Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa bệnh Mắt Tai Răng Họng

Cây Hoa Chữa Bệnh - SEN CẠN

Tên khác: Cây Hạn liên hoa, Kim liên hoa, Hạn kim liên. Tên khoa học: Tropaeolum majus L. Họ Sen cạn (Tropaeolaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc ở đãy núi Andes Nam Mỹ. Những châu Mỹ; quân của F. Pizarre (Thế ký 16) đi chinh phục Perou mang cây thuốc này về Tây Ban Nha, châu Âu, cùng với những kho vàng cướp được của các vua, chúa vương quốc Quichua ở Perou Nam Mỹ (Thời kỳ tìm ra châu Mỹ). Tên đặt cho cây thuốc là  Tropaeolum, xuất xứ bởi từ Tropalon có nghĩa là “chiến tích”; vì hoa và lá cây này giống hình mũ sắt và khiên, có trên tượng đài và các bức tường trang trí, chiến tích (mũ và khiên). Còn cựa cánh hoa lại giống hình chiếc mũ chùm đầu (gắn liền với áo), hoặc mũ thầy tu (capuce, capuchon) nên tên là “capucine”. Còn tiếng Việt gọi tên cây là cây Hạn liên, Sen cạn.

Cây Hoa Chữa Bệnh - NGỌC LAN (HOA VÀNG CAM)

Tên khác: Hoàng Lan, Hoàng miến (diến) quế. Tên khoa học: Michelia charapaca L. Họ Ngọc lan (Magnoliaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc vùng núi Himalaya giáp Ấn Độ, Tây Tạng (Trung Quốc), Nepal, Butan. Cây mọc hoang và được trồng ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia... Ở Indonesia, cây có thể trồng tới độ cao 1.200m làm cây cảnh và làm thuốc. Ở Việt Nam, cây được trồng làm cảnh, lấy hoa thơm.

Cây Hoa Chữa Bệnh - MẬT MÔNG HOA

Tên khác: Mông hoa, Lão mông hoa. Tên khoa học: Buddleia officinalis Maxim. Họ Mã tiền (Loganiaceae). Nguồn gốc: Cây nhỏ, cành non mang nhiều lông. Lá thuôn dài, đầu nhọn, mép nguyên hay có răng cưa nhỏ; dài 6 - 11 cm, rộng 2 - 4cm; mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn. Cụm hoa hình chuỳ, mọc ở ngọn, gồm nhiều xim có cuống; nhiều hoa màu ngà, mọc sít nhau. Quả nang mang đài còn lại ở phía dưới. Mùa hoa: tháng 2 - 3; mùa quả: tháng 7 - 8. Cây mọc hoang ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Bác Thái, trên núi đá vôi.

Cây Hoa Chữa Bệnh - KÊ QUAN HOA

Tên khác: Hoa Mào gà đỏ, Hồng Kê quan hoa, Bạch Kê quan hoa, Kê công hoa, Kê giác hoa. Tên khoa học: Celosia cristata L. Họ Rau Giền (Amaranthaceae). Nguồn gốc: Cây mọc phổ biến ở Việt Nam, Mianma, Malaysia, Philippin, Ấn Độ, Trung Quốc, Mêhicô, Nhật Bản... Trồng bằng hạt, gieo 3 - 4 ngày mọc; cây non ở vườn gieo 10 - 12 ngày, ở vườn ươm 13 - 15 ngày, rồi đưa ra trồng. Từ lúc trồng đến khi ra hoa là 70 - 75 ngày. Không trồng chỗ rợp; không bón nhiều đạm. Nên tỉa mầm non ở nách lá và ở hoa phụ. Cây được trồng làm cảnh và làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HỢP HOAN HOA VÀ HỢP HOAN BÌ

