Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Đau Dạ Dày

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CỎ MỰC

Còn gọi là Cỏ nhọ nồi, Nhọ nồi, Hạt niên thảo (Eclipta protetrata L.) thuộc họ Cúc (Compostitae). Mô tả: Cây thảo, cao 30 - 40cm, có thân màu lục đôi khi hơi đỏ tím, có lông. Lá mọc đốt, có lông ở cá 2 mặt, mép khía răng. Hoa màu trắng, mọc tập hợp thành đầu ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả bế có ba cạnh.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CÀ ĐỘC DƯỢC

Cà độc dược hay Cà dược (Datura metel L.var, alba Ness) thuộc họ Cà (Solanaceae). Mô tả: Cây thảo cao 1-2m sống hàng năm, phần gốc của thân hóa gỗ. Thân và cành non màu xanh lục hay tím, có nhều lông tơ ngắn. Lá đơn mọc sơ le, phiến lá nguyên, hình trứng nhọn, gốc phiến lá không đều. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Đài hoa liền nhau, hình ống, màu xanh, phía trên có 4 răng. Cánh hoa màu trắng, dính liền với nhau thành hình phễu nhưng vẫn thấy có 5 thùy. Có 5 nhị đính trên cánh hoa. Bên trên, có 2 lá noãn, hàn liền nhau, chứa nhiều noãn. Quả hình cầu, đường kính chừng 3cm, có nhiều gai mềm ở mặt ngoài, chứa nhiều hạt dẹt, nhăn nheo.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CÂY BÌNH VÔI

Bình vôi (Stephania sp) thuộc họ Tiết dê (Menis permaceae). Mô tả: Thường ta hay sử dụng 2 loại Bình vôi: Bình vôi lá nhỏ (Stephania pierrei Diels) và Bình vôi hay Cù một. Dây mối trơn, Ngải tượng (Stephania glabra (Roxb.) Miers). Loài Bình vôi lá nhỏ là dây leo dài 1 - 2 cm. Toàn cây không có lông, thân non có màu xanh. Lá mọc so le, cuống dài 2,5 - 4cm, hơi phình to ở gốc, dính vào phía trong phiến lá; phiến lá hình tim gần như tròn, hơi dày, dài 2,5 - 4 cm, rộng 2 - 3 cm, hai mặt xanh lục, có 9 - 10 đôi gân lá tỏa tròn, xuất phát từ nơi đính của cuống lá. Hoa đực cái khác gốc, thường là nhỏ, hợp thành tán đơn, đôi khi kép. Còn loài Bình vôi chính thức thường nói đến, có thân dài hơn, phiến lá lớn hình tim, đầu lá thuôn nhọn.

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - VIÊM DẠ DÀY, VIÊM RUỘT

Viêm dạ dày, ruột cấp tính Bài 1 - Thành phần: Táo tây 2 quả, mật ong 20 ml. - Cách chế: Táo rửa sạch, hấp cách thủy cùng với mật ong trong 20 phút. - Công hiệu: Chữa viêm dạ dày, ruột cấp tính. - Cách dùng: Ăn táo cùng mật ong hết trong 1 lần.

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - ĐAU BỤNG

Bài 1 - Thành phần: Vỏ quả hồ đào xanh 60 gam, rượu 250 ml. - Cách chế: Ngâm vỏ hồ đào trong rượu, nút kín 7-10 ngày. - Công hiệu: Có tác dụng điều trị nhất định đối với bệnh đau dạ dày do vị khí kém. - Cách dùng: Uống mỗi lần 3-5 ml rượu, ngày 2 lần.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ NHO

Quả nho - viên ngọc trong suốt Quả nho vỏ mỏng, nhiều nước, vị chua ngọt, nhiều chất bổ. Nho có nhiều loại: đỏ, trắng, xanh, hoa hồng, sữa... Ngoài quả ra, rễ nho, lá nho cũng đều là những vị thuốc. “Thần nông bản thảo kinh”, cuốn sách y học cổ xưa nhất của Trung Quốc, từng giới thiệu vê công hiệu làm thuốc của nho: “Nho ích khí, tăng lực, cường trí, làm cho người béo khỏe, chịu đựng được đói khát, phong hàn. Ăn lâu ngày, người sẽ thấy nhẹ nhàng, thoải mái, trẻ mãi không già”.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - ĐU ĐỦ

