Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa bệnh Mắt Tai Răng Họng

CÂY RAU LÀM THUỐC - HOA HIÊN

Hoa hiên hay Huyên thảo - Hemerocallis fulva L., thuộc họ Hoa hiên - Hemerocallidaceae. Cây thảo sống lâu năm, có rễ củ tròn, xếp thành chùm. Lá nguyên hình dải hẹp, thường gặp xuống ở phía ngọn. Hoa to màu vàng cam, hình phễu, mọc trên một cán đài, Quả hình 3 cạnh, chứa nhiều hạt đen bóng. Cây mọc hoang dại và được trồng ở nhiều nơi làm cây cảnh, lấy lá và hoa làm thuốc, lấy hoa làm rau ăn. Có một loài hoa nhỏ hơn - Hemerocallis minor Mill, cũng được trồng và sử dụng như Hoa hiên.

CÂY RAU LÀM THUỐC - HẸ

Hẹ - Allium odorum L, thuộc họ Hành - Alliaceae. Cây thảo có thân hành nhóm thành túm, hình nón; hầu như dạng trụ. Thân mọc đứng hình trụ hoặc có góc ở ngọn, mang lá ở gốc; lá hẹp, dài, dày. Cụm hoa đạng tán, mo hình vẩy màu trắng; bao hoa màu trắng, gồm nhiều phiến thuôn mũi mác. Quả nang, hình trái xoan ngược chia ra 3 mảnh.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐƠN CHÂU CHẤU

Đơn châu chấu, Cuồng, Độc lực, Cẩm giảng hay Rau gai - Aralia armata (Wall.) Seem., thuộc họ Nhân sâm - Araliaceae. Cây nhỏ, thân mảnh, có nhiều gai cong quắp. Lá lớn, kép lông chim 2-3 lần, có lá kèm, gồm 9-11 lá chét, phiến hình trứng, đầu nhọn, gốc tròn, có răng, trên các gân cũng đều có gai nhỏ. Cụm hoa chuỳ gồm nhiều tán dài, cuống hoa có gai quắp, có những gai tơ ở các đốt; hoa rất nhỏ. Quả hạch đen, có 5 cạnh. Do cây có nhiều gai nên mới có tên là Đơn châu chấu. Đơn châu chấu thường mọc trên các nương rẫy cũ có đất còn tốt; cũng thường gặp ở ven bìa rừng ẩm nhiều tỉnh phía Bắc cho đến các tỉnh Tây nguyên.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐẬU VÁN

Đậu ván - Lablab purpureus (L.) Sweet subsp. purpureus thuộc họ Đậu - Fabaceae. Cây leo sống nhiều năm, phân nhánh, cao 3m và hơn nữa. Lá có 3 lá chét không lông ở mặt trên, có ít lông ở mặt dưới. Hoa tím thành chùm thưa ở nách lá. Quả đậu màu tím tía, dài 5-8cm, rộng 2cm, có mỏ ngắn cụp xuống, chứa 3-4 hạt dẹp, nâu tím hay đen. Có giống trồng có hoa màu trắng và hạt có vỏ màu trắng (Đậu ván trắng). Đậu ván đã được trồng từ lâu đời ở nhiều nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ, đặc biệt là ở Ấn độ mà người ta cho rằng đó là quê hương của nó; có người cho là nó có nguồn gốc ở đảo Ăng ti. Do trồng trọt mà người ta tạo ra nhiều giống đậu ván khác nhau. Ở nước ta, đậu ván được trồng rải rác ở hầu khắp các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi thấp. Loại thường trồng là đậu ván leo cho leo giàn hoặc hàng rào quanh nhà.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐẬU RỒNG

