Trị chứng ăn không tiêu, đầy tức bụng: Lấy rau ngổ tươi và Mộc hương nam (mua ở hiệu thuốc nam) sắc với gần 1 lít nước còn khoảng 1/4 lít, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU RĂM

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau răm có vị cay, tính ấm, không độc, dùng chữa các chứng đau bụng lạnh, chữa rắn cắn, chàm ghẻ và mụn trĩ. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng tiêu hóa kém: Nếu bị tiêu hóa kém thì lấy cả thân và lá rau răm tươi (15 gam) rửa sạch ngâm kỹ bằng nước muối loãng để ăn sống hoặc giã nát vắt nước cốt uống.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY VỪNG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Hạt vừng vị ngọt, tính hàn không độc, chất trơn, có công hiệu giải độc, tiêu nhiệt kết bên trong, sát trùng, dễ đẻ, trị mụn nhọt... MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng thương hàn: Lấy hạt vừng đen còn tươi giã nát, ép lấy một tách (tách uống trà) rồi cho thêm nửa tách nước và một lòng trắng trứng, khuấy đều tất cả rồi uống hết một lần trong ngày. Uống như thế khoảng 3 - 4 lần.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - ĐẬU XANH

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Đậu xanh vị ngọt hơi tanh, tính hàn, không độc, có công hiệu bổ nguyên khí, thanh nhiệt, giải độc có thể làm sạch mát nước tiểu, làm sáng mắt và chữa lở loét. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng thương hàn: Nấu đậu xanh với nước. Khi nước bớt nóng lấy khăn bông thấm vào đắp lên ngực và ức người bệnh, khăn hết nóng thì thay khăn khác. Chườm như thể liên tục trong ngày rồi đắp kín chăn cho ra mồ hôi.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY THÌA LÀ

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Hạt thìa là vị cay tính ấm không độc có tác dụng điều hòa món ăn, mạnh tỳ, bổ thận, tiêu trướng, trị đau bụng và đau răng.