Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trị Giun Sán

Cây Hoa Chữa Bệnh - DƯƠNG CAM CÚC

Tên khác: Mẫu cúc; Xuân bạch cúc, Ca mô mi. Tên khoa học: Matricaria chamomilla L. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Ở Trung Âu (nhất là Hungari, Đức), sau lan ra Tây Á và được nhập nội vào Bắc Mỹ, Ôxtrâylia. Mô tả: Cây thảo, sống hàng năm, cao 20 - 50 cm, thẳng đứng, nhẵn, phân cành nhiều, cây ưa đất vôi. Lá kép 2 lần hình lông chim, phân chia ra rất nhỏ. Cụm hoa ở ngọn là những đầu, trên các cuống mảnh; đầu có đường kính 1 - 1,5 cm. Hoa hình lưỡi nhỏ màu trắng, xếp thành 1 vòng chu vi ngoài cùng; nhiều hoa hình ống màu vàng xếp ở giữa, trên 1 đế hoa hơi lõm: mùi hoa thơm. Mùa hoa: tháng 5 - 10.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC TRỪ TRÙNG

Tên khác: Cúc trừ sâu. Tên khoa học: Chrysanthemum cinerariaefolium Visiane [Pyrethrum cinerariae folium Visiani]. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc xứ Dalmatia (ven biển Adriatic) và Montenego (Nam Tư cũ). Cây được phân bố ở vùng núi Ânpơ và Ban Căng (châu Âu); được nhiều nước trồng để khai thác: Pháp, Nga, Đức, Nam Tư (cũ), sau lan sang và được trồng nhiều ở Nhật Bản (châu á), Kenia (châu Phi) và Hoa Kỳ (châu Mỹ, Tân thế giới). Ở Việt Nam, Viện Dược liệu đã trồng thử ở các trại cây thuốc Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), đã thu được kết quả ban đầu (những năm 1560- 70); thường trồng đến năm thứ hai, thứ ba mới hái hoa; trồng một lần thu hoạch 10 - 20 năm.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC LA MÃ

Tên khác: Cúc tráng lệ, Cao quý, Cúc cam cao quý Tên khoa học: Athemis nobilis L.; Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây hoa Cúc La mã được trồng nhiều ở Pháp, Anh, Đức, Italia... cây nguồn gốc Tây và Nam Âu. Mô tả: Cây thảo có lông, thân cây lúc đầu mọc bò, sau vươn lên mọc đứng; lá màu lục trắng nhạt, phiến lá chia nhỏ. Cụm hoa hình đầu mọc ở ngọn cành, hình bán cầu; có đế hoa đầy, ở đó có nhiều hoa hình lưỡi, màu trắng, gọi là hoa cánh kép, là loài hoa được gây trồng nhiều.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC BẤT TỬ

Tên khác: Khôi mao cúc (Cúc lông màu tro) Tên khoa học:   Cây: Helichrysum arenarium DC. [Gnaphalium arenarum L.]; Họ Cúc (Asteraceae). Hoa: Flores Stochatos citrinae; Flores Gnaphalii arenarii. Nguồn gốc: Cúc bất tử nguồn gốc châu Âu và Trung Á; thường mọc hoang hoặc được trồng ở đất cát.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY LỰU

Tên khác: Thạch lựu; Mắc lịu (Tày) Tên khoa học: Punica granatum L. Họ Lựu (Punicacese). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc Tây Á (Ba Tư = Persia nay là Iran) được trồng ở vùng đất Địa Trung Hải, ở Ấn Độ Trung Quốc, Đông Nam Á, (Việt Nam, Indanesia...) Ở Việt Nam, cây lưu được nhập từ lâu đời từ Trung Á, được trồng phổ biến ở khắp nơi để làm cảnh, lấy quả ăn và làm thuốc. Trồng Lựu bằng cách giâm cành.

Cây Hoa Chữa Bệnh - BẠCH MAI

Tên khác: Mai, Mắc mòi (Tày), Má pheng (Thái), Xuân mai, Đào mai, Hồng mai, Hắc mai, Mai, Mơ. Tên khoa học: Flos Mume et Fructus Mume (Prunus mume (Sieb.) Sieb. et Zucc. Họ hoa hồng (Rosaceae).

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY ĐỖ RĨ (Ý DĨ)

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Đỗ rĩ vị ngọt, tính hơi hàn có tác dụng trừ phong thấp, nhiệt, trị co quấp, trị tiêu chảy lâu ngày, viêm đại tràng và trị tả lỵ. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng phế ung: Khi bị ho khạc ra đờm có mùi tanh hôi, người mệt mỏi thì lấy 3 vốc hạt đỗ rĩ giã nát cho vào siêu sắc với 300ml nước còn 100ml thì pha thêm một ít rượu chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống trong mấy ngày liền.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CỦ CÀ RỐT

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Củ cà rốt vị ngọt cay tính hơi ấm, vào tì vị đại tràng có tác dụng hạ khí bổ trung, yên ngũ tạng, tiêu hóa tốt, chữa tả lỵ. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng cảm mạo: Lấy mấy củ cà rốt rửa sạch để cả vỏ, cắt ngang từng miếng mỏng rồi nấu lên, chắt lấy nước pha thêm 1 ít đường cho vừa ngọt, uống khi còn nóng.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY NGẢI CỨU

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Ngải cứu thường được dùng làm thuốc an thai, điều hòa kinh nguyệt, cầm máu. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Chữa ỉa chảy tháo dạ: Lấy ngải cứu tươi 1 nắm và một củ gừng tươi, 2 thứ cùng thái nhỏ và cho vào 2 bát nước sắc còn gần 1 bát thì uống lúc còn nóng. + Chữa đau bụng giun: Nếu đau bụng vật vã, miệng nôn mửa ra toàn nước dãi thì lấy một nắm ngải cứu tươi đem giã hoặc vò nát cho nước sôi để nguội vào rồi vắt lấy nước uống. Trong trường hợp không có ngải cứu tươi, có thể lấy ngải cứu khô sắc lên rồi vắt chanh vào uống.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU MƠ

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau mơ vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, chữa các bệnh về đường tiêu hóa.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - RỄ CÂY XOAN

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rễ xoan có thể làm thuốc trị giun đũa. Chế biến rễ xoan thành bột bằng cách: Bóc lấy vỏ cây, vó rễ, cạo bỏ lớp vỏ nâu bên ngoài, chỉ lấy lớp vỏ lụa, sao hơi vàng cho đỡ hăng rồi tán nhỏ, chia thành từng gói 0,7 - 1g. 

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - LỰU TẨY SÁN

* Đặc tính: - Lựu là một cây vừa làm cảnh vừa có thể ăn quả. Có nhiều giống lựu, nhưng phố biến nhất là lựu hoa đỏ và lựu hoa trắng. - Quả lựu to bằng nắm tay, vỏ dày và cứng, trong có rất nhiều hạt nhỏ, mọng. chứa một thứ dịch ngon ngọt được nhiều người ưa thích. Trong 100g lựu chứa 79g nước. 0,6G proti, 0,6g axit hữu cơ, 16,5g gluxit, 2.5g xenluloza, cung cấp cho cơ thể 73 calo.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - BÍ NGÔ CHỮA THIẾU SỮA

* Đặc tính: Bí ngô còn được gọi là bí đỏ, bí ử, là một loại quả phổ biến và bổ. Bí ngô không chỉ là thức ăn mà còn là vị thuốc chữa một số chứng bệnh.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY ĐỖ QUYÊN CHỮA NẤM TÓC

* Đặc tính: Đỗ quyên có tên khoa học là Rhododendron Simsii Planch, còn gọi là sơn thạch lựu, ánh sơn hồng, mãn sơn hồng, báo xuân hoa, thanh minh hoa, sơn trà hoa... Dân gian thường thu hái hoa vào mùa xuân, lá vào mùa hạ và rễ vào mùa đông đem phơi khô trong bóng râm hoặc dùng tươi để làm thuốc.  Trong hoa chứa nhiều anthocyanin và flavonoid, anthocyanin thường thấy nhất là cyanidin 3-glucosid và cyanidin 3,5-diglucosid. Flavanoid thường thấy nhất là azaleatin 3-fhamnóyi glcosid. Trong lá và cành non có chứa Flayonoid, coumarin, triterpen, organic acid, amino acid, tamin, phenol, stenol, cardiac, glycosid, volatil oil …; riêng lá còn chứa cersolic acid và andromedotoxin. Hoa đỗ quyên vị chua ngọt, tính ấm, có công dụng hoà huyết, điều kinh, trừ đàm chỉ khái, khử phong thấp và làm hết ngứa, được dùng để chữa các chứng rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, băng lậu, tổn thương do ngã, phong thấp, thổ huyết, nục huyết...  Lá có vị chua, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu ch

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY XOAN TRỊ GIUN CHUI CUỐNG MẬT

