Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Giải Nhiệt

CÂY RAU LÀM THUỐC - ME

Me - Tamarindus indica L., thuộc họ Đậu – Fabaceae. Cây gỗ to, cao 10 - 20m. Lá kép lông chim dài 8-10cm, gồm 10 đến 20 đôi lá chét thuôn, tù ở đầu, dài 20mm, rộng 2mm. Hoa vàng nhạt, xếp thành chùm ở nách lá hoặc thành chuỳ ở đầu cành. Quả thẳng, hơi dẹt, dài 7-25cm, rộng 1,5-2,5cm, dày độ 1cm, mọc thõng xuống; vỏ quả màu gỉ sắt, cứng giòn; cơm quả nạc, khi chín có màu nâu nhạt hay vàng nhạt, có vị chua, bao quanh những hạt dẹp. Cây me là cây của châu Á và châu Phi nhiệt đới, được trồng phổ biến ở nhiều nước. Ở nước ta, nhất là ở các thành phố và các tỉnh phía Nam, Me được trồng làm cây che bóng dọc các đường phố, quanh các thôn xóm và người ta cũng dùng lá và quả chế biến món ăn.

CÂY RAU LÀM THUỐC - MẦN TƯỚI

Mần tưới hay Trạch lan - Eupatoriun fortunei Turcz., thuộc họ Cúc - Asteraceae. Cây thảo cao khoảng 1 mét. Thân có lông tơ, có rãnh. Lá mọc đối, hình dải rộng, nhọn dài ở chóp, thon hẹp ngắn ở gốc, dài 7 - 11cm, rộng 17 - 25mm, có răng đều, nhẵn và có nhiều tuyến trên cả 2 mặt; gân lá hình lông chim. Hoa trắng hay hồng xếp thành đầu, các đầu này lại tập hợp thành ngù kép ở ngọn cây; các cuống hoa phủ lông ngắn dầy đặc; các lá bắc tròn tù. Quả bế màu đen đen, có 5 cạnh. Cây mọc hoang dại và cũng thường được trồng, gặp nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Nhân dân thường dùng Mần tưới ăn sống, như các loại rau thơm. Cũng dùng lá nấu canh ăn cho mát, giải nhiệt, giải cảm. Lá cũng đùng hãm uống lợi tiêu hoá kích thích ăn ngon miệng và làm thơm.

CÂY RAU LÀM THUỐC - MĂNG TRE

Nhân dân ta thường ăn nhiều loại măng của nhiều loài cây thuộc phân họ Tre trong họ Lúa - Poaceae như: Tre mỡ (Bambusa vulgaris Schrad. Ap. Wendl.), thường trồng, Tre trổ (Bambusa vulgaris Schrad, ap. Wendl. var. Aureo-variegata Hort.) có thân đẹp, Tre là ngà (Bambusa blumeana Schult.), Tre vầu (Bambusa nutans Wall. ap. Munro), Tre gai rừng (Bambusa arundinacea Retz.), Tre tầu (Gigantochloa verticllata Munro), Trúc cần câu, Trúc đen (Phyllostachys nigra (Lodd.) Munro var. henonis (Mitf.) Stapf ex Rendle = P. puberula Mak.), Dang (Den drocalamus sp.), Mai (Sinocalamus giganteus (Munro) A. Camus), Tầm vông (Dendrocalamus strictus (Roxb) Nees), Tre mạnh tông (Dendrocalamus flagellifer Munro), Nứa (Taeniostachyum dulloa Gamble), Le (Oxytenanthera spp.). Thường dùng nhiều là măng Tre. Tre mọc hoang trong rừng hoặc được trồng nhiều ở các thôn xóm để lấy thân tre dùng trong xây dựng, làm dụng cụ... và lấy măng tre dùng ăn và lấy lá tre làm thức ăn cho, trâu bò.

CÂY RAU LÀM THUỐC - LÁ CHÙM RUỘT

Chùm ruột hay Tâm duột, Tầm ruột - Phyllanthus acidus (L.) Skeels, thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae. Cây nhỏ, cao tới 5m hay hơn, có thân nhẵn. Cành non màu lục nhạt, cành già màu xám. Lá kép, mọc so le, có cuống dài mang nhiều lá chét mỏng, gốc tròn, chóp nhọn. Hoa nhỏ mọc thành xim với 4-7 hoa màu đỏ ở nách những lá đã rụng. Quả nang có khía, màu vàng lục, vị chua ngọt.

