Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Đau Cơ Gân Xương

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA ĐAU TAY - CHÂN - SƯỜN

ĐAU TAY - CHÂN - SƯỜN 25 Bài thuốc 1. Tay và cánh tay đau nhức Đương quy 3 lạng ngâm vào rượu nóng 3 ngày, hâm nóng mà uống, hết lại ngâm nữa để uống đến khỏi. 2. Đờm thấp chạy ra, cánh tay đau Thương truật, Bạch truật, Nam tỉnh, Trần bì, Phục linh, Hương phụ, Hoàng cầm sao rượu, Khương hoạt, Ủy linh, Cam thảo, Bán hạ gia một ít Quế mỏng để dẫn Nam tỉnh, Bán hạ vào chỗ đau, 3 lát gừng, sắc uống khỏi ngay. 3. Đàn ông, đàn bà tê thấp, tứ chỉ không cử động được (người Trung Quốc truyền cho) Thương truật 2 lạng, Hồi hương 1 lạng, Quế chi 1 lạng, lá Ngải 1 lạng, nấu với rượu, xoa bóp chỗ đau.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - THUỐC TRẶC

Thuốc trặc, hay Thanh táo, Tần cửu, Tu huýt (Gendarussa vulgaris Nees) thuộc họ Ô rô (Acanthaceae). Mô tả: Cây bụi cao 1-1,5 m. Thân cành non màu xanh hoặc tím sẫm. Lá mọc đối hình mác hẹp, có gân chính tím, không lông. Trên mặt lá thường có những đốm vàng hoặc nâu đen do một loại nấm gây nên. Hoa mọc thành bông ở ngọn hay ở kẽ lá về phía ngọn bao bởi nhiều lá bắc hình sợi. Đài 5 hợp ở gốc cao 3-5mm. Tràng màu trắng hay hồng có đốm tím, chia hai môi. Nhị 2, bao phấn 2 ô. Quả nang hình đỉnh, dài 12m.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - THIÊN MÔN

Thiên môn hay Thiên môn đông, Tóc tiên leo (Asparagua cochinchinensis (Lour.) Merr) thuộc họ Thiên môn (Asparagaceae). Mô tả: Dây leo sống lâu năm. Rễ củ hình thoi mọc thành chùm. Thân mang nhiều cành, 3 cạnh, dài nhọn, hình lưỡi liềm nom như lá. Lá thật nhỏ như vảy. Hoa nhỏ màu trắng, mọc ở kẽ lá. Quả mọng, màu đỏ khi chín.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - SẦU ĐÂU

Sầu Đâu hay Xoan đào (Azadirachta indica Juss.f.) thuộc họ Xoan (Meliaceae). Mô tả: Cây gỗ cao 10 - 15m. Lá mọc so le, dài 20 - 30cm, một lần kép gồm 6 - l5 đôi lá chét mọc đối, nhẵn, hình ngọn giáo với gốc không cân đối, mép có răng tù. Chùy hoa ở nách lá và ngắn hơn lá, gồm nhiều xim nhỏ; hoa thơm màu trắng, cao 5 - 6mm. Đài có lông. Nhị 10, đầu nhụy phình lên với 3 gai và một vòng lông. Quả hạch màu đỏ dài 2cm, có một vỏ cứng dễ vỡ và một nhân hay hạt hóa gỗ, thịt quả khi chín màu đen.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - GẤC

Gấc (Momordicu cachinchinensis (Lour.) Spreng.) thuộc họ Bầu bí(Cueurbitaceae). Mô tả: Cây sống nhiều năm, leo cao nhờ tua cuốn ở nách lá. Lá mọc so le, phiến xẻ 3 - 5 thùy sâu. Hoa mọc riêng rẽ ở nách lá. Hoa đực có lá bắc to, tràng hoa màu vàng. Hoa cái có lá bắc nhỏ, phía dưới tràng có bầu sẽ phát triển thành quả. Quả to, có nhiều gai, khi chín có màu gạch đến đỏ thẫm. Hạt dẹt, cứng, màu đen. Mùa hoa quả: tháng 7 – 12.

CHỮA CHẤN THƯƠNG, ĐAU LƯNG, ĐAU TỨ CHI

Chấn thương Bài 1 Thành phần: Lá khế tươi 1 nắm. Cách chế: Đem giã nát. Công hiệu: Chữa chấn thương sưng đau. Cách dùng: Đem đắp lá khế giã vào chỗ đau. Bài 2 Thành phần: Hạnh nhân 10 gam, đào nhân 5 gam, nguyên hồ 15 gam, cam thảo 6 gam. Cách chế: Đem sắc kỹ. Công hiệu: Chữa bong gân. Cách dùng: Uống thuốc đã sắc.

