Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thông Tiểu Tiện và Thông Mật

CÂY RAU LÀM THUỐC - HÀNH TÂY

Hành tây - Allium cepa L., thuộc họ Hành - Alliaceae. Cây thảo sống hai năm, có giò phình to (thường gọi là củ), có kích thước thay đổi, gồm nhiều vẩy thịt tức là các bẹ lá chứa nhiều chất dinh dưỡng. Củ hành có hình dạng tròn đều (hình cầu) hoặc tròn hơi dẹp, hình bầu dục hoặc hình bầu dục dài, thường có mầu vàng hay mầu tím hoặc màu trắng. Thân chính thức nằm ở dưới giò mang nhiều rễ nhỏ. Lá dài, tròn, nhọn, rỗng ở giữa. Hoa hợp thành một tán giả nằm ở đầu một cán hoa hình ống trơn, phình ở giữa. Quả hạch, có màng, 2 góc với 3 ngăn, bên trên có núm nhụy còn tồn tại. Hạt có cánh dày, đen nhạt, ráp. Hành tây có nguồn gốc ôn đới, nhưng sinh trưởng và phát triển củ tốt, dễ đạt năng suất cao, lại yêu cầu nhiệt độ không khí nơi trồng chỉ trong phạm vị 15-25°C, mặc dù nó có thể chịu lạnh giỏi ở nhiệt độ dưới 10°C. Hành tây được trồng bằng hạt. Tốc độ nẩy mầm của hạt biến động trong phạm vi 7-15 ngày, có khi tới 20 ngày nhưng nếu gieo hạt vào những tháng có nhiệt độ cao thì hạt mau nẩy mầm h

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐINH LĂNG

Đinh lăng hay Cây gỏi cá - Polyscias fruticosa (L.) Harms, thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae. Cây bụi cao 0,80m đến 1,5m hay hơn, nhẵn và không có gai. Lá kép 3 lần lông chim, dài 20-40cm; lá chét có cuống mảnh, dài 5-15mm, dạng màng, có răng không đều, thường bị khía hoặc chia thùy, nhọn, dài 3-10cm, rộng 0,6-4cm. Hoa nhỏ, thành chuỳ tán ngắn, dài 7-18cm. Quả dẹt màu trắng bạc, dài và rộng cỡ 3-4mm, dày 1mm mang các vòi nhụy tồn tại. Cây gốc ở quản đảo Polynêdi, nay được trồng nhiều ở nước ta ở Lào và Campuchia và các vùng nhiệt đới của Cựu lục địa. Cây được trồng trong các vườn gia đình và cả ở các đình chùa, có khi trồng làm hàng rào. Các lá non thường được dùng ăn gỏi cá, gói với nem, làm gia vị ăn với thịt lợn.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐẬU DẢI

Đậu dải - Vigna unguiculata (L.) Walp. = Vigna sinensis (L.) Savi ex Hassk., thuộc họ Đậu - Fabaceae. Cây thảo leo hoặc bò lan mặt đất, có thân dài tới 2m. Lá có 3 lá chét, lá chét giữa đối xứng hình tim nhọn, hai lá bên không đối xứng. Chùm hoa ở nách lá, mang 3-4 hoa to màu vàng hoặc tím. Quả đậu hình dải, khi chín vỏ tách ra và xoắn lại. Hạt hình thận xếp dọc trong quả. Quả và hạt có kích thước, trọng lượng, màu sắc và thành phần hoá học thay đổi tuỳ theo giống đậu trồng. Đậu dải được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới trên thế giới. Ở nước ta, khắp các tỉnh đồng bằng, trung du và miễn núi đều có trồng nhiều giống Đậu dải khác nhau. Hiện đã biết trên 10 giống được trồng từ lâu đời.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐẬU BẮP

Đậu bắp, Mướp tây, Bắp chà hay Bụp bắp - Abelmoschus esculentus (L.) Moench, thuộc họ Bông - Malvaceae. Cây thân thảo mọc đứng cao tới 2,5m, có nhiều lông. Lá hình tim hay hình chân vịt, mép có răng lớn, ráp, có lông dài. Hoa mọc ở nách lá, màu đỏ, trông giống hoa bông. Quả nang dài hay dựng đứng cỡ 3,5cm, có màu lục sáng, có mặt cắt hình thoi. Đậu bắp gốc ở Ấn độ, được trồng ở nhiều nơi trong nước ta, nhất là ở các tỉnh phía Nam để lấy quả xanh ăn như các loại đậu, dùng quả xào, luộc, làm nước chấm, nấu canh chua với cá, lươn, làm dậy mùi thịt cá. Cũng có thể nướng chín trong tro nóng hoặc ăn sống như dưa chuột. Quả non phơi khô, bảo quản để ăn dần. Có tác giả cho biết 62g Đậu bắp trong đó chứa 1,3g protein và 4,8g glucid sẽ cung cấp cho cơ thể 25 calo.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐAY

