Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Mụn Nhọt Mẩn Ngứa

CÂY RAU LÀM THUỐC - NGHỂ BÀ

Nghể bà, Ngải bà, Nghể đông hay Nghể trâu - Polygonum orientale L., thuộc họ Rau răm - Polygonaceae. Cỏ mọc hằng năm, phủ lông rất mềm ở tất cả các bộ phận. Thân khá to, phân nhánh trải ra. Lá có cuống và có kích thước lớn, dài 30-35cm, hình trái xoan hay thuôn, hơi hình tím ở gốc, chóp nhọn; bẹ chìa cũng có lông mềm, dạng chén kéo dài. Hoa xếp thành bông kéo dài, hợp thành ngù ở ngọn cây, trên những cuống dài không lông. Quả hình lăng kính, tù ở gốc, thót lại ở ngọn.

CÂY RAU LÀM THUỐC - MƯỚP ĐẮNG

Mướp đẳng, Khổ qua, Ổ qua, Lương qua, Mướp mủ - Momordica charantia L., thuộc họ Bầu bí Cucurbitaceae. Cây leo nhờ tua cuốn. Thân có cạnh, ở ngọn có lông dài. Lá mọc so le, phiến lá chia 5-7 thuỳ, mép khía răng cưa, trên gân lá có lông ngắn. Hoa đực và hoa cái mọc riêng lẻ, cánh hoa màu vàng nhạt. Quả hình thoi dài, mặt ngoài có nhiều u lồi; quả non màu vàng xanh, quả chín màu vàng hồng, chứa nhiều hạt dẹp có màng đỏ bao xung quanh. Mướp đắng gốc ở châu Phi, châu Á và đã được thuần hoá ở Ấn độ. Ở nước ta, Mướp đắng được trồng ở khắp nơi trong các nương rẫy và các vườn gia đình. các tỉnh phía Nam, hầu như mọi người đều biết ăn Mướp đắng: Mướp đắng nấu với tôm, thịt lợn nạc, Mướp đắng ninh xương, Mướp đắng hấp với thịt băm, Mướp đắng muối dưa, làm nộm, Mướp đắng xào, Mướp đắng kho, Mướp đắng ăn sống làm món ăn bổ mát, chống viêm nhiệt. Trong quả Mướp đắng có một glycosid đắng gọi là momordicin và các vitamin B₁ , C, các acid amin như adenin, betain v.v... Hạt chứa một chất dầu và một ch

CÂY RAU LÀM THUỐC - MÍT

Mít - Artocarpus heterophyllus Lam., thuộc họ Dâu tằm – Moraceae. Cây gỗ cao 12-15m đến 20m. Lá hình trái xoan nguyên hay chia thuỳ về một phía, dài 10-20cm. Cụm hoa đực (dái Mít) và cái đính trên thân cây hoặc trên các cành già. Quả to, hình trát xoan hay thuôn, dài tới 6cm và nặng tới 20-30kg hay hơn nữa. Quả mít chín có màu lục vàng, là một loại quả kép gồm nhiều quả bế mang bởi một bao hoa nạc trên một đế hoa chung. Mỗi hốc là một hạt (thực ra là quả bế) bao bởi một lớp nạc mềm màu vàng (tức là bao hoa). Mít có nguồn gốc ở miền Nam Ấn độ và Malaixia, hiện được trồng hầu khắp nước ta, trong các vườn gia đình, quanh khu dân cư, trên nương rẫy.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ME

Me - Tamarindus indica L., thuộc họ Đậu – Fabaceae. Cây gỗ to, cao 10 - 20m. Lá kép lông chim dài 8-10cm, gồm 10 đến 20 đôi lá chét thuôn, tù ở đầu, dài 20mm, rộng 2mm. Hoa vàng nhạt, xếp thành chùm ở nách lá hoặc thành chuỳ ở đầu cành. Quả thẳng, hơi dẹt, dài 7-25cm, rộng 1,5-2,5cm, dày độ 1cm, mọc thõng xuống; vỏ quả màu gỉ sắt, cứng giòn; cơm quả nạc, khi chín có màu nâu nhạt hay vàng nhạt, có vị chua, bao quanh những hạt dẹp. Cây me là cây của châu Á và châu Phi nhiệt đới, được trồng phổ biến ở nhiều nước. Ở nước ta, nhất là ở các thành phố và các tỉnh phía Nam, Me được trồng làm cây che bóng dọc các đường phố, quanh các thôn xóm và người ta cũng dùng lá và quả chế biến món ăn.

