Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Cảm Sốt

Cây Hoa Chữa Bệnh - THUỶ TIÊN

Tên khác: Thủy tiên hoa (cây), Nữ sử hoa (cây). Tên khoa học: Nareissus tazetta L.var.chinensis Roemer. Họ Hoa loa kèn (Amaryllidaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc xứ ôn đới, Á nhiệt đới. Trước đây Thuỷ Tiên được nhập từ Nhật Bản và Trung Quốc vào miền Bắc Việt Nam, trong dịp Tết để làm cảnh.

Cây Hoa Chữa Bệnh - THẠCH HỘC

Tên khác: Kim thoa Thạch hộc, Kim thạch hộc, Điếu lan (hoa). Tên khoa học: Dendrobium nobile Lindl. Họ Lan (Orchidaceae). Nguồn gốc: Phân bố từ 6,8 độ vĩ bắc đến 56 độ vĩ nam, chủ yếu ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Myanma và các nước nhiệt đới, Á nhiệt đới và châu Mỹ. Châu Á có 250 chị, 6800 loài. Ở Việt Nam có khoảng 125 chi, trên 800 loài Lan, mọc ở vách đá, hốc đá; sống phụ sinh, sống bì sinh trên cây khác. Một số mọc trên đất hoặc  sống hoại sinh. Có nhiều loài Lan cho hoa đẹp, hương thơm, dùng trang trí, làm cảnh, được nhiều người ưa thích. Có nước đã dùng kỹ thuật nuôi cấy mô để giữ giống và gây nhiều giống mới, giống quý. Lan là nguồn lợi xuất khẩu quan trọng ở một số nước (Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ ...). Ở Việt Nam đã kết hợp cách trồng cổ truyền với kỹ thuật hiện đại để sản xuất nhiều Lan và xuất khẩu. Lan kim thoa Thạch hộc mọc hoang ở Việt Nam, nhất là ở khắp rừng núi miền Bắc. Thạch hộc không những là cây hoa đẹp mà còn là cây thuốc tốt.

Cây Hoa Chữa Bệnh - KIM NGÂN HOA

Tên khác: Nhẫn đông hoa; Boóc kim ngân (Tày), Chừa giang khằm (Thái); Ngân hoa; Quan hoa; Lưỡng bảo hoa; Ngân đằng. Tên khoa học: Lonicera Japonica Thunb; Họ Kim ngân (Caprifoliaceae). Mô tả: Dây leo bằng thân quấn, chất gỗ, thường xanh, thân rỗng, cảnh già màu nâu nhạt, trơn bóng, không có lông, cành non màu lục, có lông màu vàng, mềm. Lá mọc đối, phiến dày, hình trái xoan, gốc tròn, đầu nhọn, dài 3 - 8cm; lá non 2 mặt đều có lông mềm vàng, lá già hầu như không có lông. Cụm hoa là xim hai hoa, mọc ở đầu ngọn. Đầu mùa hạ, hoa nở, mọc đôi ở kẽ lá, hoa dạng ống; khi mới nở màu trắng, hương thơm, sau chuyển thành màu vàng kim cho nên được gọi là hoa vàng hoa bạc (Kim ngân hoa): họa có lông mịn. Quả mọng hình cầu màu đen bóng. Hái hoa khi mới nở. Mùa hoa: tháng 3 - 5. Mùa quả: tháng 6 - 8. Có thể hái dây Nhẫn đông với lá già quanh năm. Ở Việt Nam, cây mọc hoang ở những vùng rừng núi ưa ẩm và ánh sáng, thường leo lên cây bụi, cây gỗ ven rừng đá vôi, rừng thứ sinh hay đồi cây bụi, gần nguồ

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA NGŨ SẮC

Tên khác: Cây hoa Cứt lợn, Cỏ hôi, Thắng Hồng kế. Tên khoa học: Ageratum conyzoides L. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc châu Mỹ nhiệt đới, được trồng ở Đông Nam Á như ở Việt Nam, Indonesia. Ở Indonesia, cây mọc hoang và được trồng ở Java. Cây thảo, cao tới 1,2 m, hoa tím, trắng, lá có mùi hôi, cây được dùng trong y học cổ truyền. Ở Việt Nam, cây mọc hoang khắp mọi nơi, ở bò ruộng, bên lề đường, bãi cỏ; có nơi mọc tập trung nhiều, từng đám rộng lớn.

