Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhuận Tràng và Tẩy

Cây Hoa Chữa Bệnh - THỤC QUỲ

Tên khác: Mãn đình hồng Tên khoa học: Althea rosea Cavailles. Họ Bông (Malvaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Á, Âu, được trồng ở nhiều nơi trên thế giới (châu Á, châu Mỹ, châu Âu). Ở Việt Nam từ lâu đã trồng cây này, nhiều nhất là ở Đà Lạt. Mô tả: Cây Thục quỳ là cây hoa thường sống 2 năm, cao 2,5 m, thân thẳng đứng, lá có thùy chân vịt, thân có lông, hoa to và đẹp, với nhiều màu sắc mọc thành cụm hình bông dài. Hoa màu đỏ, trắng hay hồng, nở quanh năm. Từ khi gieo hạt đến khi ra hoa: 100 - 105 ngày. Hoa sai và đẹp nhưng ít hương thơm như nhiều hoa họ Bông (Dâm bụt, Phù dung).

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA CHĂM PA

Tên khác: Cây Bông sứ, Sứ cùi, cây Đại, cây Kê đản hoa. Tên khoa học: Plumeria rubra L. var. acutifolia (Poir). Bailey. Họ Trúc đào (Apocynaceae) [Plumeria acutifolia Poir] Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc châu Mỹ nhiệt đới; được gây trồng từ lâu đời ở Việt Nam, làm cây cảnh, cây làm thuốc. Thường cây Đại được trồng ở vườn hoa, đình, chùa làm cảnh. Tại nơi đền chùa Việt Nam có cây Đại già sống hàng trăm năm. Hoa Đại có mùi thơm dịu. Ở châu Âu, người ta đặt tên là cây Frangipani (Frangipanier) lấy từ tên Hầu Tước Frangipani, nhà quý tộc Ý thế kỷ 16; ông này đã điều chế ra chất thơm từ hoa Đại hoặc chất thơm giống như hương thơm của hoa Đại để làm thơm bánh kem hay bánh ngọt.

Cây Hoa Chữa Bệnh - ĐÀO PHAI

Tên khác: Đào, May phắng (Tày), Cơ tào (Thái), Phiếu kiao (Dao), Mao đào. Tên khoa học: Amygdalus persica L. [Prunus persica (L.) Batsch]; Họ hoa Hồng (Rosaceae). Nguồn gốc: Cây Đào có nguồn gốc ở Trung Quốc và Ba Tư từ lâu đời và được ưa trồng ở các nơi trên thế giới như: Việt Nam, Nhật Bản Thái Lan, Hoa Kỳ, vùng Địa Trung Hải... Ở Việt Nam, Đào được trồng từ lâu đời, tại các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng, nhất là các làng quanh Hồ Tây, Hà Nội nổi tiếng về Đào cảnh, Đào hoa. Đào quả mọc tốt ở miền núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai (Sapa), Hoàng Liên Sơn, Hà Giang... Cây Đào mọc tốt ở nơi có khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới. Đào phát triển tốt trên đất thịt pha, cao ráo, dễ thoát nước; pH 6 - 7. Gây giống bằng hạt hay ghép cành. Có thể điều khiển cho cây ra họa bằng cắt tỉa cành, hãm cây (khía vỏ, tuốt lá dần) hay bón thúc nếu hoa nở chậm. Trồng Đào ăn quả, thường dùng phương pháp ghép mắt. Nếu muốn nhân các giống Đào có phẩm chất tốt, người ta thường dùng c

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC KIM TIỀN

Tên khác: Cúc xu xi, cây hoa Xu xi, Cúc chén vàng, Kim trản cúc. Tên khoa học: Calendula officinalis L. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây được trồng ở châu Âu, nguồn gốc từ Nam Âu và phương Đông, sau đó phổ biến trồng ở nơi khác như Việt Nam. Mô tả: Cây thảo, sống hàng năm hoặc 2 năm, thân có góc cạnh, có lông và phân cành; lá mọc so le, hình thuôn dài, dài 2,2 - 7,8 cm màu lục nhạt, hình thìa. Cụm hoa hình đầu; đường kính 3,3 - 7,8 cm; hoa màu vàng đậm hoặc da cam. Đường kính hoa kép 3 - 8 cm, có điểm đen ở chính giữa; thường quay hướng về phía mặt trời. Quả bế, gần hình vòng; có gai. Thu hái hoa thường vào mùa thu, nếu trồng kéo dài 2 năm thì hái hoa vào mùa xuân. Cây thấp, thường trồng thành thảm ở các vườn hoa, công viên; có 3 giống: hoa kép, cây cao 30 - 35 cm; hoa đơn, cây cao 20 - 25 cm, cây ưa khí hậu mát; chịu rét; kém chịu nắng hạn. Trồng bằng gieo hạt (1 g = 160 hạt) từ tháng 7 đến tháng 11 gieo 4 - 5 ngày thì mọc, sau 15 ngày nhổ cây đem ươm ở vườn thêm 30 ngày, rồi bứn