Tên khác: Dạ hợp bì, Nhung hoa thụ, Mã anh hoa, Dạ quan môn, Nghi nam. Tên khoa học: Flos Albiziae, Cortex Albiziae (Albizia julibrissin Durazz). Họ Đậu (Fabaceae). Mô tả: Cây gỗ to, rụng lá, cao từ 10m trở lên, mọc ở hang núi (sơn cốc), trong rừng xanh hoặc ở nơi sườn núi, hướng dương, cành cây màu trọ, đen, hoặc xám thẫm, trên mặt có các lỗ vỏ màu nâu vàng, trên cành nhỏ có gai, lá kép lông chim chẵn, hai lần; lá mọc so le, lá chét to có 2 đôi, lá chét nhỏ cấp 2, có 10 - 30 đôi. Các tiểu diệp này dạng liềm, ban đêm hoặc khi trời nóng bức thì cụp lại (khép lại). Phấn hoa màu đỏ, dạng lông nhung, hoa mọc đầu cành. Quả giác (quả đậu) hình chùy dài; hạt hình trái xoan (chùy viên) dẹt. Thu hái búp hoa mới nở. Hái mùa hạ, thu; cưa các cảnh nhỏ, bóc vỏ, cắt đoạn, phơi khô.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA NHÀI

Tên khác: Cây hoa Lài; Nhài đơn; Nhài kép; Mạt lị hoa Tên khoa học: Jasminum sambac (L) Ait. Họ Nhài (Oleaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc châu Á lục địa vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới, kể cả các đảo như Srilanka, Indonesia và các nước như Việt Nam, Trung Quốc... Indonesia trồng Nhài để lấy hoa làm chất hương vị cho thực phẩm; chữa sốt. Việt Nam trồng Nhài làm cây cảnh, lấy hoa thơm tiếp trà (chè hoa Nhài) và cho thêm vào thức ăn (như tào phở) với nước đường thơm hoa Nhài. Miền Nam Việt Nam trồng nhiều Nhài để dùng ở trong nước và xuất khẩu hoa Nhài.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA HỒNG ĐỎ

Tên khác: Hoa Hồng Pháp Tên khoa học: Rosa gallica L.; Họ hoa Hồng (Rosaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc Phương Đông và Nam Âu; (Rosier de provins ở Pháp, Vùng Paris và Anjou có trồng). Hoa Hồng đỏ là một trong số ít loại hoa Hồng (trên tổng số 10.000 chủng hoa Hồng) được dùng làm thuốc. Hoa Hồng được tôn vinh là Hoa hậu của các loài hoa. lịch sử của hoa Hồng gắn liền với lịch sử của loài người. Có lẽ đây là cây hoa đầu tiên được con người đem trồng. Hoa Hồng còn liên quan đến đa số các tôn giáo; đến các tập tục, nghi lễ thờ cúng linh thiêng từ Ấn Độ đến các nước theo đạo Cơ đốc. Trải qua các thời kỳ cổ Hy Lạp, La Mã v.v...có người chiến binh ở Tây Âu khi ra trận không đội mũ sắt mà chỉ đội trên đầu một vòng hoa Hồng đỏ để tỏ rõ lòng can đảm của mình. Hoa Hồng cũng đã chứng kiến những cuộc chiến tranh lịch sử như ở nước Anh, cuộc nội chiến “Nhị Hồng” (Guerre de Deux Roses 1455 - 1485); một phái chỉ mang biểu tượng hoa Hồng bạch, một phái mang biểu tượng hoa Hồng đỏ. Phái Hồng bạch

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC VẠN THỌ

Tên khác: Cây Vạn thọ. Tên khoa học: Tagetes erecta L.: Cúc Vạn thọ (cây cao). Tagetes patula L.: Cúc Vạn thọ (lùn) (cây xoè, vươn ra = Đằng Cúc). Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cúc Vạn thọ cây làm cảnh; cây sống 1 năm, trồng phổ biến ở Việt Nam. Cây có nhiều cành; lá xẻ lông chim. Hoa màu vàng hoặc vàng thẫm; cụm hoa hình đầu, quả bế dài nhỏ. Các loài Cúc Vạn thọ được trồng quanh năm; nhưng chính vụ là đông xuân. Cây dễ trồng, không kén đất, nhưng không chịu được thấp, trũng; cớm bóng; trồng bằng gieo hạt hay giâm ngọn. Cây gieo hạt, từ khi trồng đến khi ra hoa là 70 - 75 ngày; cây giâm ngọn, cần 30 - 35 ngày. Có nhiều giống Cúc Vạn thọ; ở đây chỉ nêu 2 loài Cúc Vạn thọ vừa là cây cảnh vừa là cây làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC LA MÃ