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - PHONG THẤP, VIÊM KHỚP, DẠNG PHONG THẤP

Bài 1 - Thành phần: Anh đào tươi 500 gam, rượu gạo 1 lít. - Cách chế: Ngâm anh đào với rượu, sau 10 ngày thành rượu anh đào. - Công hiệu: Chữa đau phong thấp. - Cách dùng: Uống rượu mỗi lần 30-60 ml, ngày 2 lần vào sáng sớm và buổi tối.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - HẠNH NHÂN

Hạnh nhân trị ho hen, nhuận tràng, thông đại tiện Hạnh nhân có hai giống là hạnh trồng và hạnh núi. Quả hạnh ăn ngọt mềm, giàu chất dinh dưỡng, chứa protein, đường, canxi, phốt pho, sắt, các vitamin A, B1, B2, C.. Nó là một trong những vị thuốc chính điều trị ho hen, nhuận tràng trong Đông y. Trong cuốn “Thần nông bản thảo kinh” của Trung Quốc, hạnh nhân được dùng chủ trị hen khò khè, khó thở, rát họng, đau vú, vết thương.... Hạnh nhân có hai loại đắng va ngọt; chúng chẳng những tính vị khác nhau mà ứng dụng lâm sàng cũng khác nhau.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUÝT

Quýt: Từ quả đến lá đều là vị thuốc hay Quả quýt trông rất đẹp mắt, vừa là loại quả ngon vừa là vị thuốc quý. Múi quýt ăn ngọt thơm, giàu chất bổ. Cổ nhân từng gọi quýt là "ngọc màu vàng", từng có nhiều bài thơ, bài văn nói về quýt. Theo tiếng Hán, quýt đồng âm với “cát” có nghĩa là may mắn và đoàn tụ. Ở nhiều địa phương Trung Quốc, trong đêm tân hôn, cô dâu chú rể tục ăn quýt với ý nghĩa mong sớm sinh ra quý tử.

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - VỪNG ĐEN

Vừng là tên gọi ở miền Bắc, miền Nam gọi là mè, tên khoa học là Sesamum indicum; Đông y gọi là Chi ma, Hồ ma, Hồ ma nhân. 100g Vừng trắng sinh 587 calori, có thành phần như sau: 7,2g nước, 25g protein, 55g lipid 6,9g glucid, 702mg photpho, 423mg kali, 71mg calci, 220mg manhê, 1mg đồng, 4,3mg sắt, 2,2mg mangan, 6mg nicotinamid.

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - THẠCH CAO

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên khác: Tế thạch (Biệt Lục), Hàn thủy thạch (Bản Thảo Cương Mục), Bạch hổ (Dược Phẩm Hóa Nghĩa), Nhuyễn thạch cao (Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di), Ngọc đại thạch (Cam Túc Dược Học), Băng thạch (Thanh Hải Dược Học), Tế lý thạch, Ngọc linh phiến, Sinh thạch cao, Ổi thạch cao, Thạch cao phấn, Băng đường chế thạch cao (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - THIÊN MÔN

Xuất xứ:  Bản Kinh Tên khác: Điên hách, Địa môn đông, Duyên môn đông, Dâm dương hoắc, Quan tùng, Vô bất dũ, Bách bộ, Cán thảo (Bảo Phác Tử), Tương mỹ, Mãn đông (Nhĩ Nhã), Điên lặc (Bản Kinh), Thiên cức, Bà la thụ, Vạn tuế đằng (Bản Thảo Cương Mục), Thiên đông, Kim hoa, Thương cức, Thiên văn đông (Hòa Hán Dược Khảo), Dây tóc tiên (Dược Liệu Việt Nam).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - PHỤ TỬ

Xuất xứ:  Bản Kinh. Tên khác:  Hắc phụ, Cách tử (Bản Thảo Cương Mục), Tên khoa học:  Aconitum fortunei Hemsl. Họ khoa học:  Họ Hoàng Liên (Ranunculaceae).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - LONG NÃO

Xuất xứ:  Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu. Tên khác: Kim Cước Não, Cảo Hương, Thượng Long Não, Hư Phạn, Băng Phiến Não, Mai Hoa Não, Mễ Não, Phiến Não, Tốc Não, Cố Bất Bà Luật, Long Não Hương, Mai Hoa Băng Phiến, Yết Bà La Hương, Bà Luật Hương, Nguyên Từ Lặc, Chương Não, Não Tử, Triều Não (Trung Dược Học), Dã Hương (Dược Liệu Việt Nam).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - KÊ HUYẾT ĐẰNG