Đậu rồng, Đậu khế hay Đậu vuông - Psophocarpus tetragonolobus (L.) DC., thuộc họ Đậu - Fabaceae. Cây thảo leo, sống nhiều năm, có nhiều củ. Lá có 3 lá chét hình tam giác nhọn. Chùm hoa ở nách lá, mang từ 3-6 hoa màu trắng hoặc tím. Quả đậu màu vàng lục, hình bốn cạnh, có bốn cánh với mép khía răng cưa. Hạt gần hình cầu có màu sắc thay đổi tuỳ theo giống trồng (vàng, trắng, nâu hay đen). Rễ có nhiều nốt sần. Đậu rồng có nguồn gốc ở vùng Papua (Tân Ghinê) ngày nay được trồng nhiều ở các nước Đông nam Á. Ở nước ta, Đậu rồng được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam, còn ở các tỉnh phía Bắc, chỉ mới trồng ở Vĩnh yên, Phú thọ, Hải phòng, Hà tây, Hoà bình, Hà Nội, Hưng yên. Hiện nay đã thu thập được loại giống Bình minh ở tỉnh Hải hưng cũ phát triển tốt và cho sản lượng hạt cao hơn so với 70 giống nhập nội ở miền Bắc nước ta. Đậu rồng có thể gieo quanh năm ở các tỉnh phía Nam; còn ở phía Bắc, nên gieo trong tháng 6. Sản lượng hạt đạt một tấn trên 1 hecta.

CÂY RAU LÀM THUỐC - DIẾP CÁ

Diếp cá, Rau giấp cá, Rau diếp cá hay Lá giấp - Houttuynia cordata Thunb., thuộc họ Lá giấp - Saururaceae. Cây thảo cao 20 - 40cm, có thân màu lục hay tía đỏ. Lá mọc so le, có bẹ; phiến lá hình tim, khi vò ra có mùi tanh của cá. Hoa nhỏ, mầu vàng nhạt, mọc thành bông. Quả nang, hạt hình trứng. Diếp cá có nguồn gốc ở Himalaya và phân bố cả ở Trung quốc, Nhật bản, Lào, Campuchia và Việt nam. Ở nước ta, Diếp cá phổ biến ở trạng thái hoang dại ở những chỗ ẩm ướt, trên các bãi hoang, ở ven các suối, bờ ruộng .. và cũng được trồng lấy lá ăn sống, làm gia vị cùng với các loại rau khác. Rau diếp cá thường có mặt trong các bữa ăn hàng ngày của các gia đình ở các tỉnh phía Nam.

CÂY RAU LÀM THUỐC - CẢI SOONG

Cải soong, Cải xoong, từ tiếng Pháp là Cresson (Cresson de fontaine, cresson d’eau), có khi đọc là xà lách xoong - Rorippa nasturtium aquaticum (L.) Hayek ex Mansf. = Nasturtium officinale R. Br., thuộc họ Cải - Brassicaceae. Cây thảo sống nhiều năm, có thân bò dài tới 40cm, phân nhiều nhánh, đâm rễ ở các đốt (cả trong đất lẫn trong nước). Lá mọc so le, kép lông chim, có 3-9 lá chét hình trứng không đều, thuỳ tận cùng thường lớn hơn, mép nguyên hay khía tai bèo, màu lục sẫm. Hoa nhỏ, màu trắng, hợp thành chùm ở đầu các cành. Quả cải hình trụ chứa nhiều hạt màu đỏ. Cải soong gốc ở Châu Âu được nhập vào trồng trước tiên ở nước ta vào cuối thế kỷ 19 rồi sau đó lan dần ra phía Bắc và các địa phương khác … Người ta đem trồng ở những nơi có dòng nước chảy (từ những rãnh dưới vòi nước tới đất ẩm, ven các suốt, ven bờ giếng khơi).

