Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thông Tiểu Tiện và Thông Mật

Cây Hoa Chữa Bệnh - THỤC QUỲ

Tên khác: Mãn đình hồng Tên khoa học: Althea rosea Cavailles. Họ Bông (Malvaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Á, Âu, được trồng ở nhiều nơi trên thế giới (châu Á, châu Mỹ, châu Âu). Ở Việt Nam từ lâu đã trồng cây này, nhiều nhất là ở Đà Lạt. Mô tả: Cây Thục quỳ là cây hoa thường sống 2 năm, cao 2,5 m, thân thẳng đứng, lá có thùy chân vịt, thân có lông, hoa to và đẹp, với nhiều màu sắc mọc thành cụm hình bông dài. Hoa màu đỏ, trắng hay hồng, nở quanh năm. Từ khi gieo hạt đến khi ra hoa: 100 - 105 ngày. Hoa sai và đẹp nhưng ít hương thơm như nhiều hoa họ Bông (Dâm bụt, Phù dung).

Cây Hoa Chữa Bệnh - TẦM XUÂN

Tên khác: Tường vi, Dã tường vi. Tên khoa học: Rosa multiflora Thunb. Họ Hoa Hồng (Rosaceae). Nguồn gốc: Cây mọc hoang ở rừng núi Việt Nam và phân bố ở cả Trung Quốc, Nhật Bản. Mô tả: Tầm xuân giống cây hoa Hồng, cao khoảng 2 m, cành nhiều gai. Lá kép lông chim, có 3 - 4 đôi lá chét nhỏ hình bầu dục, đài 2 - 5cm, rộng 1 - 3 cm. Hoa 5 cánh, màu đỏ hoặc trắng, có mùi thơm. Cây cho nhiều hoa. Mùa hoa: tháng 5 - 6.

Cây Hoa Chữa Bệnh - KIM NGÂN HOA

Tên khác: Nhẫn đông hoa; Boóc kim ngân (Tày), Chừa giang khằm (Thái); Ngân hoa; Quan hoa; Lưỡng bảo hoa; Ngân đằng. Tên khoa học: Lonicera Japonica Thunb; Họ Kim ngân (Caprifoliaceae). Mô tả: Dây leo bằng thân quấn, chất gỗ, thường xanh, thân rỗng, cảnh già màu nâu nhạt, trơn bóng, không có lông, cành non màu lục, có lông màu vàng, mềm. Lá mọc đối, phiến dày, hình trái xoan, gốc tròn, đầu nhọn, dài 3 - 8cm; lá non 2 mặt đều có lông mềm vàng, lá già hầu như không có lông. Cụm hoa là xim hai hoa, mọc ở đầu ngọn. Đầu mùa hạ, hoa nở, mọc đôi ở kẽ lá, hoa dạng ống; khi mới nở màu trắng, hương thơm, sau chuyển thành màu vàng kim cho nên được gọi là hoa vàng hoa bạc (Kim ngân hoa): họa có lông mịn. Quả mọng hình cầu màu đen bóng. Hái hoa khi mới nở. Mùa hoa: tháng 3 - 5. Mùa quả: tháng 6 - 8. Có thể hái dây Nhẫn đông với lá già quanh năm. Ở Việt Nam, cây mọc hoang ở những vùng rừng núi ưa ẩm và ánh sáng, thường leo lên cây bụi, cây gỗ ven rừng đá vôi, rừng thứ sinh hay đồi cây bụi, gần nguồ

Cây Hoa Chữa Bệnh - KÊ QUAN HOA

Tên khác: Hoa Mào gà đỏ, Hồng Kê quan hoa, Bạch Kê quan hoa, Kê công hoa, Kê giác hoa. Tên khoa học: Celosia cristata L. Họ Rau Giền (Amaranthaceae). Nguồn gốc: Cây mọc phổ biến ở Việt Nam, Mianma, Malaysia, Philippin, Ấn Độ, Trung Quốc, Mêhicô, Nhật Bản... Trồng bằng hạt, gieo 3 - 4 ngày mọc; cây non ở vườn gieo 10 - 12 ngày, ở vườn ươm 13 - 15 ngày, rồi đưa ra trồng. Từ lúc trồng đến khi ra hoa là 70 - 75 ngày. Không trồng chỗ rợp; không bón nhiều đạm. Nên tỉa mầm non ở nách lá và ở hoa phụ. Cây được trồng làm cảnh và làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA CHĂM PA