Xuất Xứ:  Bản Thảo Cương Mục Thập Di.  Tên Khác: Đại Huyết Đằng (Biệt Lục), Hồng Đằng (Bản Thảo Cương Mục), Huyết Phong Đằng (Trung Dược Chí), Mã Nhung Đằng, Tử Ngạnh Đằng (Vân Nam Tư Mao Trung Thảo Dược Tuyển), Trư Huyết Đằng, Cửu Tằng Phong (Quảng Tây Dược Vật Danh Lục), Hồng Đằng, Hoạt Huyết Đằng (Vân Nam Dược Dụng Thực Vật Danh Lục), Đại Huyết Đằng, Huyết Phong (Quảng Đông Dược Chí), Huyết Long Đằng, Ngũ Tằng Huyết, Quá Chương Long (Quảng Tây Dược Chí), Huyết Đằng, Dây Máu Người (Dược Liệu Việt Nam).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - HỒNG HOA

Xuất xứ:  Khai bửu. Tên Việt Nam:  Cây Rum. Tên Hán Việt khác: Hồng lam hoa, Đỗ hồng hoa, Mạt trích hoa, Hồng hoa thái, Tạng hồng hoa, Kết hồng hoa, Sinh hoa, Tán hồng hoa, Hồng lan hoa, Trích hoa, Thạch sinh hoa, Đơn hoa, Tiền bình hồng hoa, Tây tạng hồng hoa, Lạp hồng hoa, Nguyên hồng hoa, Hoàng lan hoa, Dương hồng hoa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - HÀ THỦ Ô

Xuất xứ:  Khai Bảo Bản Thảo. Tên gọi: Vị thuốc này trong bản thảo không có, vì ông Hà thấy ban đêm dlây quấn vào nhau như là giao hợp, họ Hà thấy vậy, đào rễ lấy củ ăn, nhờ thế mà khỏe mạnh, sau đó ngươí ta bắt chước ăn cũng thấy có hiệu quả, nên lấy người đầu tiên dùng nó mà gọi tên (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên khác: Giao đằng, Dạ hợp, Địa tinh (Bản Truyện), Trần tri bạch (Khai Bảo Bản Thảo), Đào liễu đằng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Sơn nô, Sơn ca, Sơn bá Sơn ông, Sơn tinh (Đồ Kinh Bản Thảo), Xích cát (Đẩu Môn), Mã can thạch, Cửu chân đằng, Sang chửu (Bản Thảo Cương Mục), Hồng nội tiêu (Ngoại Khoa Tinh Nghĩa), Giao hành, Dã miêu, Kim Hương Thảo (Hòa Hán Dược Khảo), Chế thủ ô, Tiên Thủù Ô (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Dây sùng bò, Dây sữa bò, Hà thủ ô nam (Dược Liệu Việt Nam).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BẠCH ĐỒNG NỮ

Tên khác: Đại Khế Bà, Xú Mạt Lỵ, Xú Thỷ Mạt Lỵ, Mò Trắng, Mò Hoa Trắng, Bấn Trắng, Vậy Trắng, Ngọc Nữ Đỏ, Lẹo (Việt Nam).

THUỐC NAM CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG - CHỮA MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA NGƯỜI GIÀ

Tăng huyết áp:  Bài 1:  Hoa hoè ………………… 12g  Ngưu tất …………………12g  Tang ký sinh …………….12g  Câu đằng ……………….. 12g  Trạch tả ………………… 12g  Sa tiền ………………….. 12g  Thảo quyết minh ……….. 12g  Lá vông ………………… 12g  Sắc với 600ml nước, đun cạn còn 200ml. chia 2 lần uống trong ngày. Uống 10 ngày, nghỉ 10 ngày, uống lại. 

THUỐC NAM CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG - Các bài thuốc chữa đau mắt, bong gân, cầm máu

Các bài thuốc chữa viêm màng tiếp hợp (đau mắt đỏ do phong nhiệt): Bài 1: Kim ngân hoa …………… 16g Chỉ tử ……………………. 12g Hoàng đằng ……………… 8g Kinh giới ………………… 12g Bạc hà …………………… 6g Lá dâu …………………… 16g Chút chít ………………… 12g Cúc hoa …………………. 12g Sắc với 600ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.