Cây Hoa Chữa Bệnh - DƯƠNG CAM CÚC

Tên khác: Mẫu cúc; Xuân bạch cúc, Ca mô mi. Tên khoa học: Matricaria chamomilla L. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Ở Trung Âu (nhất là Hungari, Đức), sau lan ra Tây Á và được nhập nội vào Bắc Mỹ, Ôxtrâylia. Mô tả: Cây thảo, sống hàng năm, cao 20 - 50 cm, thẳng đứng, nhẵn, phân cành nhiều, cây ưa đất vôi. Lá kép 2 lần hình lông chim, phân chia ra rất nhỏ. Cụm hoa ở ngọn là những đầu, trên các cuống mảnh; đầu có đường kính 1 - 1,5 cm. Hoa hình lưỡi nhỏ màu trắng, xếp thành 1 vòng chu vi ngoài cùng; nhiều hoa hình ống màu vàng xếp ở giữa, trên 1 đế hoa hơi lõm: mùi hoa thơm. Mùa hoa: tháng 5 - 10.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC VẠN THỌ

Tên khác: Cây Vạn thọ. Tên khoa học: Tagetes erecta L.: Cúc Vạn thọ (cây cao). Tagetes patula L.: Cúc Vạn thọ (lùn) (cây xoè, vươn ra = Đằng Cúc). Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cúc Vạn thọ cây làm cảnh; cây sống 1 năm, trồng phổ biến ở Việt Nam. Cây có nhiều cành; lá xẻ lông chim. Hoa màu vàng hoặc vàng thẫm; cụm hoa hình đầu, quả bế dài nhỏ. Các loài Cúc Vạn thọ được trồng quanh năm; nhưng chính vụ là đông xuân. Cây dễ trồng, không kén đất, nhưng không chịu được thấp, trũng; cớm bóng; trồng bằng gieo hạt hay giâm ngọn. Cây gieo hạt, từ khi trồng đến khi ra hoa là 70 - 75 ngày; cây giâm ngọn, cần 30 - 35 ngày. Có nhiều giống Cúc Vạn thọ; ở đây chỉ nêu 2 loài Cúc Vạn thọ vừa là cây cảnh vừa là cây làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC HOA TRẮNG

Tên khác: Cúc hoa, Bạch cúc. Tên khoa học: Chrysanthemum moriflorum Ramat (Chrysanthemum sinense Sabine). Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cúc hoa có nguồn gốc Trung Quốc và Nhật Bản; nhập trồng ở Việt Nam từ lâu đời làm cây cảnh, cây thuốc và điều chế rượu. Cây thảo nhỏ, thân có nhiều đốt giòn, rễ chùm phát triển theo chiều ngang, từ những mấu sát gốc. Lá xẻ thuỷ có răng, mặt dưới có lông. Hoa lưỡng tính hay đơn tính, mọc nhiều trên một cành. Tràng hoa hình ống đính vào bầu. Các cánh phía ngoài có màu sắc đậm, xếp thành hàng với nhiều dạng cánh. Có nhiều giống phổ biến: Cúc vàng (to, nhỏ), Cúc trắng, Cúc đại đoá, Cúc đỏ, Cúc tím, Cúc hoa cà, Cúc móng rồng, Cúc mâm xôi. Cúc ưa khí hậu mát, trung bình không cao quá 32 - 35°C, không thấp dưới 10°C, độ ẩm trên 80%; gây giống bằng hạt, mầm già hay ngọn.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CỐC TINH THẢO BẠCH DƯỢC

Tên khác: Cốc tinh chu (cụm hoa hình đầu), Phật đầu cầu, Thiên tinh thảo, Ngư nhỡn thảo, Trân châu thảo, Lưu tinh thảo. Tên khoa học: Eriocaulon cinereum R.Br. [E. Sieboldianum Sieb. et Zucc: E. heteranthum Benth; E. formosanum Hayota]. Họ Cỏ dùi trống (Eriocaulonaceae). Nguồn gốc: Cây thảo, sống 1 năm, cao 15 - 20 cm, sống ở nơi ẩm thấp cạnh hồ, ao hoặc bờ ruộng. Rễ chùm, mềm, nhỏ, lá mọc thành cụm, dài, bao ngoài, phiến lá có gân dọc rõ. Khóm cuống hay cán, thân mang cụm hoa mọc từ khóm lá lên; thân nhỏ, mọc thẳng, dài hơn lá, có cạnh dọc. Cụm hoa đạng đầu, hình cầu tròn; phấn hoa màu trắng; quả hình trứng ngược, nứt ra. Mùa thu, hái lấy cụm hoa, rửa sạch, phơi khô.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY HOA PHỔI (HOA BỔ PHỔI)

Tên khác: Mao Nhụy Hoa (cây), Ngưu Nhĩ Thảo, Đại Mao Diệp. Tên khoa học: Verbascum thapsus L. Họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Trung Âu và Trung Á. Từ lâu đời, cây được dùng làm thuốc trong dân gian. Cụm hoa hình bông, hoa hình phễu màu vàng đẹp, lá to với lông đen, mịn, trắng xám. Mô tả: Cây sống 2 năm, to, khoẻ, cao, có lông dài như sợi bông, màu trắng xám, lá to hình bầu dục, dày; khía tai bèo. Hoa to màu vàng tượng đối đều, mọc thành cụm hoa là bông dài mọc ở ngọn. Quả nang hình cầu.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY TÍA TÔ