CÂY RAU LÀM THUỐC - CẢI RỪNG TÍA

Cải rừng tía, Rau cần, Hoa tím ẩn - Viola inconspicua Blume, thuộc họ Họa tím - Violaceae. Cây thảo sống lâu năm, có thân ngắn, gốc cứng. Lá mọc chụm lại thành hình hoa thị ở gần gốc. Phiến lá hình tam giác, gốc lõm hình tim, có tai hẹp, đầu nhọn, mép có răng cưa thưa không đều; cuống lá dài, lá kèm màu nâu, mép nguyên, nhọn. Hoa màu tía nhạt, mọc ở nách lá; cuống dài vượt quá lá. Quả hình cầu, có 3 cánh. Hạt rất nhỏ, hình trứng ngược, màu nâu nhạt.

CÂY RAU LÀM THUỐC - CÀ

Cà, Cà pháo, Cà cỏ - Solanum melongena L., thuộc họ Cà – Solanaceae. Cây thảo sống hằng năm hay sống dai, có thân hoá gỗ. Lá mọc so le, phủ nhiều lông, phiến lá hình trái xoan hay thuôn. Cụm hoa ở nách lá; hoa màu tím xanh, tím nhạt hoặc trắng. Quả mọng, có kích thước, hình dạng, màu sắc thay đổi tùy theo thứ và điều kiện trồng trọt. Cà gốc ở Ấn độ, được nhập trồng vào nước ta từ lâu đời. Trong quá trình trồng trọt và chọn lọc, người ta đã rạo ra nhiều giống Cà, phổ biến là: - Cà bát, có quả to bằng cái bát, màu trắng hoặc xanh. - Cà xoan, có quả dài, màu xanh. - Cà pháo, có quả nhỏ, màu trắng hoặc vàng, trồng rất phổ biến. - Cà tứ thời, có quả bé hình cầu, có màu sắc thay đổi, cho quả quanh năm. - Cà dái đê, có quả dài, thon, màu trắng hoặc màu tím, nhập từ Pháp. - Cà tím, có quả hình trụ dài, phần đầu phình to hơn, thường có màu tím thẫm. Loại Cà này được nhiều người thích ăn. Còn có giống Cà dừa, Cà sung... Cà thường dùng ăn xào, ăn luộc, dùng làm nộm ăn sống (bóp xổt với muối để ch

CÂY RAU LÀM THUỐC - BẦU

Bầu, còn gọi là Bầu canh, Bầu nậm - Lagenaria siceravia (Molina) StandL., thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae. Bầu là loại dây leo có tua cuốn phân nhánh, phủ bởi nhiều lông mềm, có lá hình tim rộng không xẻ thuỳ hay hơi xẻ thuỷ nông; hoa đơn tính, cùng gốc, to, màu trắng; quả tròn, dài, hình trụ có thể đến 1 mét (thứ hispida (Thunb.) Hara), hoặc thắt co lại như bầu rượu (thứ microcarba (Naud) Hara), có lông, vỏ màu lục nhạt hay sẫm, hoặc có đốm trông giống như sao (bầu sao), khi già thì vỏ quả ngoài hoá gỗ (dùng để đựng rượu, đựng nước hoặc làm nhạc cụ như đàn bầu). Cây bầu gốc ở châu Mỹ, ngày nay được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới. Ở nước ta, bầu được trồng khắp nơi làm rau ăn mùa hè. Quả bầu là bộ phận được sử dụng để luộc hoặc nấu canh... hay xào ăn. Bầu luộc chấm nước mắm tôm, mắm tép, hoặc nấu canh với tép, với cá. Người ta còn thái bầu ra thành từng miếng nhỏ phơi khô để ăn dần.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - TOA CĂN BẢN

TOA CĂN BẢN (Trị nhiều bệnh do  Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng sáng lập) ST Tên nguyên phụ liệu Đơn vị Số lượng cho 1 thang 1 Rễ tranh Gam 8 2 Rau má Gam 8 3 Lá muồng trâu Gam 4 4 Cỏ mực Gam 8 5 Cỏ mần trầu Gam 8 6 Ké đầu ngựa Gam 4 7 Cam thảo đất Gam 4 8 Gừng khô Gam 2 9 Củ sả Gam 4 10 Trần bì Gam 4

