Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạ Huyết Áp

Cây Hoa Chữa Bệnh - MẪU ĐƠN

Tên khác: Hoa vương, Lạc dương hoa, Vân Nam Mẫu đơn. Tên khoa học: Paeonia suffruticosa Andr. [P.moutan Sims. P. yunnanensis Fang]. Họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Trung Quốc, được trồng nhiều vùng ở Trung Quốc; đặc biệt phân bố ở Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Cam Túc, Thiểm Tây, An Huy, Hồ Nam, Sơn Đông, Vân Nam v.v... Ở Châu Âu cũng nhập trồng làm cảnh. Ở Việt Nam, trước kia, cây cảnh này được nhập từ Trung Quốc để thưởng thức dịp Tết âm lịch; vỏ rễ dùng làm thuốc... (Mẫu đơn bì). Từ năm 1960, đã thí nghiệm di thực; giữ giống thành công ở Sa Pa (Lào Cai).

Cây Hoa Chữa Bệnh - HƯỚNG DƯƠNG

Tên khác: Cây Quỳ, cây Hoa mặt trời, Hướng nhật quỳ. Tên khoa học: Helianthus annuus L. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Bắc Mỹ, được nhập nội trồng ở châu Âu, châu Á, Trung quốc, Indonesia, Việt Nam. Hướng dương được trồng chủ yếu ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới; trồng để lấy hạt ép dầu, có giá trị thực phẩm cao, hoặc trồng làm cảnh vì có hoa to, đẹp. Xưa kia, người da đỏ (Indian) Bác Mỹ, trồng lấy hạt, lấy dầu ăn và chất nhuộm; người Tây Ban Nha đưa về trồng ở châu Âu từ thế kỷ 16; Trung Quốc nhập trồng từ đời Nhà Minh. Việt Nam nhập trồng đã từ lâu, ở các vùng núi cao phía Bắc; gần đây, lại trồng một số giống mới năng suất cao, trong mùa khô ở Tây Bắc và Đông Nam Bộ. Cây con chịu rét kém ngô, cây lớn chịu hạn khoẻ hơn ngô.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HỒNG HOA

Tên khác: Cây Rum, Hoàng lam, Hồng lam, Hồng hoa thảo. Tên khoa học: Carthamus tinctorius L. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Phương Đông, được trồng từ lâu đời ở Ba Tư, Trung Quốc, Nhật Bản; sau đến Bắc Phi, Nam Âu để làm phẩm màu và làm thuốc. Cây được trồng nhiều nơi ở Việt Nam tại Hà Giang sau đến một số tỉnh ở Bắc Bộ, Trung Bộ như Nghệ An v.v... Cây trồng bằng hạt vào vụ xuân. Giá trị, chất lượng Hồng Hoa trồng ở châu Âu thường không cao bằng Hồng Hoa Ba Tư, Hồng Hoa Bengal, Hồng Hoa Ai Cập v.v...

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOÀNG LAN

Tên khác: Ngọc lan tây, Y lăng Y lăng. Tên khoa học: Cananga odorata Hook f. et Thomas. Họ Na (Annonaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc ở đảo Molucca, Indonesia. Cây được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Á như ở Indonesia (ở độ cao 10 - 1.800m), ở Philppin, Việt Nam và ở các nơi khác, như Madagasca, Reunion, Comore. Chủng, thứ loài nổi tiếng nhất là ở Philippin, Reunion, Comore.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA XÔN

Tên khác: Dương tô Tên khoa học: Salvia farinacea Benth. Họ Hoa môi (Lamiaceae). Nguồn gốc: Vùng Địa Trung Hải, từ Tây Ban Nha, bờ biển Adriatic (Nam Tư cũ). Cây hoa Xôn còn gọi là cây cỏ thiêng, mọc trong vườn và được trồng ở các lục địa; là vị thuốc dân gian nổi tiếng và được sử dụng ở phương Tây. Xôn vừa là cây thuốc vừa là cây cảnh, vừa là cây gia vị thơm, đẹp dùng để làm thơm thực phẩm: thịt, pho mát v.v...