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Lá tía tô vị cay, tính ấm có tác dụng hạ khí, tiêu đờm dùng chữa cảm cúm không ra mồ hôi và ho tức ngực nôn đầy. Hạt tía tô dùng chữa các bệnh ho, suyễn, táo bón và mộng tinh. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng cảm cúm, ho nặng: Bị chứng cảm cúm nhưng mồ hôi không ra lại ho đến tức ngực thì nấu cháo múc ra 1 bát còn nóng nguyên rồi trộn đều vào 10-12 gam tía tô đã rửa sạch thái nhỏ cho người bệnh ăn, sau đó trùm kín chăn cho toát mồ hôi ra. Lấy 20 gam lá tía tô tươi rửa sạch, giã thật nát cho thêm nước sôi vào rồi chắt gạn lấy khoảng 100 ml nước trong uống.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY HÀNH

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Hành có vị cay ngọt, tính ấm và phế, vị, làm tan lạnh, thông khí trệ, giải cảm diệt khuẩn. Hành có tác dụng làm cho dịch tiêu hóa đều đặn. Khi ăn nếu không thấy ngon miệng nên cho thêm ít hành để ngon miệng và tiêu hóa tốt. Theo dân gian thì rễ, củ, lá hoa, hạt hành đều dùng làm thuốc có công hiệu chữa trị chính: giải độc, trị đau đầu do thương hàn nhiệt, trị giun tích trong người, tiểu tiện không thông, trị trúng gió, mặt phù thũng, đi tả, an thai. Củ hành trị phong thấp, tan ung nhọt ở vú, thông tuyến sữa.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY MÙI TÀU

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Cây mùi tàu (rau mùi tàu) có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc chuyên trừ hàn tà, khử thấp nhiệt, mạnh tì vị, thanh uế, giải khí trướng, kích thích tiêu hóa. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng khí trướng thở mệt: Lấy rau mùi tàu tươi rửa sạch phơi khô nơi thoáng mát. Mỗi lần sắc khoảng 30-40 gam với 2 bát (bát ăn cơm) nước còn gần 1 bát (2/3) thì chia uống làm 2 lần.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CỦ CÀ RỐT

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Củ cà rốt vị ngọt cay tính hơi ấm, vào tì vị đại tràng có tác dụng hạ khí bổ trung, yên ngũ tạng, tiêu hóa tốt, chữa tả lỵ. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng cảm mạo: Lấy mấy củ cà rốt rửa sạch để cả vỏ, cắt ngang từng miếng mỏng rồi nấu lên, chắt lấy nước pha thêm 1 ít đường cho vừa ngọt, uống khi còn nóng.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY SEN

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Toàn bộ cây sen từ củ đến hạt đều là thuốc quý và không hề gây độc. +) Ngó sen (liên ngẫu): là phần thêm rễ hình trụ mọc trong bùn dùng làm thức ăn và thuốc cầm máu trong các trường hợp đại tiểu tiện ra máu, nôn ra máu, máu cam, tử cung xuất huyết. Ngày dùng 6 - 12g dưới dạng sắc.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU KHÚC

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau khúc thường được dân lấy lá non về giã nát trộn với bột gạo nếp và đỗ xanh để làm bánh khúc ăn rất ngon. Rau khúc vị ngọt tính bình có công hiệu trị ho tiêu đờm.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY BỒ KẾT

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Quả bồ kết là một vị thuốc có tính ấm, thông khiếu, tiêu đờm, trừ phong, tiêu chất cứng tích tụ trong người.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY DƯA HẤU

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Dưa hấu vị ngọt tính lạnh. Có tác dụng giải khát, chống nóng, lợi tiểu, khoan trung hạ khí, chữa yết hầu sưng đau, bệnh ly, giải say rượu. Vỏ dưa hấu có vị ngọt mát. Có thể chống nóng, giải cảm nắng, chữa vàng da, phù thũng và các bệnh lở loét ở miệng. Hạt dưa hấu có tác dụng nhuận tràng và hỗ trợ tiêu hóa.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY XƯƠNG SÔNG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Chữa một số bệnh cảm sốt, đầy bụng, chảy máu cam, vết thương chảy máu.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY HÚNG CHANH

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Húng chanh vị chua the, thơm hăng, tính ấm vào phế có công hiệu giải cảm, trục hàn, sát khuẩn, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh: cảm cúm, lạnh phối, ho suyễn, trùng độc cắn...

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY HÚNG GIỔI (HÚNG QUẾ)

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Húng giổi vị cay, tính ấm, vào phế âm có tác dụng giải cảm, tan huyết tụ và thoát mồ hôi.