Đu đủ chữa đau dạ dày Đu đủ ăn ngọt thơm, thấm vào đến tim phổi, tươi ngon vô cùng. Ðu đủ hương vị độc đáo, ăn bổ, được người Trung Quốc mệnh danh là “vua quả Lãnh Nam”. Quả đu đủ chín vàng, có hình dáng đẹp, ăn tươi hoặc chế biến để dùng điều trị bệnh dạ dày đều tốt.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - CỦ ẤU

Củ ấu thanh nhiệt, kiện tỳ Cây củ ấu là một loài thực vật thủy sinh, mọc trong ao đầm. Củ ấu có 4 loại: ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng, ấu 4 sừng. Thịt củ ấu màu trắng, ăn ngọt mát, bùi, giàu chất đinh dưỡng. Cuốn “Danh y biệt lục” viết: “Củ ấu tươi vị ngọt, mát, ăn sống có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền, tiêu khát, giải rượu; ăn chín có công hiệu ích khí, kiện tỳ”.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - MÍA

Mía: Thang thuốc phục mạch trong thiên nhiên Nhà thơ đời Đường là Vương Duy từng viết: “Bão thực bắt tu sầu nội nhiệt, đại quan hàm hữu giá tương hàn” (Ăn no xin chớ lo nội nhiệt, quan lớn hãy còn nước mía hàn). Qua đó, có thể thấy tác dụng thanh nhiệt tiêu cơm, giải độc của mía, đã được người xưa biết đến từ lâu.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - CHUỐI TIÊU

Bài thuốc hay chữa bệnh bằng chuối tiêu Chuối tiêu từng được mệnh danh là "quả trí tuệ” Theo truyền thuyết, tên gọi này bắt nguồn từ việc Phật tổ Thích ca Mầu ni sau khi ăn chuối tiêu chợt bừng sáng trí tuệ. Theo một truyền thuyết khác, chuối tiêu có nguồn gốc từ Ấn Độ, các học giả. Ấn Độ thường bàn luận các vấn đề triết học, y học... dưới gốc chuối tiêu, đồng thời lấy loại quả này làm thức ăn duy nhất. Vì vậy, người ta gọi chuối tiêu là: "Nguồn trí tuệ". Các nhà y học trong lịch sử Trung Quốc cho rằng: Chuối tiêu tính hàn, vị ngọt, không độc, có tác dụng giảm phiền khát, nhuận phổi, nhuận tràng, thông huyết mạch, bổ tỉnh tủy, dùng để chữa các chứng bệnh táo bón, khô khát, say rượu, sốt, viêm gan vàng da, sưng tấy... Quả tươi, dầu chuối, hoa chuối, lá chuỗi, củ chuối... đều có thể dùng làm thuốc.

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - LONG ĐỞM THẢO

Xuất xứ:  Thần Nông Bản Thảo. Tên khác: Lăng Du (Bản Kinh), Thảo Long Đởm, Sơn Lương Đởm (Tục Danh), Đởm Thảo, Khổ Đởm, Quan Âm Thảo, Tà Chi ĐạiPhu, Tà Chi Đại Sĩ (Hòa Hán Dược Khảo), Trì Long Đởm (Nhật Bản).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - HẢI PHIÊU TIÊU

Xuất xứ:  Bản kinh. Tên Việt Nam:  Nang mực, Mai mực. Tên Hán Việt khác: Mặc ngư cốt (Bản Thảo Cương Mục), Lãm ngư cốt (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Hải nhược bạch sự tiểu lại (Bản Thảo Đồ Kinh), Bạch long, Nhu cốt, Ô tặc giáp, mặc ô ngư, Ô ngư (Hòa Hán Dược Khảo), Ô tặc cốt. (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - CAO LƯƠNG KHƯƠNG (RIỀNG)

Tên Việt Nam:  Riềng ấm, Riềng núi, Cao lương khương, Tiểu lương khương, Lương khương. Tên Hán Việt khác: Man khương (Bản Thảo Cương Mục), Mai quang ô lược, Tỷ mục liên lý hoa (Hòa Hán Dược Khảo), Tiểu lương khương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

THUỐC NAM CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG - Các bài thuốc chữa viêm loét, đau dạ dày, phong thấp

Các bài thuốc chữa viêm loét, đau dạ dày: Bài 1: Lá khôi  ………………… 100g Bồ công anh  …………… 50g Lá khổ sâm  …………….. 12g Ba thứ phơi khô, nấu với 500ml nước như nấu nước chè, uống vào lúc đói trong một ngày. Uống thay nước chè. Uống 6-10 ngày.