Tên khác: Cúc tráng lệ, Cao quý, Cúc cam cao quý Tên khoa học: Athemis nobilis L.; Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây hoa Cúc La mã được trồng nhiều ở Pháp, Anh, Đức, Italia... cây nguồn gốc Tây và Nam Âu. Mô tả: Cây thảo có lông, thân cây lúc đầu mọc bò, sau vươn lên mọc đứng; lá màu lục trắng nhạt, phiến lá chia nhỏ. Cụm hoa hình đầu mọc ở ngọn cành, hình bán cầu; có đế hoa đầy, ở đó có nhiều hoa hình lưỡi, màu trắng, gọi là hoa cánh kép, là loài hoa được gây trồng nhiều.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC HOA VÀNG

Tên khác: Kim cúc, Dã cúc, Hoàng cúc, Khổ ý, Bioóc kim (Tày); Sơn hoàng cúc. Tên khoa học: Dendranthema indicum L. Des Moul. [Chrysanthemum Indicum L.]. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Kim cúc nguồn gốc Trung Quốc, Nhật Bản, được trồng ở Việt Nam từ lâu đời. Ở Indonesia (Đông Nam Á) cũng trồng cây này, ở độ cao 1 - 1800m; Kim cúc là cây thuốc Nam được trồng nhiều và lâu đời ở làng Nghĩa Trai (Hưng Yên), nổi tiếng về trồng cây thuốc Nam.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC BÁCH NHẬT

Tên khác: Thiên nhật hồng, Bông nở ngày, Bách nhật hồng Tên khoa học: Gomphrena globosa L. Họ Giền (Amaranthaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc châu Mỹ nhiệt đới, được trồng làm cảnh và làm thuốc ở nhiều nơi tại Việt Nam. Ở Trung Quốc, Indonesia (Đông Nam Á) đều có trồng. Indonesia trồng ở độ cao 1 - 1300m (Java), dùng làm cây cảnh và làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CỐC TINH THẢO BẠCH DƯỢC

Tên khác: Cốc tinh chu (cụm hoa hình đầu), Phật đầu cầu, Thiên tinh thảo, Ngư nhỡn thảo, Trân châu thảo, Lưu tinh thảo. Tên khoa học: Eriocaulon cinereum R.Br. [E. Sieboldianum Sieb. et Zucc: E. heteranthum Benth; E. formosanum Hayota]. Họ Cỏ dùi trống (Eriocaulonaceae). Nguồn gốc: Cây thảo, sống 1 năm, cao 15 - 20 cm, sống ở nơi ẩm thấp cạnh hồ, ao hoặc bờ ruộng. Rễ chùm, mềm, nhỏ, lá mọc thành cụm, dài, bao ngoài, phiến lá có gân dọc rõ. Khóm cuống hay cán, thân mang cụm hoa mọc từ khóm lá lên; thân nhỏ, mọc thẳng, dài hơn lá, có cạnh dọc. Cụm hoa đạng đầu, hình cầu tròn; phấn hoa màu trắng; quả hình trứng ngược, nứt ra. Mùa thu, hái lấy cụm hoa, rửa sạch, phơi khô.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CỐC TINH THẢO

Tên khác: Cỏ dùi trống, Cỏ cúc áo, Cỏ đuôi công Tên khoa học: Eriocaulon sexangulare L. Họ Cỏ dùi trống (Eriocaulonaceae) [E. Walliehianum, Mazt]. Mô tả: - Cỏ dùi trống (còn có tên: Hoa nam cốc tinh thảo). Cỏ nhỏ, sống hàng năm; rễ chùm, thân ngắn; lá dài dẹt, nhẵn, nhiều gân dọc, dài 6,5 - 15 cm, rộng 0,2 - 1cm. Cụm hoa hình đầu, màu trắng mốc, mọc trên cán dài 10 - 20cm, gồm nhiều hoa đực và hoa cái. Quả nang chứa 1 hạt. Mùa hoa và quả: tháng 5 - 7. Cỏ mọc hoang ở nơi ẩm thấp, ruộng nước, bãi lầy.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY LỰU