CÂY RAU LÀM THUỐC - HOA THIÊN LÝ

Hoa thiên lý, Hoa lý hay Thiên lý - Telosma cordata (Burm.f). Merr., thuộc họ Thiên lý - Asclepiadaceae. Dây leo có thân cành non hơi có lông, có nhựa mủ trắng. Lá hình tim, đầu nhọn, mép lá thường cong lên. Hoa khá to, nhiều, màu vàng lục nhạt, mùi thơm dễ chịu, mọc thành xim dạng tán ở nách lá, có cuống to, hơi có lông, mang nhiều tán rất sít nhau. Quả thuộc loại quả đại. Cây thiên lý được trồng ở các nước Đông dương, Inđônêxia, Malaixia, Thái lan, Trung quốc. Âu châu, người ta đã trồng cây Thiên lý từ năm 1748 để làm cây cảnh và lấy hoa. Tại nước ta, Thiên lý cũng được trồng nhiều trong các vườn gia đình vùng đồng bằng cho leo giàn để lấy bóng mát vào mùa hè, hoa thơm mát dịu, hương ngát về đêm (nên còn có tên là Dạ lan hương).

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐẬU XANH

Đậu xanh, Đậu chè hay Đậu tằm - Vigna radiata (L.) Wilczek var. radiata, thuộc họ Đậu - Fabaceae. Cây thảo mọc đứng, cao cỡ 5cm. Lá có 3 lá chét, có lông ở cả hai mặt. Chùm hoa ở nách lá; hoa màu vàng lục. Quả đậu nhiều, hình trụ thẳng, mảnh, có lông, chứa những hạt rất nhỏ hình trụ ngắn, gần hình cầu thường có màu xanh lục. Đậu xanh có nguồn gốc ở châu Á (vùng Viễn đông), ngày nay được trồng ở nhiều nước nhiệt đới thuộc châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Ở nước ta, đậu xanh được trồng ở hầu khắp các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi thấp. Có nhiều giống trồng khác nhau.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐAY DẠI

Đay dại, Cây rộp hay Bố dại - Corchorus estazns L. thuộc họ Đay - Tiliaceae. Cây thảo sống hằng năm, phân cành nhiều, màu tía. Lá hình bầu dục nhọn, tròn ở gốc, nhọn ở đỉnh, mép có răng cưa đều, ngắn; lá kèm dài nhọn đầu và khá dai. Cụm hoa mọc ở nách lá, gồm 3 hoa nhỏ màu vàng. Quả nang, hình trụ, có 6-8 cạnh, chứa nhiều hạt. Cây đay dại phân bố ở Ấn độ, Trung quốc, Việt nam, Lào, Campuchia, Philippin, Indonêxia, châu Đại dương và vùng nhiệt đới của châu Phi. Ở nước ta, cây mọc hoang dại phổ biến ở các bãi ven đường, bờ ruộng.

CÂY RAU LÀM THUỐC - DƯA HẤU

Dưa hấu hay Dưa đỏ - Citrullus lanatus (Thunb.) Mansf., thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae. Dãy leo có nhiều lông, có tua cuốn chẻ 2-3 nhánh. Lá màu xanh nhạt, hình tam giác, có 3-5 thuỳ, các thuỳ này lại chia thành thuỳ nhỏ, có góc tròn. Hoa đơn tính, cùng gốc, to, mầu vàng lục. Quả rất to, hình cầu hoặc hình trứng dài, nhẵn, vỏ ngoài màu lục đen sẫm, nhiều khi có vân dọc màu lục, có thể dài tới hơn 50cm, rộng 30cm; ở những giống trồng, có quả thuôn, nặng tới 10-20kg. Thịt quả có màu thay đổi từ trắng tới đỏ sẫm, mọng nước, vị dịu ngọt ở các giống trồng (còn ở loài điển hình thì có vị đắng); hạt dẹp, màu đen nhánh.