CÂY RAU LÀM THUỐC - MẦN TƯỚI

Mần tưới hay Trạch lan - Eupatoriun fortunei Turcz., thuộc họ Cúc - Asteraceae. Cây thảo cao khoảng 1 mét. Thân có lông tơ, có rãnh. Lá mọc đối, hình dải rộng, nhọn dài ở chóp, thon hẹp ngắn ở gốc, dài 7 - 11cm, rộng 17 - 25mm, có răng đều, nhẵn và có nhiều tuyến trên cả 2 mặt; gân lá hình lông chim. Hoa trắng hay hồng xếp thành đầu, các đầu này lại tập hợp thành ngù kép ở ngọn cây; các cuống hoa phủ lông ngắn dầy đặc; các lá bắc tròn tù. Quả bế màu đen đen, có 5 cạnh. Cây mọc hoang dại và cũng thường được trồng, gặp nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Nhân dân thường dùng Mần tưới ăn sống, như các loại rau thơm. Cũng dùng lá nấu canh ăn cho mát, giải nhiệt, giải cảm. Lá cũng đùng hãm uống lợi tiêu hoá kích thích ăn ngon miệng và làm thơm.

CÂY RAU LÀM THUỐC - MÀN MÀN

Màn màn hay Màn họa trắng - Cleome gynandra L., thuộc họ Màn màn – Capparaceae. Cây thảo hằng năm cao 1m, nhẵn hoặc hơi có lông. Lá kép chân vịt có 5 lá chét hình giáo ngược, thon hẹp ở gốc, ngắn hơn cuống lá chung. Hoa trắng, thành chùm ở ngọn cây, ở nách những lá bắc dạng lá không cuống, có 3 lá nhỏ. Quả nang dài dạng quả cải, mở thành 2 van dạng màng. Hạt hình thận. Màn màn là loài liên nhiệt đới, phổ biến khắp Đông dương; thường gặp mọc hoang dại ở gần khu dân cư trên các đất hoang. Cây có những tính chất kích thích và chống scorbut như cải soong nên cũng được nhiều dân tộc dùng ăn. Chúng có vị đắng nhưng khi nấu lên thì không còn vị đắng nữa. Nhân dân ta và Campuchia cũng thường dùng cành lá non và lá để làm rau ăn. Có thể luộc chấm nước mắm, xì dầu ăn với cơm, nhưng cũng thường muối chua như muối dưa.

CÂY RAU LÀM THUỐC - LU LU ĐỰC

Lu lu đực, Thù lù đực hay cây Nụ áo - Solanum nigrum L., thuộc họ Cà - Solanaceae. Cây thảo cao 30-100cm, sống hằng năm hay sống dai, có thân phân nhiều cành có góc. Lá nguyên, hình trái xoan, nhọn, thuôn dần thành cuống; phiến hơi phân thuỳ hay có góc. Hoa hợp thành chuỳ dạng tán ở các cành bên; tràng hoa màu trắng hoặc tím tím; cuống hoa dài 1-3cm. Quả mọng, tròn, lúc còn non có màu lục sau chuyển sang mầu vàng hay đỏ và khi chín có màu đen, chứa nhiều hột dẹp. Cây mọc phổ biến trong nhiều vùng nhiệt đới. Ở nước ta, Lu lu đực mọc dại ở các bãi hoang, ruộng khô, ven đường đi khắp nước ta. Ở nhiều nước vùng nóng, các nước châu Phi và đảo Môrixơ, ở Ấn độ, Trung quốc cũng như ở nước ta, người ta dùng các chồi non, cây con ăn như các loại Rau cải; các chồi non dùng trộn với dầu giấm thành món ăn tươi sống vừa bổ, vừa nhuận tràng và lợi tiểu. Quả cũng luộc ăn được.

CÂY RAU LÀM THUỐC - LỘC VỪNG

Lộc vừng, Lộc mưng, Vừng, Rau búng hay Chiếc - Barringtonia acutangula (L.) Gaertn., thuộc họ Lộc Vừng - Lecyhidaceae. Vừng là cây gỗ có kích thước trung bình. Lá hình trái xoan thuôn, thon lại ở gốc, tù và hơi có mũi ở chóp, dài 8-12cm, rộng 4-5cm, màu lục nhạt, tối. Hoa nhiều, thành chùm dạng bông mảnh ở ngọn cành, dài 40cm hay hơn. Quả thuôn hoặc dạng bầu dục, dài 3km, dày 2cm, có 4 góc khá rõ, như là những cái cánh. Hạt đơn độc. Lộc vừng là cây của vùng Himalaya, XriLanca, Mianma, Malaixia và Đông Dương... cho tớt Philippin và Úc. Thường gặp ở chỗ bị ngập nước, ven các hồ, suối rạch.