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH Ở TAI

TAI 41 Bài thuốc 1. Thối lỗ tai - Váng mủ cho sạch, rửa với nước trà ngon thật đậm rồi thổi vào bột thuốc: Bằng sa 4 phân, Khô phàn 4 phân, Long não băng phiến 1 phân, Châu sa 0,5 phân, Hùng hoàng 0,5 phân. 2. Nhức lỗ tai - Lấy nhang đen (nhựa trám với tro để tương) vuốt sáp ong vào đốt lên, làm loa cho khói vào tai. 3. Nhức tai - Ong bầu 2 con rang khô, Hành hương 2 cọng, xông vô tai là lành.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH Ở MIỆNG

MIỆNG 38 Bài thuốc 1. Miệng hôi (khẩu xú) - Cam thảo 1 chỉ, Ô mai 1 chỉ. Mỗi lần dùng 1 vị mà ngậm nuốt nước. - Hương nhu 7 chỉ, sắc nước ngậm và từ từ nuốt nước thuốc. 2. Khóe miệng lở - Đâm 1 cọng lục bình dưới sông, và chút son tàu, nhồi thật nhuyễn mà đặt. 3. Miệng lở hoa, sưng - Đa nhân 2 chỉ, rán cho cháy, tán nhỏ mà xức. - Đọt mây 1 nắm với tí phèn chua, đâm chung, vắt nước mà rửa miệng đau.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA ĐAU RĂNG

ĐAU RĂNG 34 Bài thuốc Răng là chất thừa của xương, là dấu hiệu bên ngoài của thân. Răng thuộc thận thủy, lợi thuộc vị thổ, hễ thận thủy khỏe mạnh vị thổ bình hòa thời răng sẽ bền chắc vững vàng, thận hư vị nhiệt thời răng lung lay nhức nhối, nặng thời chảy máu sưng mủ. Đại để răng ví như cây, lợi ví như đất, đất dày thì rễ cây bền chặt, đất nông thì gốc cây héo. Răng là xương, xương thì không thể đau, chỉ lợi mới đau thôi.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH MẮT

MẮT 108 Bài thuốc 1. Mắt đỏ bí đại tiểu tiện - Sơn chi tử 7 quả, nướng chín sắc lấy nước, bỏ bột Đại hoàng 3 - 4 đồng cân vào uống nóng, kiến hiệu. 2. Mắt mộng thịt, tia máu - Lá nõn sậy giã nhỏ bao giấy bản đắp - Mắt đỏ: Lá cây đào ăn quả 1 nắm, củ nghệ 10g. Giã nhuyễn với 30 ml nước sôi, vắt lấy nước, lọc trong, cho vào lọ nút kỹ. Nhỏ vào mắt, bã rịt mắt băng lại. 3. Quáng gà do can huyết hư - Đâm đọt non me nước hoặc me keo với tí muối mà đặt, rất công hiệu. Vị thuốc trị mắt do một cụ già ở Cù lao Giang, bị mắt đau, nằm mơ thấy ông tiên chỉ. 4. Mắt bị mụt lẹo - Gói cơm nóng trong vải mỏng, áp vào mắt, nguội thì thay, ngày 2 - 3 lần.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH CỔ HẦU HỌNG