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY HOA PHẤN

Tên khác: Tử mạt ly. Tên khoa học: Mirabilis Jalapa L. Họ Hoa phấn (Nyctaginaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Mêhicô, châu Mỹ, được trồng ở châu Á, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia. Ở Trung Quốc, rễ cây (= Tử mạt ly căn) được dùng làm thuốc. Ở Indonasia, cây được trồng ở Java, ở độ cao 1 – 1.200 m, làm cây cảnh và làm thuốc, Ở Việt Nam trồng làm cây cảnh và làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CẨM QUỲ

Tên khoa học: Malva sylvestris L. Họ Bông (Malvaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc ở châu Âu, ở Tây Á Trung Á và được trồng phổ biến ở châu Âu - Đức, Pháp, Nam Tư (cũ) và Hungari. Mô tả: Cây thảo cao khoảng 1 m, ít nhiều có lông: lá tròn, có khía chân vịt, chất mềm. Hoa to, thuỷ hình nêm, có khía mép; màu đẹp hồng tim tím có vân đỏ. Quả bế tụ; màu hơi vàng.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU CẦN

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau cần ta vị thơm, tính bình, không độc có công hiệu thanh nhiệt bổ máu, thông đường ruột, giải khát. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị bệnh xanh xao và mất máu: Khi bị mất nhiều máu do bị chấn thương hoặc sau khi phẫu thuật xanh xao thì lấy 2 bó rau cần ta nấu canh với khoảng 200-300 gam thịt bò ăn hết cả nước, cái trong ngày. Ăn liên tục khoảng 10-15 ngày thì da dẻ sẽ hồng hào và khôi phục sức khỏe.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY BỒ KẾT

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Quả bồ kết là một vị thuốc có tính ấm, thông khiếu, tiêu đờm, trừ phong, tiêu chất cứng tích tụ trong người.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CÚC VẠN THỌ

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Cây cúc vạn thọ có 2 loại: loại cao lớn và loại thấp lùn. Loại cao lớn chính là loại có hoa dùng làm thuốc. Lấy 20 gam hoa cúc vạn thọ trộn với một ít đường, hấp cơm dùng làm thuốc chữa kiết ly rất hiệu nghiệm.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ MƯỚP CHỮA BỆNH SỞI

* Đặc tính: - Mướp là loại cây dây leo, thường mọc lan trên giàn, hoa nụ và quả dùng nấu canh, xào rất ngon. - Mướp là loại quả có nhiều chất dinh dưỡng: protid, glucid, muối khoáng và nhiều loại vitamin. - Đông y gọi mướp là “ty qua”, có Vị ngọt, tính bình, gọi xơ mướp là "ty qua lạc”. Lá mướp có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt. giải độc.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY NHỌ NỒI (CỎ MỰC)

* Đặc tính: Cây nhọ nổi có tên khoa học là Felipta Prostrata, họ lúa, ưa ẩm, ánh sáng, nhưng cũng chịu được bóng râm. Cây mọc thẳng, có nhiều cành, thân có lông cứng, cao 30 - 40cm, có khi tới 80cm. Lá mọc đối, có lông ở hai mặt. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở ngọn cành hoặc kẽ lá. Hoa quả ra liên tục trong năm. Cây nhọ nồi có chứa alcaloid ecliptin, flavonosid, caroten, nedelolacton, tamin và chất đắng. Nước sắc cỏ mực khô (cỏ nhọ nổi) làm tăng tỷ lệ prothrombin toàn phần, làm nén thành tử cung khi chảy máu. Dùng cỏ mực tươi giã nát vắt lấy nước cho trẻ em sốt cao uống, bã đắp vào lòng bàn tay, bàn chân sẽ hạ nhiệt nhanh.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - BỒ KẾT CHỮA KINH GIẢN Ở TRẺ

* Đặc tính: - Cây bổ kết là loại cây rất dễ trồng, được nhân dân ta lấy quả chín nướng lên rồi nấu với nước dùng để gội đầu, trị chấy và gầu, lại mượt đen tóc. - Quả bồ kết còn dùng để giặt quần áo lụa, len, các tác dụng không ố và không phai màu. - Da quả và hạt đều có vị cay, tính ấm và hơi độc.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HỒNG XIÊM TRỊ TIÊU CHẢY