Tên khác: Cây Bông sứ, Sứ cùi, cây Đại, cây Kê đản hoa. Tên khoa học: Plumeria rubra L. var. acutifolia (Poir). Bailey. Họ Trúc đào (Apocynaceae) [Plumeria acutifolia Poir] Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc châu Mỹ nhiệt đới; được gây trồng từ lâu đời ở Việt Nam, làm cây cảnh, cây làm thuốc. Thường cây Đại được trồng ở vườn hoa, đình, chùa làm cảnh. Tại nơi đền chùa Việt Nam có cây Đại già sống hàng trăm năm. Hoa Đại có mùi thơm dịu. Ở châu Âu, người ta đặt tên là cây Frangipani (Frangipanier) lấy từ tên Hầu Tước Frangipani, nhà quý tộc Ý thế kỷ 16; ông này đã điều chế ra chất thơm từ hoa Đại hoặc chất thơm giống như hương thơm của hoa Đại để làm thơm bánh kem hay bánh ngọt.

Cây Hoa Chữa Bệnh - ĐÀO PHAI

Tên khác: Đào, May phắng (Tày), Cơ tào (Thái), Phiếu kiao (Dao), Mao đào. Tên khoa học: Amygdalus persica L. [Prunus persica (L.) Batsch]; Họ hoa Hồng (Rosaceae). Nguồn gốc: Cây Đào có nguồn gốc ở Trung Quốc và Ba Tư từ lâu đời và được ưa trồng ở các nơi trên thế giới như: Việt Nam, Nhật Bản Thái Lan, Hoa Kỳ, vùng Địa Trung Hải... Ở Việt Nam, Đào được trồng từ lâu đời, tại các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng, nhất là các làng quanh Hồ Tây, Hà Nội nổi tiếng về Đào cảnh, Đào hoa. Đào quả mọc tốt ở miền núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai (Sapa), Hoàng Liên Sơn, Hà Giang... Cây Đào mọc tốt ở nơi có khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới. Đào phát triển tốt trên đất thịt pha, cao ráo, dễ thoát nước; pH 6 - 7. Gây giống bằng hạt hay ghép cành. Có thể điều khiển cho cây ra họa bằng cắt tỉa cành, hãm cây (khía vỏ, tuốt lá dần) hay bón thúc nếu hoa nở chậm. Trồng Đào ăn quả, thường dùng phương pháp ghép mắt. Nếu muốn nhân các giống Đào có phẩm chất tốt, người ta thường dùng c

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC KIM TIỀN

Tên khác: Cúc xu xi, cây hoa Xu xi, Cúc chén vàng, Kim trản cúc. Tên khoa học: Calendula officinalis L. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây được trồng ở châu Âu, nguồn gốc từ Nam Âu và phương Đông, sau đó phổ biến trồng ở nơi khác như Việt Nam. Mô tả: Cây thảo, sống hàng năm hoặc 2 năm, thân có góc cạnh, có lông và phân cành; lá mọc so le, hình thuôn dài, dài 2,2 - 7,8 cm màu lục nhạt, hình thìa. Cụm hoa hình đầu; đường kính 3,3 - 7,8 cm; hoa màu vàng đậm hoặc da cam. Đường kính hoa kép 3 - 8 cm, có điểm đen ở chính giữa; thường quay hướng về phía mặt trời. Quả bế, gần hình vòng; có gai. Thu hái hoa thường vào mùa thu, nếu trồng kéo dài 2 năm thì hái hoa vào mùa xuân. Cây thấp, thường trồng thành thảm ở các vườn hoa, công viên; có 3 giống: hoa kép, cây cao 30 - 35 cm; hoa đơn, cây cao 20 - 25 cm, cây ưa khí hậu mát; chịu rét; kém chịu nắng hạn. Trồng bằng gieo hạt (1 g = 160 hạt) từ tháng 7 đến tháng 11 gieo 4 - 5 ngày thì mọc, sau 15 ngày nhổ cây đem ươm ở vườn thêm 30 ngày, rồi bứn