CÂY RAU LÀM THUỐC - LẠC TIÊN

Lạc tiên, còn gọi là Dây chùm bao hay Dây nhãn lồng - Passiflora foetida L., thuộc họ Lạc tiên - Passifloraceae. Dây leo bằng tua cuốn, có lá mọc so le, hình tim, xẻ ba thuỳ và có nhiều lông. Hoa trắng, có tràng phụ hình sợi màu tím. Quả tròn bao bởi các lá bắc cùng lớn lên với quả; quả chín, có màu vàng, dùng ăn được. Lạc tiên mọc hoang dại khắp các vùng đồi núi, các lùm bụi, leo lên các loại cây khác. Cũng được trồng ở các vườn thuốc. Ta thường dùng đọt non của lạc tiên làm rau luộc ăn, chấm mắm nêm. Rau lạc tiên có tác dụng an thần và làm cho dễ ngủ.

CÂY RAU LÀM THUỐC - LÁ CHÙM RUỘT

Chùm ruột hay Tâm duột, Tầm ruột - Phyllanthus acidus (L.) Skeels, thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae. Cây nhỏ, cao tới 5m hay hơn, có thân nhẵn. Cành non màu lục nhạt, cành già màu xám. Lá kép, mọc so le, có cuống dài mang nhiều lá chét mỏng, gốc tròn, chóp nhọn. Hoa nhỏ mọc thành xim với 4-7 hoa màu đỏ ở nách những lá đã rụng. Quả nang có khía, màu vàng lục, vị chua ngọt.

CÂY RAU LÀM THUỐC - KINH GIỚI

Kinh giới hay Khương giới - Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland. = E. Cristata Willd., thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae. Cây thảo cao tới 50cm hay hơn, có thân vuông mọc đứng, mang nhiều lá mọc đối, có cuống; phiến lá có hình trái xoan hay thuôn, có răng cưa ở mép; hoa nhỏ không cuống màu xanh lơ nhạt; quả gồm 4 hạch nhỏ. Kính giới có nguồn gốc ở châu Âu và vùng bắc cực châu Á. Cũng được trồng rộng rãi khắp nước ta. Ta thường dùng cành non và lá làm rau gia vị ăn với các loại rau sống, ăn với rau muống luộc. Kinh giới, tía tô là hai loài rau gia vị quen thuộc trong đĩa rau sống hoặc trong bát cà bung, bên đĩa rau muống xào.

CÂY RAU LÀM THUỐC - KHOAI NƯA

Khoai nưa hay Khoai na - Amorphophallus paeoniifolius (Dennst.) Nicols, = A. campanulatus (Roxb.) Blume ex Decne, thuộc họ Ráy - Araceae. Cây thảo sống lâu năm, có thân củ nằm trong đất; củ hình bán cầu, rộng đến 20cm, mặt dưới lồi mang một số rễ phụ và có những nốt như củ khoai tây chung quanh có 3-5 mấu lồi; vỏ củ màu nâu, thịt trắng vàng và cứng. Lá mọc sau khi đã có hoa, thường chỉ có một lá có cuống cao tới 1,5m được gọi là dọc (cọng) dọc màu xanh sẫm có đốm bột; phiến chia làm 3 nom tựa như lá Ðu đủ. Cụm hoa gồm một mo to màu đỏ xanh có đốm trắng, mặt trong màu đỏ thẫm, bao lấy một bong mo là một trục mang phần hoa cái ở dưới, phần hoa đực ở trên. Khoai nưa phân bố ở Ấn độ, Myanma, Trung quốc, Việt nam, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Ở nước ta, khoai nưa mọc hoang rải rác ở khắp các vùng rừng núi, được bà con nhiều địa phương đem về trồng từ lâu đời ở trong vườn, quanh bờ ao, dọc hàng rào và trên các đồi để làm thức ăn cho người và gia súc, gặp nhiều ở các tỉnh Lạng s