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA HỒNG NGUYỆT QUÝ

Tên khác: Nguyệt quý hoa, Nguyệt nguyệt hồng, Tiểu nguyệt quý, Bản nguyệt quý, Nguyệt quang hoa, Lặc bào, Nguyệt nguyệt khai. Tên khoa học: Flos Rosae chinensis (Rosa chinensis Jacq). Họ Hoa Hồng (Rosaceae). Mô tả: Cây nhỏ, lâu năm, loại cây bụi thường xanh, cao tới 2m; mọc ở các đình viền, để thưởng lãm, Cành có gai, lá mọc cách, kép hình lông chim lẻ, lá chét 3 - 5 phiến, hình trứng rộng hay trứng thuôn hay bầu dục, mặt trên màu lục thẫm, trơn bóng, mép có răng cưa nhọn. Hoa thơm, mấy đoá mọc thành cụm, mâu đỏ hoặc màu hồng, đế hoa hình chéo, cánh hoa xếp theo dạng kép lợp ngói. Cây nở hoa hàng tháng. Quả hình trứng hoặc xoáy ốc, là quả bế, tụ nhau trong đế hoa, dày lên thành quả. Người ta thu hái khi hoa bán khai, đem phơi âm can hoặc sấy lửa nhỏ. Rễ và lá cũng có thể thu hái, dùng tươi được. Cây được trồng lấy hoa để trang trí, hoặc làm thuốc hoặc để lấy tinh dầu thơm.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA CHĂM PA

Tên khác: Cây Bông sứ, Sứ cùi, cây Đại, cây Kê đản hoa. Tên khoa học: Plumeria rubra L. var. acutifolia (Poir). Bailey. Họ Trúc đào (Apocynaceae) [Plumeria acutifolia Poir] Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc châu Mỹ nhiệt đới; được gây trồng từ lâu đời ở Việt Nam, làm cây cảnh, cây làm thuốc. Thường cây Đại được trồng ở vườn hoa, đình, chùa làm cảnh. Tại nơi đền chùa Việt Nam có cây Đại già sống hàng trăm năm. Hoa Đại có mùi thơm dịu. Ở châu Âu, người ta đặt tên là cây Frangipani (Frangipanier) lấy từ tên Hầu Tước Frangipani, nhà quý tộc Ý thế kỷ 16; ông này đã điều chế ra chất thơm từ hoa Đại hoặc chất thơm giống như hương thơm của hoa Đại để làm thơm bánh kem hay bánh ngọt.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC HOA VÀNG

Tên khác: Kim cúc, Dã cúc, Hoàng cúc, Khổ ý, Bioóc kim (Tày); Sơn hoàng cúc. Tên khoa học: Dendranthema indicum L. Des Moul. [Chrysanthemum Indicum L.]. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Kim cúc nguồn gốc Trung Quốc, Nhật Bản, được trồng ở Việt Nam từ lâu đời. Ở Indonesia (Đông Nam Á) cũng trồng cây này, ở độ cao 1 - 1800m; Kim cúc là cây thuốc Nam được trồng nhiều và lâu đời ở làng Nghĩa Trai (Hưng Yên), nổi tiếng về trồng cây thuốc Nam.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY BẰNG LĂNG NƯỚC

Tên khác: Cây Tử vi tàu Tên khoa học: Largerstroemia speciosa Pers. [Lagerstroemia flos reginae Retz]. Họ Tử vi (Lythraceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc châu Á, phân bố ở các nước Việt Nam, Lào, Cămpucbia, Thái Lan, Ấn Độ, Srilanka, Philippin. Cây mọc hoang ở Indonesia (trong rừng Java); Ôxtrâylia.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CẦN TÂY