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC BẤT TỬ

Tên khác: Khôi mao cúc (Cúc lông màu tro) Tên khoa học:   Cây: Helichrysum arenarium DC. [Gnaphalium arenarum L.]; Họ Cúc (Asteraceae). Hoa: Flores Stochatos citrinae; Flores Gnaphalii arenarii. Nguồn gốc: Cúc bất tử nguồn gốc châu Âu và Trung Á; thường mọc hoang hoặc được trồng ở đất cát.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CỐC TINH THẢO

Tên khác: Cỏ dùi trống, Cỏ cúc áo, Cỏ đuôi công Tên khoa học: Eriocaulon sexangulare L. Họ Cỏ dùi trống (Eriocaulonaceae) [E. Walliehianum, Mazt]. Mô tả: - Cỏ dùi trống (còn có tên: Hoa nam cốc tinh thảo). Cỏ nhỏ, sống hàng năm; rễ chùm, thân ngắn; lá dài dẹt, nhẵn, nhiều gân dọc, dài 6,5 - 15 cm, rộng 0,2 - 1cm. Cụm hoa hình đầu, màu trắng mốc, mọc trên cán dài 10 - 20cm, gồm nhiều hoa đực và hoa cái. Quả nang chứa 1 hạt. Mùa hoa và quả: tháng 5 - 7. Cỏ mọc hoang ở nơi ẩm thấp, ruộng nước, bãi lầy.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY HOA PHẤN

Tên khác: Tử mạt ly. Tên khoa học: Mirabilis Jalapa L. Họ Hoa phấn (Nyctaginaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Mêhicô, châu Mỹ, được trồng ở châu Á, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia. Ở Trung Quốc, rễ cây (= Tử mạt ly căn) được dùng làm thuốc. Ở Indonasia, cây được trồng ở Java, ở độ cao 1 – 1.200 m, làm cây cảnh và làm thuốc, Ở Việt Nam trồng làm cây cảnh và làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CẨM CHƯỚNG THƠM

Tên khác: Cẩm Chướng, Thạch Trúc Hương, Hồng Mậu Thảo. Tên khoa học: Dianthus caryophyllus L.. Họ Cẩm Chướng (Caryophyliaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Địa Trung Hải; Cấm chướng thơm được trồng phổ biến ở Pháp, châu Âu. Ngày nay, cây vừa cho hoa thơm, đẹp, vừa dùng làm thuốc. Cẩm chướng thơm được nhập từ Pháp vào Việt Nam ngay từ đầu thế kỷ XX, thường dùng làm cây cảnh; cây được ưa chuộng và trồng nhiều ở Hà Nội và Đà Lạt.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CẨM CHƯỚNG HOA MĨ

Tên khác: Cẩm chướng tuyệt đẹp, Tráng lệ, Củ mạch, Đại lan, Trúc tiết thảo, Đại cúc. Tên khoa học: Dianthus superbus L. Họ Cẩm chướng (Caryophyllaceae) Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Trung Quốc, mọc ở trong bụi cỏ, sườn đồi hoặc khe nứt. Cây thường phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CẨM CHƯỚNG GẤM

Tên khác: Thạch Trúc, Cẩm chướng hoa kép, Lạc dương hoa. Tên khoa học: Dianthus chinensis L. Họ Cẩm chướng (Caryophyllaceae). Nguồn gốc: Cẩm chướng gấm, nguồn gốc Trung Quốc; nhập trồng ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Cây được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, để làm cây cảnh, với hoa thơm mắt, màu sắc đẹp, trồng ngoài vườn hay trong chậu.

Cây Hoa Chữa Bệnh - BỤP DẤM (BỤP GIẤM)

Tên khác: Đay Nhật Tên khoa học: Hibiscus sabdariffa L. [Sabdariffa Kostel., Sida sabdariffa L.]. Họ Bông (Malvaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc châu Mỹ nhiệt đới; được trồng nhiều ở Indonesia, Srilanka, Ấn Độ, Thái Lan, Băng la đét, Việt Nam, châu Mỹ và châu Phi nhiệt đới để lấy sợi ở thân và lấy đài hoa làm thuốc. Ở Việt Nam, trước đây trồng đay Nhật lấy sợi và sau này từ năm 1990, phát triển trồng để lấy sợi và lấy đài hoa để dùng ở trong nước và xuất khẩu.