CÂY RAU LÀM THUỐC - KHẾ

Khế - Averrhoa carambola L., thuộc họ Chua me - Oxalidaceae. Cây gỗ cao tới 10m. Lá kép lông chim gồm 3 đến 5 đôi lá chét. Cụm hoa ngắn, thanh chùm xim ở kẽ các lá. Hoa màu hồng hay màu tím. Quả to, tiết diện hình ngôi sao năm múi. Khế gốc ở Malaixia, được trồng ở các nước nhiệt đới và cận á nhiệt đới. Khế được trồng ở khắp nước ta và do trồng trọt mà người ta tạo ra nhiều giống trồng (Khế chua, Khế ngọt ...) Khế múi ít chua, có hàm lượng acid oxalic là 1%, và khi chín muồi, là món ăn được nhiều người ưa thích. Người ta thường dùng Khế ăn sống chấm mắm, nấu canh chua với tôm tép và cá. Quả chín có thể chế mứt. Có khi người ta còn xắt lát Khế múi phơi khô để dành vào lúc mưa bão thiếu rau để nấu canh chua hoặc xào với thịt, tôm tép làm món ăn. Người ta đã xác định được trong thành phần của Khế múi, có các chất theo tỷ lệ phần trăm như sau: nước 92,0; protein 0,3; lipid 0,4; glucid 5,7; cellulose l; tro 0,3; có các nguyên tố ví lượng calcium 8mg%; phosphor 15mng%; sắt 0,9; natri 2; và ka

CÂY RAU LÀM THUỐC - HOA THIÊN LÝ

Hoa thiên lý, Hoa lý hay Thiên lý - Telosma cordata (Burm.f). Merr., thuộc họ Thiên lý - Asclepiadaceae. Dây leo có thân cành non hơi có lông, có nhựa mủ trắng. Lá hình tim, đầu nhọn, mép lá thường cong lên. Hoa khá to, nhiều, màu vàng lục nhạt, mùi thơm dễ chịu, mọc thành xim dạng tán ở nách lá, có cuống to, hơi có lông, mang nhiều tán rất sít nhau. Quả thuộc loại quả đại. Cây thiên lý được trồng ở các nước Đông dương, Inđônêxia, Malaixia, Thái lan, Trung quốc. Âu châu, người ta đã trồng cây Thiên lý từ năm 1748 để làm cây cảnh và lấy hoa. Tại nước ta, Thiên lý cũng được trồng nhiều trong các vườn gia đình vùng đồng bằng cho leo giàn để lấy bóng mát vào mùa hè, hoa thơm mát dịu, hương ngát về đêm (nên còn có tên là Dạ lan hương).

CÂY RAU LÀM THUỐC - HÀNH TÂY

Hành tây - Allium cepa L., thuộc họ Hành - Alliaceae. Cây thảo sống hai năm, có giò phình to (thường gọi là củ), có kích thước thay đổi, gồm nhiều vẩy thịt tức là các bẹ lá chứa nhiều chất dinh dưỡng. Củ hành có hình dạng tròn đều (hình cầu) hoặc tròn hơi dẹp, hình bầu dục hoặc hình bầu dục dài, thường có mầu vàng hay mầu tím hoặc màu trắng. Thân chính thức nằm ở dưới giò mang nhiều rễ nhỏ. Lá dài, tròn, nhọn, rỗng ở giữa. Hoa hợp thành một tán giả nằm ở đầu một cán hoa hình ống trơn, phình ở giữa. Quả hạch, có màng, 2 góc với 3 ngăn, bên trên có núm nhụy còn tồn tại. Hạt có cánh dày, đen nhạt, ráp. Hành tây có nguồn gốc ôn đới, nhưng sinh trưởng và phát triển củ tốt, dễ đạt năng suất cao, lại yêu cầu nhiệt độ không khí nơi trồng chỉ trong phạm vị 15-25°C, mặc dù nó có thể chịu lạnh giỏi ở nhiệt độ dưới 10°C. Hành tây được trồng bằng hạt. Tốc độ nẩy mầm của hạt biến động trong phạm vi 7-15 ngày, có khi tới 20 ngày nhưng nếu gieo hạt vào những tháng có nhiệt độ cao thì hạt mau nẩy mầm h

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐIỀN ĐIỂN

Điền điển hay Điền thanh đầm lầy, Điền thanh hạt tròn, Điền thanh lưu niên, Muồng rút - Sesbania paludosa (Roxb) Prain, thuộc họ Đậu - Fabaceae. Cây bụi cao 3-4m hay hơn, có thân tròn bóng, màu xanh có sọc tím, phân nhánh nhiều, mang những lá kép lông chim với 30-40 lá chét. Hoa vàng mọc thành chùm, mỗi chùm có 8-10 hoa to. Quả đậu thẳng, thõng xuống, dài 20-30m, chứa nhiễu hạt hình cầu nâu bóng. Điền điển được trồng rất nhiều ở các tỉnh phía Nam đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu long và vùng Đồng tháp mười. Từ trước tới nay, bà con thường trồng chủ yếu để lấy thân cây làm củi đun, cành lá làm phân xanh, hoa và hạt làm thức ăn. Cây cũng được trồng từ lâu đời ở một số địa phương phía Bắc nước ta như Hưng yên, Hà nam Ninh bình. Bà con trồng ở ao sâu để lấy phần thân phình to và xốp trắng ngập dưới nước để làm mũ, làm nút chai.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐẬU XANH

Đậu xanh, Đậu chè hay Đậu tằm - Vigna radiata (L.) Wilczek var. radiata, thuộc họ Đậu - Fabaceae. Cây thảo mọc đứng, cao cỡ 5cm. Lá có 3 lá chét, có lông ở cả hai mặt. Chùm hoa ở nách lá; hoa màu vàng lục. Quả đậu nhiều, hình trụ thẳng, mảnh, có lông, chứa những hạt rất nhỏ hình trụ ngắn, gần hình cầu thường có màu xanh lục. Đậu xanh có nguồn gốc ở châu Á (vùng Viễn đông), ngày nay được trồng ở nhiều nước nhiệt đới thuộc châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Ở nước ta, đậu xanh được trồng ở hầu khắp các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi thấp. Có nhiều giống trồng khác nhau.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐẬU RỒNG

Đậu rồng, Đậu khế hay Đậu vuông - Psophocarpus tetragonolobus (L.) DC., thuộc họ Đậu - Fabaceae. Cây thảo leo, sống nhiều năm, có nhiều củ. Lá có 3 lá chét hình tam giác nhọn. Chùm hoa ở nách lá, mang từ 3-6 hoa màu trắng hoặc tím. Quả đậu màu vàng lục, hình bốn cạnh, có bốn cánh với mép khía răng cưa. Hạt gần hình cầu có màu sắc thay đổi tuỳ theo giống trồng (vàng, trắng, nâu hay đen). Rễ có nhiều nốt sần. Đậu rồng có nguồn gốc ở vùng Papua (Tân Ghinê) ngày nay được trồng nhiều ở các nước Đông nam Á. Ở nước ta, Đậu rồng được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam, còn ở các tỉnh phía Bắc, chỉ mới trồng ở Vĩnh yên, Phú thọ, Hải phòng, Hà tây, Hoà bình, Hà Nội, Hưng yên. Hiện nay đã thu thập được loại giống Bình minh ở tỉnh Hải hưng cũ phát triển tốt và cho sản lượng hạt cao hơn so với 70 giống nhập nội ở miền Bắc nước ta. Đậu rồng có thể gieo quanh năm ở các tỉnh phía Nam; còn ở phía Bắc, nên gieo trong tháng 6. Sản lượng hạt đạt một tấn trên 1 hecta.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐAY DẠI

Đay dại, Cây rộp hay Bố dại - Corchorus estazns L. thuộc họ Đay - Tiliaceae. Cây thảo sống hằng năm, phân cành nhiều, màu tía. Lá hình bầu dục nhọn, tròn ở gốc, nhọn ở đỉnh, mép có răng cưa đều, ngắn; lá kèm dài nhọn đầu và khá dai. Cụm hoa mọc ở nách lá, gồm 3 hoa nhỏ màu vàng. Quả nang, hình trụ, có 6-8 cạnh, chứa nhiều hạt. Cây đay dại phân bố ở Ấn độ, Trung quốc, Việt nam, Lào, Campuchia, Philippin, Indonêxia, châu Đại dương và vùng nhiệt đới của châu Phi. Ở nước ta, cây mọc hoang dại phổ biến ở các bãi ven đường, bờ ruộng.

CÂY RAU LÀM THUỐC - CỦ ĐẬU

Củ đậu hay Củ sắn - Pachyrhizus erosus (L.) Urb, thuộc họ Đậu - Fabaceae. Dây leo, có rễ phình thành củ. Lá kép có ba lá chét. Hoa màu tím nhạt mọc thành chùm ở nách lá. Quả có lông. Hạt dẹt. Củ đậu ăn được nhưng hạt lại rất độc. Cành lá dùng làm phân xanh. Củ đậu là loại rau được ưa chuộng từ Bắc chí Nam. Củ đậu ăn tươi mát, có tác dụng giải khát. Dùng xào với thịt, tôm tép, nấu thay rau ăn ngon miệng. Người ta còn dùng Củ đậu kho với thịt, hầm thịt, làm nộm, làm nhân bánh đa nem, lẫn với thịt nạc băm, thịt cua biển, thịt tôm tươi và mộc nhĩ, bún tàu làm nhân bánh xèo (lẫn với tép bạc, thịt ba rọi).