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau cần tây có vị đắng, mát, ngọt, thơm và không độc có công hiệu chữa trị chủ yếu: bình gan, thanh nhiệt, khử phong, lợi thấp, trị cao huyết áp gây hoa mắt nhức đầu và trị sưng tấy.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY SEN

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Toàn bộ cây sen từ củ đến hạt đều là thuốc quý và không hề gây độc. +) Ngó sen (liên ngẫu): là phần thêm rễ hình trụ mọc trong bùn dùng làm thức ăn và thuốc cầm máu trong các trường hợp đại tiểu tiện ra máu, nôn ra máu, máu cam, tử cung xuất huyết. Ngày dùng 6 - 12g dưới dạng sắc.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY DƯA HẤU

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Dưa hấu vị ngọt tính lạnh. Có tác dụng giải khát, chống nóng, lợi tiểu, khoan trung hạ khí, chữa yết hầu sưng đau, bệnh ly, giải say rượu. Vỏ dưa hấu có vị ngọt mát. Có thể chống nóng, giải cảm nắng, chữa vàng da, phù thũng và các bệnh lở loét ở miệng. Hạt dưa hấu có tác dụng nhuận tràng và hỗ trợ tiêu hóa.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - KIM NGÂN HOA TRỊ HUYẾT ÁP CAO

* Đặc tính: Kim ngân hoa có tên khoa học là Lonicera Faponica, thuộc họ kim ngân (Caprifoliaceae). Kim ngân hoa thuộc loại dây leo quấn, cành non có nhiều lông thường và lông tiết. Lá mọc đối, nguyên, hình xoan, xanh tốt quanh năm kể cả mùa đông giá rét, nên nó còn có tên khác là nhẫn đông. Hoa tụ tán 2 hoa ở mỗi nách lá, vành hoa hình ống, lúc đầu màu trắng, sau chuyển thành vàng, trên xẻ thành môi: môi trên 1 thuỳ, môi dưới 2 thuỳ. Hoa trổ từ tháng 4 đến tháng 8. Kim ngân hoa mọc hoang ở rừng núi miền Bắc, ở độ cao từ 1000-1500 mét so với mặt nước biển và có thể trồng được khắp 3 miền nước ta. Cây này có thể trồng bằng cách giâm cành hoặc bằng hột và cho leo trên giàn, vừa cho bóng mát, làm cảnh, vừa cho thuốc. Trong hoa và lá kim ngân chứa luteotin, lá chứa lonicerin, hoa chứa loganin, pinen. geraniol, acid chloroegemc, linalool, inositol. Hoa có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc, lọc máu, chống nấm, chống ung bướu. Linalool có tác dụng kháng viêm, kháng sinh, trị ngứa lở, mụm

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - THUỐC NAM CHỮA CAO HUYẾT ÁP

1. Cây bạch hạc: - Cây bạch hạc thuộc hệ ôrô - Acantha ceaee, còn gọi là biến cò, cây lác, uy linh tiên, chón phôn. - Bộ phận dùng làm thuốc là lá, thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc khô. Bài thuốc 1: - Lấy 5 lá rửa thật sạch, thái nhỏ, hãm với 50ml nước sôi trong 30 phút, gạn nông làm 1 lần. Bài thuốc 2: - Lá bạch hạc 10 - 20g - Rễ cây xấu hổ 15g - Lá vú sữa 15g - Cỏ mần trầu 15g - Rễ nhàu hoặc lá chìa 10g Tất cả nấu với nước, uống hàng ngày.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY ÍCH MẪU ĐIỀU KINH NGUYỆT

* Đặc tính: - Là một vị thuốc có vị đắng, hơi cay, tính bình, có nhiều hữu ích với chị em phụ nữ. * Công dụng: 1. Chữa huyết áp cao, đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiền đình: - Hạt muồng sao 15g - Dành dành 15g - Mộc thông 15g Tất cả sắc lấy nước uống với 4g ích mẫu.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA RAU CẦN