CHỮA BỆNH CỔ HẦU HỌNG 73 Bài thuốc Yết hầu là một bộ phận rất quan trọng, người xưa chỉ yết hầu là bao gồm cả đường hô hấp và ăn uống. Nếu yết hâu bị đau, cần điều trị kịp thời, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh đau yết hầu thường thấy: cổ họng bị nghẹt, có lúc sưng, nóng, đỏ hoặc hồng nhợt, nuốt nước miếng cũng đau, có khi đau không ăn uống được. Có lúc đột nhiên trong cổ bị tắc nghẹt sưng đau, nói không ra tiếng, nước nuốt không xuống là bệnh thuộc cấp tính, cần điều trị kịp thời. 1. Hầu họng tê sưng đau Tùng dương, Cam thảo mỗi vị 1/2 lạng, Thanh đại 1 lạng tán bột, viên với hồ và giấm, ngậm mỗi lần một viên. Hoặc Thổ chu nấu lấy nước, mài Thạch giải uống; gia thêm Đơn sa, Chu sa, Thần sa để đắp ngoài cổ họng. 2. Lưỡi sưng họng đau sinh ra cục thịt thừa trong họng Lấy quả cân bằng sắt nung đỏ, nhúng vào một chén rượu như tôi thép, lấy rượu đó ngậm nuốt dần. 3. Hầu họng đau đớn Ngân chu, Hải phiêu tiêu đều nhau, tán bột, thổi vào họng cho nước miếng chảy ra.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - XƯƠNG RỒNG ÔNG

Còn gọi là Xương rằng ba cạnh (Euphorbia antiquorum L.) thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Mô tả: Cây nhỏ mọng nước có thể cao đến 7 - 8m phân nhiều cành phị nước. Cành có 3 cành lồi. Lá nhỏ, mọng nước, mọc ở trên cành lồi củ cành, cuống rất ngắn, hai lá kèm biến thành gai. Cụm hoa mọc ở những chỗ lõm của mép cành, có 1 - 7 bao chung, hợp thành ngù, mỗi bao chung nằm trên 2 lá bắc phân thùy rộng, các tuyến mặt chẻ đôi. Trong bao chung có nhiều nhị tương ứng với các hoa đực thoái hóa và 1 nhụy ứng với 1 hoa cái. Quả nhỏ màu xanh, có 3 mảnh, có vòi nhụy tồn tại. Toàn cây có nhựa mủ.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - XOÀI

Xoài (Mangifera indica L.) thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Mô tả: Cây gỗ lớn, cao 10 - 20m, có tán râm. Lá đơn, nguyên, mọc so le, phiến lá hình thuôn mũi mác, nhẵn, thơm. Hoa hợp thành chùm kép ở ngọn cành. Hoa nhỏ, màu vàng, 5 lá đài nhỏ, mặt ngoài có lông, 5 cánh hoa có tuyến mật, 5 nhị nhưng chỉ có 1 hoặc 2 nhị sinh sản. Bầu trên thường chỉ có 1 lá noãn chứa 1 noãn. Quả hạch chín màu vàng, thịt vàng, ngọt, thơm, nhân có xơ. Hạt rất to. Có nhiều thứ Xoài: Xoài tượng, Xoài cơm, Xoài thanh ca...

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - TƠ XANH

Còn gọi là Tơ hồng xanh (Cassytha filiformis L) thuộc họ Long não (Lauraceae). Mô tả: Dây leo nhẵn, có thân tréo nhau, dạng sợi, màu lục sẫm. Lá rất nhỏ, tiêu giảm thành vảy. Hoa nhỏ, trắng, không cuống, xếp thành bông dài 1,5 - 5cm. Quả dạng quả hạch, hình cầu, bao trong ống hoa cùng lớn lên và hóa nạc, tựa như một quả mọng.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - TAM HỎNG (TAM PHỎNG)

Còn gọt là Chúm phỏng, hay Tầm phong (Cardiospermum nalicaeabum L.) thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Mô tả: Cây thảo leo, có nhánh mảnh khía dọc. Lá mọc so le, kép, có lá chét hình tam giác, có thùy, nhọn mũi, nhẵn hoặc có lông. Hoa trắng, thành chùm ở nách lá, với cuống chung có 2 tua cuốn mọc đối. Quả nang, dạng màng, có 3 ô, hình cầu hay hình quả lê, phồng lên, có gân lồi, hạt hình cầu, với áo hạt màu sáng, có vỏ đen đen.