CÂY HOA CÂY THUỐC - DÀNH DÀNH

Tên khác: Chi tử - Sơn chỉ tử. Hồng chỉ tử - Thủy chi tử Cách trồng: Vào mùa xuân đánh cành có lẫn gốc rễ đem trồng. Dành dành ưa nước nên trồng ở bên bờ ao, cạnh rãnh nước. Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô và lá tươi. Thu hái, chế biến: Vào tháng 8-11 quả chín hái về bỏ cuống đem phơi khô. Khi dùng có thể để sống hoặc sao vàng hay sao đen. Công dụng: Dùng chữa sốt cao vật vã, bí đái, đái ra máu; vàng da, chảy máu cam, viêm dạ dày, viêm màng tiếp hợp (đau mắt đỏ). Liều dùng: 4-12g/ngày.

CÂY RAU CÂY THUỐC - NGHỆ

Tên khác: Khương hoàng - Nghệ vàng - Khả lẳng (H’mông). Cách trồng: Trồng bằng củ vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Củ (thân rễ) và rễ. Thu hái, chế biến: Mùa thu đào củ. Cắt rễ để riêng, thân rễ để riêng. Rửa sạch đem đồ rồi phơi khô, khi dùng tẩm giấm thanh. Công dụng: Dùng chữa phụ nữ sản hậu, suy nhược cơ thể, đau dạ dày, vàng da, mụn nhọt, làm chóng lên da non. Liều dùng: 4-6g/ngày.

CÂY QUẢ CÂY THUỐC - BƯỞI

Tên khác: Bòng - Mắc phúc (Tày)- Co phúc (Thái Mường) - Hựu Thực - Kroth thlong (Khơ me) - Malephuc (Lào). Cách trồng: Vào mùa xuân lấy hạt hay chiết cành trồng vào một hố to đổ nhiều mùn, phân, lèn chặt gốc. Bộ phận dùng: Lá tươi, vỏ quả khô và nước ép múi bưởi tươi.

SU HÀO - Cây rau nên dùng

Su hào hay Kohlrabi là một cây rau lạ trong gia đình các cây củ cải Brassica. Một số cây củ cải tuy cũng có thân phình thành củ dùng nuôi gia súc như loại Neapolitan Borecole nhưng không cây nào có củ phát triển toàn vẹn để có hình dạng biến đổi khác hẳn so với các cây cùng họ. Su hào, có nguồn gốc từ vùng quanh Địa Trung Hải, được trồng khá phổ biến tại Đông Âu (Hungary, Liên xô cũ), Đức, Bắc Pháp, Ý, Áo.. và tại Do thái, Trung Hoa và những nước ôn đới. Cây ít thông dụng tại Á châu ngoại trừ vùng Bắc Á và Ấn độ, Kashmir, Nepal..

Roi hay Mận: một trái cây khá đặc biệt

Mận, nếu gọi theo tiếng Miền Nam hay Poi, gọi theo miền Bắc Việt Nam là một trái cây nhiệt đới, có nhiều đặc tính khá thú vị. Nhóm Mận này thuộc gia đình thực vật Myrtaceae, theo sách vỡ Mỹ thì nên gọi chung dưới tên gọi tại Ấn độ/Mã lai là jambu. Cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á hay lục địa Ấn cho quả có hình dạng như táo nhưng ăn lại khác hẳn.

Giá Trị Dinh Dưỡng và Dược Tính của Rau Xà-Lách

Rất nhiều cây rau thông thường, thuộc nhiều loài thực vật khác nhau, được gọi chung dưới tên Sà lách. Ngay tên gọi của Sà lách (Lettuce) trong sách vở Anh Mỹ cũng bao gồm nhiều cây rau hình dáng khác nhau. Tên Lettuce hiện dùng để chỉ nhóm rau thuộc gia đình Lactuca, họ Thực vật Asteraceae. Những cây rau sà lách khác được gọi chung là Salad Greens bao gồm các cây rau như Arugula, Belgian endive, Chicory, Chard, Escarole..