* Đặc tính: - Rau cần có hai loại: rau cần ta và rau cần tây. Cả hai đều dùng dưới dạng rau xào và nấu. - Rau cần ta có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi đại tràng, thông tiểu ích khí, kích thích giúp ăn ngon, cầm máu, giải nhiệt, chống khát.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY VÔNG TRỊ ĐAU THẦN KINH

* Đặc tính: - Cây vông có tên khoa học là Eryrthrina Variegata L. thuộc họ đậu (Fabaceae) có các thành phần erysodin, crysovin, erysotrin, erysonin. erythralin, erythrynin, erthrascin, erystemin, hypaphorim, beta-sitosterol, gama-sytosterol, delta-sytosterol... Hoạt chất toàn phần Alcaloid trong vông làm thư giãn cơ trơn, chống căng thẳng thần kinh. Lá vông non còn là loại rau ăn giàu dinh dưỡng: có 5,3% protein, 3,3%gluxit, 1,4% khoáng chất và các vitamin B, C. Tuy nhiên do pentylenetrazol ức chế thần kinh trung ương nên không nên dùng nhiều với người thần kinh suy nhược, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ. - Theo y học cổ truyền, cây vông còn có tên khác là hài đồng bi. Hài đồng bi có vị đắng, tính bình, vào hai kinh can thận, tác dụng an thần, thông kinh lạc khử phong thấp, hạ sốt, sát trùng, thông tiểu, nhuận tràng, dùng trong những chứng đau nhức thổ tả, tê bại lở loét, lỵ trực tràng, lỵ amip... - Cây vông có hai loại: vông đồng không có gai và vông gai. Kinh nghiệm

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - BẠCH HOA XÀ THẠCH THẢO VÀ BÁN CHI LIÊN

* Đặc tính của bạch xoa xà thạch thảo: - Bạch hoa xà thạch thảo có tên khoa học là Hedyotis Difuwwa Willd hay có tên khác là cỏ lưỡi rắn hoa trắng. Là cây cỏ mọc bò dưới đất, cành lá tốt, thân vuông màu nâu nhạt, hoa màu trắng ít khi hồng, quả hình cầu. - Dược liệu có vị ngọt, tính mát, không độc. * Đặc tính của bán chỉ niên: - Bán chỉ liên có tên khoa học là Scutfarria Rivuleris Wall, thuộc họ bạc hà. Lá cây nhỏ mọc bò dưới đất, lá mọc đối nhau, hoa màu xanh lơ, quả nhẵn hoặc có lông. - Dược liệu có vị hơi đắng, tính mát, giải nhiệt, mọc nhiều ở bờ ruộng, mương ở các tỉnh phía Bắc.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CỎ MÃ ĐỀ LÀM SÁNG MẮT

* Đặc tính: - Mã để còn gọi là mã để thảo, xa tiền thảo, ngưu thiệt thảo, mọc hoang ở khắp nơi. - Mã để là một cây thuốc quý, theo cổ truyền y học, mã đề tính hàn, vị ngọt không độc, có tác dụng vào 3 can, thận và tiểu trường. - Dược liệu tác dụng mạnh lợi tiểu, thanh phế can, trừ phong nhiệt, thẩm thấp khí trong bàng quang, chữa đẻ khó, trị ho đờm, làm sáng mắt và bổ dưỡng cơ thể. * Công dụng:

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CỦ CẢI CHỐNG UNG THƯ

* Đặc tính: - Của cải vị ngọt cay, tính lạnh, có tác dụng hạ khí, cắt cơn ho, hạ đờm, tiêu thức ăn, chữa chứng đầy bụng, có lợi cho việc đại tiểu tiện và thanh nhiệt giải độc. - Củ cải, hạt củ cải đều là những vị thuốc quý. * Công dụng: