Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Lỵ Amíp

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY MỨC HOA TRẮNG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Ngoài việc khai thác lấy gỗ cây mức hoa trắng còn sử dụng làm thuốc chữa lỵ amíp, tiêu chảy rất tốt. Thuốc chữa kiết lỵ là phần vỏ của cây, thu hái vỏ vào mùa đông - xuân khi cây đã rụng hết lá. Cạo sạch vỏ ngoài phơi khô, mặt ngoài vỏ màu nâu đỏ mặt trong màu vàng hoặc nâu nhạt. Vỏ cây có vị đắng nhiều và không mùi thì tốt. Khi dùng thái nhỏ vỏ thành những lát mỏng, sao khô giòn và thơm, tán thành bột mịn, mỗi ngày dùng từ 8 - 10g chia làm 2 - 3 lần. Nếu ở dạng cao thì uống ngày 10g.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - TỎI GIẢI ĐỘC TRONG MÁU

* Đặc tính: - Tỏi là một loại củ có tên khoa học là Alliman Stivum, được dùng làm thuốc và thức ăn. - Tỏi và tinh dầu bay hơi có chứa 33 hợp chất lưu huỳnh, 17 acid amin, magiê, canxi, đồng, sắt, selen, kẽm và các vitamin A, B, C. Thành phần chính của tinh dầu tỏi là những hợp chất lưu huỳnh, đặc biệt là alicin, chalid, dialyd strisulfid, được coi là những thành phần hoạt tính chủ yếu của tỏi. - Dược liệu có vị cay, hôi, màu trắng, tính nóng, chống hàn, có tác dụng mạnh với một số bệnh về tim mạch.

CÂY RAU LÀM THUỐC - TỎI

Tỏi - Allium sativum L., thuộc họ Hành - Alliaceae. Cây thảo nhỏ, cao 25-50cm. Thân thực hình trụ phía dưới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá cứng, thẳng, có mép hơi ráp, có rãnh dọc, rộng khoảng 1cm và dài khoảng 15cm. Ở mỗi nách lá phía gốc, có một chỗi nhỏ sau này phát triển thành một tép (ánh) tỏi; các tép tỏi nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) tạo thành một củ tỏi tức là thân hành (giò) của tỏi. Hoa ở ngọn thân xếp thành tán… Bao hoa màu trắng hay đỏ đỏ hoặc lục nhạt bao bởi một cái mo dễ rụng tận cùng thành mũi nhọn dài.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA KIẾT LỴ

CHỮA KIẾT LỴ 159 Bài thuốc Kiết lỵ là trong bụng quặn đau, đại tiện bức bách, mót cầu mà rặn hông ra, phân trắng hay đỏ, hoặc đỏ trắng lẫn lộn, hoặc vàng hoặc đen hoặc như óc cá, hoặc như nước nhà dột. Đó là vì bệnh có nặng nhẹ, chứng có nóng lạnh, không giống nhau, nhưng đại để là do vị bị thấp nhiệt hay thực tích mà sinh bệnh. Thấp nhiệt, thực tích phạm đến huyết thì đỏ trắng, phạm đến cả khí huyết thì đỏ trắng lẫn lộn; phân vàng là thực tích, phân đen là thấp nhiệt. Nội kinh: Đại tiện đỏ là thuộc huyết bệnh ở đại tràng, đại tiện trắng là thuộc khí bệnh ở tiểu tràng. Phép chữa: Bệnh mới phát phải hạ, bệnh lâu nên bổ. Trẻ bị kiết lỵ là do nội thương ẩm thực, như khi no quá, dư độc tích lại; ngoại cảm phong hàn thử thấp làm cho tạng phủ bất hòa, tỳ vị bị thương tổn mà sinh phát bệnh. Có nhiều chứng lỵ khác nhau, ly nhiệt thì phân đỏ, lỵ hàn thì phân trắng, lỵ phong thì phân xanh, lỵ thấp thì phân như nước đậu, cả nhiệt hàn thì trắng đỏ lẫn lộn, mót rặn mà không đi cầu được lại quặn

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CÂY BÌNH VÔI

Bình vôi (Stephania sp) thuộc họ Tiết dê (Menis permaceae). Mô tả: Thường ta hay sử dụng 2 loại Bình vôi: Bình vôi lá nhỏ (Stephania pierrei Diels) và Bình vôi hay Cù một. Dây mối trơn, Ngải tượng (Stephania glabra (Roxb.) Miers). Loài Bình vôi lá nhỏ là dây leo dài 1 - 2 cm. Toàn cây không có lông, thân non có màu xanh. Lá mọc so le, cuống dài 2,5 - 4cm, hơi phình to ở gốc, dính vào phía trong phiến lá; phiến lá hình tim gần như tròn, hơi dày, dài 2,5 - 4 cm, rộng 2 - 3 cm, hai mặt xanh lục, có 9 - 10 đôi gân lá tỏa tròn, xuất phát từ nơi đính của cuống lá. Hoa đực cái khác gốc, thường là nhỏ, hợp thành tán đơn, đôi khi kép. Còn loài Bình vôi chính thức thường nói đến, có thân dài hơn, phiến lá lớn hình tim, đầu lá thuôn nhọn.