* Đặc tính: - Cây hồng xiêm được nhân dân ta trồng khá phổ biến trong vườn để lấy quả ăn và chữa trị một số bệnh dân gian. - Lá cứng, giòn. Quả hồng xiêm chín có vị ngọt, tính mát có tác dụng bổ mát, sinh tân dịch, giải khát, nhuận tràng. - Vỏ cây hồng xiêm cũng như búp ổi, búp chè, nụ sim... là những vị thuốc sẵn có, tiện thu hái quanh năm, nên chú ý sử dụng và phối hợp khi cần. - Vỏ cây hồng xiêm già và quả xanh có chất chát, có tác dụng cầm tiêu chảy.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ BẦU TRỊ BỆNH SỞI

* Đặc tính: Bầu là loại cây được trồng lấy lá và quả để chế biến thành các món ăn. Quả bầu dài từ 0,5 - 1m, có nhiều lông nhỏ, màu xanh nhạt, có vị ngọt, tính hơi lạnh. Lá bầu có vị ngọt, tính bình có thể làm thức ăn hàng ngày. Vì bầu có tính lạnh nên khi ăn nhiều sinh nôn tháo, người lạnh dạ không nên ăn.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ ME TRỊ VIÊM RĂNG

* Đặc tính và công dụng: - Quả me có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải năng, tiêu hoá thức ăn, giải khát, chống nôn oẹ. - Gỗ cây me sắc uống có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu nhẹ. - Vỏ cây me sắc uống chữa lỵ và ngậm súc miệng chữa viêm lợi, răng. - Lá me nếu nấu nước tắm khỏi lở ngứa, đề phòng bệnh ngoài da về mùa hè cho trẻ em.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY BỤP GIẤM CHỐNG XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH

* Đặc tính: - Cây bụp giấm có tên khoa học là Hibiscus sadriffa, hay còn gọi là cây giấm, đay Nhật. Cây bụp giấm là loại cây bụi, thân màu đỏ hay lục tía, cành nhẵn, lá mọc so le, hoa màu vàng, quả nang hình trứng. - Trong lá đài của bụp giấm có rất nhiều acid citric, acid malic, acid hibiscic. - Dược liệu bụp giấm có tính ôn, không độc, mùi chua, thơm nhẹ.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY DƯA NÚI LÀM NHUẬN TRÀNG, HẠ SỐT

* Đặc tính: - Cây dưa núi có tên khoa học là Trichosanthes Cueumrina, thuộc họ bí, dây leo mảnh khánh, lá hình tròn, hoa màu trắng, quả hình trái xoan. - Trong hạt cây dưa núi chứa rất nhiều Lipid (80%), quả đắng, mùi hắc thơm. * Công dụng:

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - NHÂN QUẢ THÔNG CHỮA VÁNG ĐẦU, HOA MẮT Ở NGƯỜI GIÀ

* Đặc tính: - Nhân quả thông được lấy từ quả thông tươi hoặc quả thông đã khô. Nó có tên gọi là tùng tử hay hải tùng tử. - Trong nhân quả thông có chất dầu olein, chất mỡ linolic acid có tác dụng nhuận phế, nhuận tràng, thông đại tiện. * Công dụng:

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ ĐÀO TIÊN VÀ SỰ TRƯỜNG SINH

* Đặc tính: - Quả đào tiên có tên khoa học là Crescentina cuiete. Đó là cây gỗ nhỏ, lá hình trái xoan. Hoa mọc trên thân hay trên cành, mùi hôi. Quả như quả bưởi, mọng lớn hình cầu, vỏ quả cứng hoá gỗ bóng. - Trong thịt quả đào tiên có một số axit hữu cơ như axit xitric, tatric, clorogonic, crescentic. * Công dụng:

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CHỈ CỦ TỬ CHỮA SAY RƯỢU

* Đặc tính: - Chỉ củ tử là một vị thuốc bắc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cây chỉ củ tử có tên khoa học là Horeniadulics Thiemb, thuộc họ táo. - Chỉ củ tử có thân to, vỏ cây màu xám. Lá mọc so le và có cuống dài, hoa màu lục nhạt. Quả hình cầu màu nâu đen, hạt tròn dẹt màu nâu báng. Mùa hoa nở vào tháng 6 - 8 và mùa quả chín vào tháng 10. - Thành phân chủ yếu là đường gluco chiếm 11,14%, fructose 4,74%, sucrose 12,59%, các muối kalinitrat và kalimalat,... có vị ngọt, hơi chát, mùi thơm như lê chín hoặc vị nho, tính bình. * Công dụng: