Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Cầm Máu

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - NGHỂ RĂM

Còn gọi là rau Nghể, Răm nước (Polygonum hydropipe) thuộc họ rau Răm (Polygonaceae). Mô tả: Cây thảo mọc hàng năm, cao 0,30 - 1m, có thân phân nhánh, thường nhuộm màu đỏ: ở phía trên các điểm phân nhánh thường phình lên. Lá hình ngọn giáo, nhẵn, có những điểm chấm trong suốt. Hoa tập hợp thành bông thưa, thường nghiêng. Hoa nhỏ (2- 4mm) màu lục hoặc đo đỏ, hình phễu, có điểm chấm trong suốt. Tất cả các bộ phận của cây đều có vị cay nóng, gợi lên vị của Hồ tiêu, vị này sẽ mất đi khi khô. Mùa hoa quả: tháng 7 - 8.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - NGẢI CỨU

Còn gọi là cây Thuốc cứu (Artemisia vulgaria L.) thuộc họ Cúc (Asteracede). Mô tả: Cây thảo, sống dai, cao khoảng 1m, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le, xẻ nhiều kiểu, tự xẻ lông chim đến xẻ thùy theo đường gân, mặt trên lá xanh sậm, nhẵn, mặt dưới trắng xanh, có lông. Hoa đầu màu lục nhạt, xếp thành chùm xim. Toàn cây có mùi thơm hắc. Mùa hoa quả: tháng 10 - 12.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - MÀO GÀ TRẮNG

Còn gọi là Mào gà đuôi nheo (Celosia argentea L) thuộc họ Dền (Amaranthaceae). Mô tả: Cây thảo hàng năm, mọc đứng, nhẵn, phân nhánh nhiều hay ít, cao 0,30 - 1m. Lá hình dải hay ngọn giáo, nhọn dài 8-10cm, rộng 2-4cm. Hoa không cuống hợp thành bông trắng hay hồng, dài 3-10cm. Đài 5, khô xác. Nhị 5, dính nhau ở gốc. Bầu hình trứng chứa chừng 7 noãn. Quả nang nẻ ngang. Hạt dẹt màu đen hoặc nâu đỏ, mặt bóng. Ra hoa vào mùa hạ và mùa thu...

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - MÀO GÀ

Còn gọi là Mào gà đỏ, bông Mồng gà (Celosia argentea L. vạr. Cristata L.) thuộc họ Dền (Amaranthaceae). Mô tả: Cây thảo sống dai, cao 30 - 45cm, có thân thẳng đứng và phân nhánh, nhẵn. Lá có cuống, hình trái xoan hay trái xoan ngọn giáo, ó khi hình ngọn giáo nhọn, nhẵn. Hoa đỏ, vàng và trắng, có cuống rất ngắn, thành bông hầu như không cuống, hình trái xoan tháp, thành khối dày, có khi thành ngù tua (Mồng gà tua, ở dạng plumosa (Voss) Bakh.). Quả hình trái xoan, gần như hình cầu, chứa 1-9 hạt đen, bóng.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - MẠCH MÔN

Mạch môn hay Mạch môn đông (Ophiopogon japonicus (Thunb.) Ker - Gaul) thuộc họ Thiên môn (Asparagaceae). Mô tả: Cây thảo sống dai nhờ thân rễ; thân rễ này ngắn nên các lá như mọc chụm ở đất. Lá dẹp, xếp thành 2 dãy. Hoa mọc thành chùm nằm ở trên một cán hoa trần dài 10 - 20cm. Hoa nhỏ màu lơ sáng, có cuống ngắn, xếp 1-3 cái một ở nách các lá bắc màu trắng. Bao hoa 6 mảnh, rời hay dính ở gốc. Nhị 6, bao phấn mở dọc. Bầu 3 ô, một vòi nhụy với 3 đầu nhụy. Quả mọng màu tím, chứa 1 - 2 hạt.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - LẺ BẠN

Còn goại là Lão bạng, Bạng hoa, Sò huyết (Rhoeo spathacea (Sw) Steara: Rhoeo discolor (L’ Herit) Hance) thuộc họ Thài lài (Commicinaceae). Mô tả: Cây thảo to, sống nhiều năm. Thân cao 32 – 45 cm, đường kính 2,5 - 5cm, phủ bởi bẹ lá, không phân nhánh. Lá dài 18 - 28cm, rộng 3 – 5cm, không cuống, có bẹ, mặt trên lá màu lục, mặt dưới có màu tía. Cụm hoa hình tán đựng trong 2 cái mo úp vào nhau, nom như con sò. Hoa có 3 lá đài, 3 cánh hoa màu trắng vàng, 6 nhị gần bằng nhau, bầu 3 ô. Quả nang dài 3 - 4mm, 3 ô, nở thành 3 mảnh vỏ, chứa 1 hạt có góc và cứng.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - HUYẾT DỤ

Huyết dụ hay Phất dũ, Long huyết, Thiết thụ (Cordyline fruticosa (L.) A. Chevall.) thuộc họ Huyết dụ (Draenenaceae). Mô tả: Cây nhỏ, cao cỡ l - 2m. Thân mảnh, to bằng ngón tay cái, mang nhiều vết sẹo của những lá đã rụng. Lá mọc tập trung ở ngọn, hẹp (1,2 – 2,4cm) và dài (20 - 35cm), màu đỏ tía (có thứ có lá một mặt đỏ, một mặt xanh. Hoa màu trắng pha tím, mọc thành chùy dài ở ngọn thân. Quả mọng chứa 1 - 2 hạt.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DUỐI

Duối hay Ruối, Hoàng anh mộc (Streblus asper Lour.) thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Mô tả: Cây nhỏ, cao 4 - 5m. Thân và cành khúc khuỷu. Lá mọc so le, hình trứng, cứng, ráp, mép khía răng. Hoa đơn tính khác gốc, Cụm hoa đực thành đầu có cuống, đính phía dưới những cành ngắn, gồm 10 - 12 hoa, Cụm hoa cái chỉ có một hoa. Quả mọng, màu vàng, đính trên đài còn lại, ăn được. Cây có hoa quả tháng 6 - 11.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CÓC KÈN

Còn gọi là Cóc kèn nước (Derris trifoliata Lour.) thuộc họ Đậu (Fabacege). Mô tả: Dây leo mọc cao. Lá kép, thường có 5 - 6 (ít khi 7) lá chét xoăn dài 5-10cm, rộng 2-4cm, chóp nhọn, gốc tròn, không lông. Hoa mọc thành chùm đựng ở kẽ lá. Hoa trắng ửng hồng dài 12cm. Đài hoa trăng trắng. Quả tròn 3-4cm, xanh rồi vàng chứa một hạt màu vàng hung. Ra hoa vào tháng 8.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CỎ TRANH

Cỏ tranh hay Bạch mao (Imperata cylindrica (L.) Beauv.) thuộc họ Lúa (Peaceae). Mô tả: Cỏ tranh là một loài cỏ sống lâu năm, cao 30 - 90cm. Thân rễ mọc bò lan dài và nằm sâu dưới đất, thường hình trụ dài 30 - 40cm, đường kính 0,1 - 0,4cm, mặt ngoài màu trắng ngà hay vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và nhiều đốt mang các lá vảy và rễ con. Lá mọc thẳng đứng, hẹp dài 15-30cm, rộng 3-6mm, mặt trên ráo, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc dễ làm đứt chân tay. Cụm hoa hình chùy dài 8 - 20cm, có nhiều bông nhỏ, mềm và dài (do đó có tên Bạch mạo).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CỎ SỮA LÁ NHỎ

Còn gọi là cây Vú sữa đất, cỏ Sữa (Euphprbia thymfolia Burun.) thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, có nhựa mủ trắng. Thân và cành tỏa rộng trên mặt đất, hình sợi, màu đỏ tím, hơi có lông. Lá nhỏ, mọc đối, hình bầu dục hay thuôn, tù đầu, hình tim không đầu hay lá ở gốc, có răng ở mép, có lông ở mặt dưới, dài tới 7mm, rộng 4mm. Cụn hoa ở kẽ lá thành xim có ít hoa. Quả nang, đường kính 1,5mm có lông. Hạt nhẵn, có 1 góc lồi, dài 0,7mm.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CỎ MỰC

Còn gọi là Cỏ nhọ nồi, Nhọ nồi, Hạt niên thảo (Eclipta protetrata L.) thuộc họ Cúc (Compostitae). Mô tả: Cây thảo, cao 30 - 40cm, có thân màu lục đôi khi hơi đỏ tím, có lông. Lá mọc đốt, có lông ở cá 2 mặt, mép khía răng. Hoa màu trắng, mọc tập hợp thành đầu ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả bế có ba cạnh.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CỎ LÀO

Còn gọi là cây Cộng sản, cây Việt minh, cây Ba bớp (Eupodoratum L.) thuộc họ Cúc (Asteraceae). Mô tả: Cây thảo mọc thành bụi, có thân cao đến 2m hay hơn, cành nằm ngang, có lông mịn. Lá mọc đối, hình trái xoan nhọn, mép có răng, cuống dài 1-2cm, có 3 gân chính. Cụm hoa xếp thành ngù kép, mỗi cụm hoa có bao chung, gồm nhiều lá bắc xếp 3-4 hàng. Hoa nhiều, có màu hoa đào. Quả bế hình thoi, 5 cạnh, có lông. Cây ra hoa vào mùa cuối đông.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CHUỐI

Chuối (Musa paradisiaca L. subsp. sasientum Kuntue) thuộc họ Chuối (Musaceae). Mô tả: Cây có thân rễ to; lá cũng rất to; bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả hình trụ, cao 3- 4m. Lá có phiến to dài tái 2m. Khi cây Chuối đã đến lúc ra hoa, thì từ thân rễ mọc lên một thân thật, xuyên qua thân giả mà lộ ra ở ngọn, mang một bông hoa bao bởi nhiều lá bắc màu đỏ tía. Ở nách mỗi lá bắc, có khoảng 20 hoa xếp thành một nải 2 tầng. Quả mọng còn mang dấu vết của vòi nhụy. Quả của các giống trồng thường không có hạt.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CẢI TRỜI

Còn gọi là cây Bọ xít (Blumea glandulosa DC.) thuộc họ Cúc (Asteracede). Mô tả: Cây thảo cao 70 cm, nhánh và lá có lông hơi dính (trĩn), thơm. Lá mọc so le, mép khía răng. Cụm hoa màu vàng ở ngọn, có nhánh dài, có lông dính, hoa đầu màu vàng, bao chung do 5-6 hàng lá bắc, phía ngoài là hoa cái, phía trong là hoa lưỡng tín; hoa nhỏ 4 - 5mm. Quả bế dài 1 mm, có 10 lằn và ở ngọn có lông mào màu trắng. Các loài khác như Blumea subcapitata DC. (thường được các sách nói đến nhiều) và Blumea lacera (Lamk.) DC. cũng được dùng với các tên là Cải trời.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CÀ GAI LEO

Cà gai leo hay Cà vạnh, Cà quính (Solanum procumbens Lour.) thuộc họ Cà (Solanaceue). Mô tả: Cây nhỏ leo, dài tới 1m hay hơn, phân cành nhiều và có rất nhiều gai cong màu vàng, các cành non phủ lông hình sao. Lá mọc so le, hình trứng hay thuôn, nguyên hay chia thùy, hai mặt lá có màu khác: mặt dưới phủ lông tơ và lông len màu trắng, có gai; phiến dài 3-4 cm, rộng 1,2 – 2 cm, cuống đài 4-5 ram. Hoa mầu tím nhạt hợp thành xim ở nách lá gồm 2-5 hoa, ít khi 7-9 hoa. Quả mọng hình cầu, màu vàng, nhẵn bóng, đường kính 5-7 mm. Hạt màu vàng, hình thận, có mạng.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - BA DÓT

Còn gọi là Bà dột, Cà dói, Trạch lan (Eupaforium triphinerue Vahl) thuộc họ Cúc (Asteraceae). Mô tả: Cây thảo, mạc thành bụi dày, thân cao 40 - 50cm. Thân và gân chính của lá màu đỏ Tía. Lá mọc đối, hình mác, góc và chóp thuôn, mếp nguyên, có gân giữa to với 2 cặp gân phụ, không lông. Cụm hoa thưa, hình ngù, ở ngọn thân và kẽ lá, gồm nhiều hoa đầu màu hường, có bao chung gồm 2 - 3 hàng lá bắc, bên trong có 15 - 20 hoa. Quả bế có 5 bướu, dài 2 mm, có lông màu trắng dễ rụng.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - LONG NHÃN

Long nhãn bổ huyết, ích trí Nhãn có cùi thịt (long nhãn) trong, suốt, mọng ngọt, là một trong những thứ quý được ưa chuộng nhất trên thị trường. Trong dân gian từng lưu truyền một truyền thuyết ly kỳ, thú vị về quả nhãn: Ngày xưa có một con ác long chuyên gây tai họa, hoa màu vườn tược thường bị nó làm ngập nước. Một chàng trai trẻ trí dũng song toàn đã thề chém bằng được con ác long đó đề trừ hại cho dân. Một buổi sáng sớm, con ác long lại dâng nước làm ngập ruộng vườn của dân, chàng trai tay cầm đại đao quyết chiến, cuối cùng đã chém được đầu con vật. Mắt con quái vật rơi xuống đất nảy mầm thành một loại cây. Khi cây ra quả, quả được gọi là long nhãn.

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - ĐỊA DU

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên Việt Nam:  Địa du. Tên Hán Việt khác: Ngọc xị, Toan giả (Biệt Lục), Tạc Táo (Bản Thảo Cương Mục), Ngọc trác, Ngọc cổ, Qua thái, Vô danh ấn, Đồn du hệ (Hòa Hán Dược Khảo), Địa du thán (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - ĐẠI KẾ

Xuất xứ:  Biệt lục. Tên Việt Nam:  Ô rô, Ô rô cạn. Tên Hán Việt khác: Hổ kế, Miêu kế (Đào hoằng Cảnh), Mã kế (Phạm chú), Thích kế, Sơn ngưu bàng (Nhật hoa bản thảo), Kê hạng thảo, Thiên châm thảo (Đồ kinh bản thảo), Dã hồng hoa, (Bản thảo cương mục), Địa đinh, Địa đinh hương, Địa đinh thảo, Địa hạ thảo, Đại cư hàn, Ngưu nịch thích (Hòa hán dược khảo) Đại kế diệp, Đại kế thán.