CÂY RAU LÀM THUỐC - DƯA GANG

Dưa gang hay Việt qua - Cucumis melo L. var. conomon (Thunb.) Makino, thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae. Cây thảo leo mọc hằng năm, có lông nhiều và nhắm ở thân, có tua cuốn đơn. Lá hình thận hay hình tròn, hơi xé thùy tròn; có răng tù, có lông ở cả hai mặt; cuống ráp có lông. Hoa đực và hoa cái cùng gốc, hoa cái thường mọc đơn độc ở nách lá, cánh hoa màu vàng. Quả có hình dạng thay đổi, phần nhiều là hình trụ, có sọc dọc, màu xám hay màu lục bóng, có khi màu vàng; thịt quả trắng hay xanh nhạt, hơi cứng, giòn, thường có vị nhạt. Dưa gang được trồng khắp nơi của nước ra để lấy quả làm rau ăn sống cho mát vào mùa hè, dùng nấu canh với tôm tép hoặc muối dưa chua.

CÂY RAU LÀM THUỐC - DÂY DANG (LÁ GIANG)

Dây dang - Aganonerion polymorphum Pierre ex Spire, thuộc họ Trúc đào Apocynaceae. Dây leo dài 1,5-4m, nhẵn, có nhựa mủ trắng, không nhiều lắm. Lá hình trái xoan mũi giáo, nhọn sắc lại ở chóp, hình tim hoặc tù ở gốc, mặt trên có màu sáng hơn, dạng màng, dài 3,5-10cm, rộng 2-5cm. Hoa đỏ hay trắng, xếp 2-5 cái một thành chùm xim ở ngọn. Quả gồm hai quả đại dài 8-15cm, rộng 5-8mm, hình dải, thẳng hay cong, rẽ đôi, màu đen đen, khía rãnh dọc. Hạt dài 3-4mm thuôn, màu nâu, có mào lông mềm màu hung.

CÂY RAU LÀM THUỐC - CỦ NIỄNG

Củ niễng là củ của cây Niễng hay Niềng niễng - Zizania latifolia Turcz.„ thuộc họ Lúa - Poaceae. Niễng là loại cỏ sống nhiều năm, mọc ở nước, với thân rễ và thân bồ phát triển mạnh. Thân mọc đứng, nhẵn, rất to ở phần đâm rễ, xốp và chia cắt ra nhiều bản, và mảnh hơn ở phần ngọn. Lá phẳng, hình giải, ngọn giáo, nhọn dẫn thành mũi dài, cả hai mặt lá đều ráp. Chuỳ hoa hẹp, có trục to, chia ra nhiều nhánh mọc đứng. Niễng gốc ở miền Đông Xibêri và được trồng nhiều ở Ấn độ. Trung quốc, Nhật bản và khắp vùng Viễn đông, và tạo thành một loại rau được ưa chuộng. Niễng cũng được trồng khắp nước ta, nhiều nhất là ở các tỉnh phía Bắc, để lấy các chồi non làm rau ăn. Phần ăn được ở chồi là phần phình làm thành khối ở gốc các chồi này do hoạt động của một loại nấm than ký sinh Uisilago esculentum Hennings hay Usilago virulis; ta thường gọi phần phình này là củ.

CÂY RAU LÀM THUỐC - CỦ DỀN

Củ dền hay Củ cải đường có nguồn gốc từ loài cây hoang dại vùng bờ biển Địa trung hải và Đại tây dương, được trồng và tạo ra các thứ và các chủng khác nhau có loại lấy củ, có loại làm thức ăn gia súc và có loại dùng lấy đường, chế rượu. Cây Củ dền - Beta vulgaris L. thuộc họ Rau muối - Chenopodiaceae Cây thảo có rễ phồng thành củ nạc, ngọt, màu đỏ thẫm. Thân đứng có vằn, ít phân nhánh. Lá hình trứng, màu lục có mép lượn sóng. Hoa màu lục nhạt, mọc thành bông khá dài. Cây được nhập vào trồng ở nước ta trên vùng đất cát pha tỉnh Ninh bình trước đây nhưng kém phát triển. Ở miền Nam, cây mọc tốt và được trồng nhiều ở Đà lạt (thứ rubra (L.) Moq.).