Tên khác: Thạch lựu; Mắc lịu (Tày) Tên khoa học: Punica granatum L. Họ Lựu (Punicacese). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc Tây Á (Ba Tư = Persia nay là Iran) được trồng ở vùng đất Địa Trung Hải, ở Ấn Độ Trung Quốc, Đông Nam Á, (Việt Nam, Indanesia...) Ở Việt Nam, cây lưu được nhập từ lâu đời từ Trung Á, được trồng phổ biến ở khắp nơi để làm cảnh, lấy quả ăn và làm thuốc. Trồng Lựu bằng cách giâm cành.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY HOA PHỔI (HOA BỔ PHỔI)

Tên khác: Mao Nhụy Hoa (cây), Ngưu Nhĩ Thảo, Đại Mao Diệp. Tên khoa học: Verbascum thapsus L. Họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Trung Âu và Trung Á. Từ lâu đời, cây được dùng làm thuốc trong dân gian. Cụm hoa hình bông, hoa hình phễu màu vàng đẹp, lá to với lông đen, mịn, trắng xám. Mô tả: Cây sống 2 năm, to, khoẻ, cao, có lông dài như sợi bông, màu trắng xám, lá to hình bầu dục, dày; khía tai bèo. Hoa to màu vàng tượng đối đều, mọc thành cụm hoa là bông dài mọc ở ngọn. Quả nang hình cầu.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CẨM CHƯỚNG HOA MĨ

Tên khác: Cẩm chướng tuyệt đẹp, Tráng lệ, Củ mạch, Đại lan, Trúc tiết thảo, Đại cúc. Tên khoa học: Dianthus superbus L. Họ Cẩm chướng (Caryophyllaceae) Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Trung Quốc, mọc ở trong bụi cỏ, sườn đồi hoặc khe nứt. Cây thường phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 8)

+ Lợi sữa: - Lá mít sắc kỹ uống thường xuyên thay chè. - Thường xuyên ăn cơm với thức ăn chế biến từ quả mít non. - Móng giò heo nấu cháo với gạo nếp hoặc nấu với đu đủ xanh. - Dùng hạt mè nấu cháo thật nhừ, thêm muối vừa mặn cho ăn. - Vảy con trút (tê tê, xuyên sơn giáp) khoảng 20 30 cái rang với cát cho phồng, tán bột trộn cháo nếp mà ăn. - Nếu thiếu sữa do tắc tia sữa thì dùng 2 viên men rượu nghiền nhỏ, hòa với 1 lỵ rượu trắng, lấy vải mềm nhúng vào rồi bóp lên hai bầu vú cho nóng. Có thể dùng 1 nắm lá chanh sắc đặc uống dần.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 2)

+ Trị rụng tóc: Dùng một trong những cách sau: - Lấy ống nứa nhỏ vát nhọn một đầu, cắm vào thân cây chuối tiêu dốc xuống cho nước chảy vào chai hứng sẵn, đem gội đầu liên tục 3 ngày liền. - Hàng ngày dùng lá cỏ mực đun sôi để nguội đem gội. - Hàng ngày nấu nước lá dâu và lá trắc bá diệp cho sôi kỹ, gội 5 - 7 ngày liền.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY HẸ

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Cây hẹ có vị tính cay, hơi chua, ôn và không độc, có công hiệu làm cho khí huyết lưu thông, giải độc, trị tức ngực, trị ung thư thực quản, buồn nôn, thổ huyết, chảy máu cam, đái ra máu, té ngã bị tổn thương, bị côn trùng độc cắn, bọ cạp cắn... MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng dương suy, thận lạnh làm đau ngang thắt lưng và lạnh hoặc chứng di tinh: Lá hẹ 150g, thịt quả hồ đào 30g (bỏ vỏ) cùng với dầu mè (vừng) xào chín, mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liền trong 1 tháng.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CẦN TÂY

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau cần tây có vị đắng, mát, ngọt, thơm và không độc có công hiệu chữa trị chủ yếu: bình gan, thanh nhiệt, khử phong, lợi thấp, trị cao huyết áp gây hoa mắt nhức đầu và trị sưng tấy.