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - KIẾT LỴ

Bài 1 - Thành phần: Trám 7 quả. - Cách chế: Cho nước vào ninh. - Công hiệu: Có tác dụng nhất định chữa bệnh kiết ly. - Cách dùng: Ăn cả nước lẫn cái.

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - KHỔ SÂM

Xuất Xứ:  Thần Nông Bản Thảo. Tên Khác: Khổ Cốt (Bản Thảo Cương Mục), Bạch Hành, Bạt Ma, Cầm Hành, Dã Hòe, Địa Cốt, Địa Hòe, Đồ Hòe, Hổ Ma, Khổ Quyển Biển Phủ, Khổ Tân, Khổ Thức, Kiêu Hòe, Lăng Lang, Lộc Bạch, Lục Bạch, Thỏ Hòe, Thủy Hòe (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển), Xuyên sâm (Quán Châu Dân Gian Phương Dược Tập), Phượng tinh trảo (Quảng Tây Trung Đơn Y Dược Thực), Ngưu sâm (Hồ Nam Dược Vật Chí), Địa sâm (Tân Hoa Bản Thảo Cương Yếu).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BẠCH ĐẦU ÔNG

-Xuất xứ: Bản Kinh. -Tên khác: Bạch đầu công (Bản Thảo Kinh Tập Chú), Bạch đầu thảo, Phấn nhũ thảo, Phấn thảo (Lý Nguy Nham bản thảo), Chú chi hoa, Lão ông tu (Hòa hán dược khảo), Dã trượng nhân, Hồ vương sứ giả (Bản kinh), Dương hồ tử hoa (TQDHĐT.Điển), Miêu cổ đô, Miêu đầu hoa (Thực vật danh thực đồ khảo), Nại hà thảo (Ngô-Phổ bản thảo).

THUỐC NAM CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG - Các bài thuốc trị bệnh tiêu hóa, đường ruột

Các bài thuốc chữa nôn mửa: Bài 1. Lá bạc hà (hoặc cả cây) ………… 10g Hãm trong nước sôi 15 phút. Chia uống nhiều lần Hoặc cồn (có thể tinh đầu) bạc hà: uống 1 lần 10 giọt với nước. Bài 2.  Gừng tươi (giã nát) …………………… 5g Vỏ quýt tươi (giã nát) ………………… 5g Trà (trà búp) ………………………….. 10g Đường ………………………………… 20g Hãm trong nước sôi như hãm trà 15 phút, để nguội uống đần.

CÂY RAU CÂY THUỐC - KINH GIỚI

Tên khác: Giả tô - Bạch tô - Khương giới Cách trồng: Gieo hạt vào mùa xuân, nơi đất tơi xốp, ẩm mát nhiều mùn. Bộ phận dùng: Cây, cành, lá và hoa. Thu bái, chế biến: Dùng tươi hái lá quanh năm. Vào mùa thu cắt cây (bỏ rễ) phơi khô trong râm. Công dụng: Hoa chữa dị ứng mẩn ngứa, sao đen cầm máu. Toàn cây dùng làm thuốc chữa cảm mạo, nhức đầu, cổ họng sưng đau, nôn mửa, chảy máu cam, lị ra máu, phòng độc, ban chẩn. Liều dùng: Toàn cây khô ……… 10 - 12g/ngày. Hoa khô …………… 8 - 15g/ngày.

CHỮA LỴ AMÍP - Mộc Hoa Trắng

Còn gọi là cây sừng trâu, cây mức lá to, thừng mực to lá, mức hoa trắng, mộc vài (Thổ), míc lông . Tên khoa học Holarrhena antidysenteria Wall, (Echites antidysenterica Roxb, Wrightia antidysenterica Grah.) . Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae) .   Ta dùng hạt và vỏ cây mộc hoa trắng  antidysenteria.

CHỮA LỴ AMÍP - Tỏi

Tên khoa học Allium sativum L . Thuộc họ Hành Alliaceae . Ta dùng cù tỏi (Bulbus Allii) là dò cùa cây tỏi mà ta vẫn dùng làm gia vị (Hình trên).

CHỮA LỴ AMÍP - Cây Sầu Đâu Rừng

Còn gọi là cây sầu đâu cứt chuột, hạt khổ sâm, khổ luyện tử, nha đảm tử, chù mền, san đực (Sầm Sơn), cứt cò (Vĩnh Linh), bạt bỉnh (Nghệ An) . Tên khoa học Brucea javanica (L.) Merr. ( Brucea sumatrana Roxb. ). Thuộc họ Thanh thất Simaroubaceae . Cây sầu đâu rừng cho vị nha đảm tử (Fructus Bruceae hay Brucea hoặc Semen Bruceae) còn gọi là khổ luyện tử hay khổ sâm hay quả xoan đâu rừng là quả khô của cây sầu đâu rừng. Chớ nhầm quả này với quả xoan Melia azedarach L. thuộc họ Xoan (Meliaceae) người ta lấy gỗ làm nhà, vỏ rễ để trị giun, người ta cũng gọi quả xoan là khổ luyện tử (xem cây xoan ở mục các vị thuốc chữa giun sán).