* Đặc tính: Cây xoan thường được nhân dân ta trồng lấy gỗ. Cây xoan có vị độc, tính linh, có tác dụng sát trùng. Vỏ xoan, quả xoan có độc, khi dùng làm thuốc phải thận trọng. Nếu dùng quá liều sẽ có hiện tượng ngộ độc, đau bụng nôn mửa, chóng mặt, mệt lả, tay chân tê dại. Dùng đường cát hay sắc cam thảo uống nhiều thì giải độc.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CAU LÀM CƯỜNG DƯƠNG

* Đặc tính: - Vỏ quả cau (gọi là đại phúc bì) có vị cay, tính hơi ấm, tác dụng hạ khí, tiêu chướng đầy và lợi tiểu, tiêu phù thũng trướng bụng. - Hạt quả cau (gọi là tân bang nhân hay binh lang) có vị cay đắng chát, tính ấm, có tác dụng sát trùng, lợi tiểu và thông đại tiện.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CHUA NGÚT TẨY GIUN SÁN

* Đặc tính: - Chua ngút còn có tên khác là thùn mũn (Vĩnh Phú), chua méo (Hà Bắc), vón vén (Hà Tây). - Cây chua ngút là loại cây thân leo màu nâu, lá mọc so le, hoa màu trắng, quả hình cầu. - Có 3 loại chua ngút để dùng làm thuốc: chua ngút ngọn hoa, chua ngút hoa nách. chua ngút leo. - Dược liệu chua ngút có vị ngọt chua và hơi tê, tính ấm, dùnglàm thuốc tẩy giun sán.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - RAU MÁC và QUẢ BƯỞI

RAU MÁC CHỮA HÔI NÁCH * Đặc tính: Cây rau mác thuộc loại thân cao, hình dáng thẳng đứng, cây giữ cổng, cao gần 1m. Lá cây lưỡi mác hình mũi tên, cuống dài. Hoa ra vào mùa hạ, có 3 cánh, sắc trắng. * Công dụng: Chữa hôi nách: Dùng rau mác giã nhỏ, rửa sạch trước khi đi ngủ đem đắp vào nách rồi buộc chặt. Sáng hôm sau bỏ ra rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, sau đó xát tiếp chanh vào nách. Làm như vậy liên tục 15 ngày mùi hôi sẽ không còn nữa.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ BƠ CHỐNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

* Đặc tính sinh học và thành phần dinh dưỡng của bơ: - Bơ thuộc loại cây lấy gỗ, lá xoan. Hoa bơ nhỏ, màu xanh lục hay vàng nhạt, đài có lông mịn, hoa từng cụm dày đặc. Trái mọng lớn, nạc, dạng trái lê, hình trứng hay hình cầu, màu lục hay màu mận tía khi chín. - Cây bơ có nguồn gốc từ miền nhiệt đới châu Mỹ, được nhập trồng ở Việt Nam đầu thế kỷ 20, chủ yếu ở Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên. Cây bơ ở Việt Nam thuộc chủng Antilles, ra hoa vào tháng 6 - 8. - Trong 100gr thịt trái bơ chín, người ta phân tích thấy có 60g nước; 2,08g prôtid; 20,10g lipid; 7,4g gluxit; tro 1,26g; các chất khoáng: Ca 12mg, P 26, Fe 0,6mg, viamm A 205mg, B1 0,05mg, C 20mg, các aminaxit: cystin, tryptophan, ngoài ra còn có nhiều chất kháng sinh. Chính vì vậy mà trong sách Guines ghi bơ là trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất. Ngoài ra trong lá và vỏ cây chứa nhiều chất dầu dễ bay hơi (methyl - chavicol, alpha pinen) flavonoid, lanin...

CÂY RAU LÀM THUỐC - TỎI

Tỏi - Allium sativum L., thuộc họ Hành - Alliaceae. Cây thảo nhỏ, cao 25-50cm. Thân thực hình trụ phía dưới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá cứng, thẳng, có mép hơi ráp, có rãnh dọc, rộng khoảng 1cm và dài khoảng 15cm. Ở mỗi nách lá phía gốc, có một chỗi nhỏ sau này phát triển thành một tép (ánh) tỏi; các tép tỏi nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) tạo thành một củ tỏi tức là thân hành (giò) của tỏi. Hoa ở ngọn thân xếp thành tán… Bao hoa màu trắng hay đỏ đỏ hoặc lục nhạt bao bởi một cái mo dễ rụng tận cùng thành mũi nhọn dài.