Cây Hoa Chữa Bệnh - BỒ HOÀNG (PHẤN HOA)

Tên khác: Cỏ nến, Bông nến, Hương bồ, Bồ hoàng bao dài (Trường bao hương bồ) Tên khoa học: Typha angustata Bory et Chaub. Họ Cỏ nến (Typhaceae). Nguồn gốc: Cỏ nến mọc hoang khắp nơi trên thế giới; ở Việt Nam cỏ nến mọc hoang nhiều ở bờ ao, ven hồ và đầm lầy.

Cây Hoa Chữa Bệnh - ANH ĐÀO CHÂU ÂU

Có nhiều loài Anh đào ở xứ ôn đới châu Âu; họ Hoa Hồng, chi Prunus. Sau đây là một số loài làm thuốc tây y: ANH ĐÀO QUẢ CHUA Tên khoa học: Prunus cerasus L; Họ Hoa Hồng (Rosaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc vùng Tiểu Á, Đông Nam Âu, thành phố Cerasusa bên bờ Hắc Hải. Thành phố và cây này cùng tên là Anh đào. ANH ĐÀO QUẢ NGỌT Tên khoa học: Prunus avium L. var. Julliana. Họ Hoa Hồng (Rosaceae).

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 4)

+ Trị đại tiện ra máu (máu lẫn nhiều trong phân): Dùng đậu đen sao cháy rồi nấu nước uống hàng ngày để thanh nhiệt (uống thay nước). + Chữa sưng dịch hoàn: Lấy một chén đậu đen và một nắm cam thảo sắc với 2 bát nước còn 1 bát thì uống (cách 1 - 2 giờ uống 1 lần) trong ngày. + Chữa mộng tinh: Lấy 150 gam hạt tía tô, tán nhỏ để uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 4 gam với rượu. + Trị đái buốt: Lấy một nắm rau sam, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cho thêm ít muối hòa tan rồi uống. Uống trong nhiều ngày.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY ĐỖ RĨ (Ý DĨ)

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Đỗ rĩ vị ngọt, tính hơi hàn có tác dụng trừ phong thấp, nhiệt, trị co quấp, trị tiêu chảy lâu ngày, viêm đại tràng và trị tả lỵ. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng phế ung: Khi bị ho khạc ra đờm có mùi tanh hôi, người mệt mỏi thì lấy 3 vốc hạt đỗ rĩ giã nát cho vào siêu sắc với 300ml nước còn 100ml thì pha thêm một ít rượu chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống trong mấy ngày liền.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY TÍA TÔ

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Lá tía tô vị cay, tính ấm có tác dụng hạ khí, tiêu đờm dùng chữa cảm cúm không ra mồ hôi và ho tức ngực nôn đầy. Hạt tía tô dùng chữa các bệnh ho, suyễn, táo bón và mộng tinh. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng cảm cúm, ho nặng: Bị chứng cảm cúm nhưng mồ hôi không ra lại ho đến tức ngực thì nấu cháo múc ra 1 bát còn nóng nguyên rồi trộn đều vào 10-12 gam tía tô đã rửa sạch thái nhỏ cho người bệnh ăn, sau đó trùm kín chăn cho toát mồ hôi ra. Lấy 20 gam lá tía tô tươi rửa sạch, giã thật nát cho thêm nước sôi vào rồi chắt gạn lấy khoảng 100 ml nước trong uống.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY HÀNH

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Hành có vị cay ngọt, tính ấm và phế, vị, làm tan lạnh, thông khí trệ, giải cảm diệt khuẩn. Hành có tác dụng làm cho dịch tiêu hóa đều đặn. Khi ăn nếu không thấy ngon miệng nên cho thêm ít hành để ngon miệng và tiêu hóa tốt. Theo dân gian thì rễ, củ, lá hoa, hạt hành đều dùng làm thuốc có công hiệu chữa trị chính: giải độc, trị đau đầu do thương hàn nhiệt, trị giun tích trong người, tiểu tiện không thông, trị trúng gió, mặt phù thũng, đi tả, an thai. Củ hành trị phong thấp, tan ung nhọt ở vú, thông tuyến sữa.