Đay, Bố đay hay Đạy quả tròn - Corchorus capsularis L. thuộc họ Đay - Tiliaceae. Cây thảo cao l-3m, màu tím nhạt, ít phân nhánh. Lá hình bầu dục nhọn, hẹp ngang, tròn ở gốc, có mũi nhọn ở đỉnh, nhẵn, có răng, dài 6-10cm, rộng 15-30mm; răng nhọn, đều, 2 răng dưới tận cùng bởi một sợi lông dài; gân gốc 1-5. Hoa tập hợp 2-3 cái một ở nách lá, cuống chung và cuống hoa ngắn. Quả hình cầu hay hình quả lê dài 12mm, rộng 10-11mm, có cạnh lồi, mở thành 5 van mang 2 dãy hạt, mỗi dãy 5 hạt dẹp, có góc. Đay có nguồn gốc ở Ấn độ, từ đó được đem trồng ở nhiều nước. Khắp các nước Đông dương đều có trồng. Ở Việt nam cũng như ở nhiều nước, người ta trồng đay chủ yếu để lấy sợi đay, một chất sợi quan trọng mà qua chế biến, sợi và bẹ đay có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm như: bao tải, thảm, vải dùng may mặc, vải bọc dây điện, dây dẫn lửa, thừng, chão, võng ... Đay đã trở thành một cây công nghiệp quan trọng của nước ta, có giá trị kinh tế cao và là một mặt hàng quan trọng trên thị trường thế giới.

CÂY RAU LÀM THUỐC - DỨA

Dứa, Thơm, Khóm - Ananas comosus (L.) Merr, thuộc họ Dứa - Bromeliaceae. Dứa là loại cây thảo có thân ngắn nhưng mang nhiều rễ kí sinh, với những lá dài phân bố đều xòe ra tứ phía hình hoa thị. Trên thân và nách lá có một số chồi (người ta dùng chồi để nhân giống). Khi cây đã lớn, thì từ chùm lá đó mọc ra một thân dài 30-40cm, mang một cụm hoa bông trên đó đính nhiều hoa đều màu tím. Quả phức, hình ống hay hình chóp cụt, giữa có lõi (thực chất là phần nối tiếp của thân chính) phía trên ngọn quả còn có một chồi gồm nhiều lá ngắn, gọi là chồi ngọn, dùng để nhân giống. Cây dứa sống chủ yếu ở châu Mỹ latinh, nhất là ở Brazil. Dứa đã được đem trồng ở hầu hết các nước nhiệt đới và một số nước á nhiệt đới mùa đông không rét lắm. Giống Dứa trồng phổ biến nhất trên thế giới là Cayenne (chỉ trồng thâm canh và ở khí hậu mát), thứ đến là Spanish trồng nhiều ở các nước nhiệt đới. Dứa Victoria được trồng trong sản xuất lớn.

CÂY RAU LÀM THUỐC - DƯA HẤU

Dưa hấu hay Dưa đỏ - Citrullus lanatus (Thunb.) Mansf., thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae. Dãy leo có nhiều lông, có tua cuốn chẻ 2-3 nhánh. Lá màu xanh nhạt, hình tam giác, có 3-5 thuỳ, các thuỳ này lại chia thành thuỳ nhỏ, có góc tròn. Hoa đơn tính, cùng gốc, to, mầu vàng lục. Quả rất to, hình cầu hoặc hình trứng dài, nhẵn, vỏ ngoài màu lục đen sẫm, nhiều khi có vân dọc màu lục, có thể dài tới hơn 50cm, rộng 30cm; ở những giống trồng, có quả thuôn, nặng tới 10-20kg. Thịt quả có màu thay đổi từ trắng tới đỏ sẫm, mọng nước, vị dịu ngọt ở các giống trồng (còn ở loài điển hình thì có vị đắng); hạt dẹp, màu đen nhánh.

CÂY RAU LÀM THUỐC - DƯA CHUỘT

Dưa chuột hay Dưa leo - Cucumis sativus L. thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae. Cây leo sống hằng năm; dây chia ra nhiều nhánh và phủ lông. Tua cuốn đơn. Lá chia thuy rõ, thuỳ nhọn. Hoa đơn tính, mọc đơn độc ở nách lá, màu vàng; số hoa đực nhiều hơn số hoa cái. Quả mọng, trên quả có nhiều u vằn và có gai với độ cứng, mềm, tù, nhọn và màu sắc khác nhau tuỳ theo giống trồng. Dưa chuột là cây hoang dại ở châu Á và châu Phi, được trồng từ lâu ở miền Đông Địa trung hải. Ở nước ta, Dưa chuột cũng được trồng nhiều nhưng các giống trồng còn nghèo nàn. Các vùng rau lớn từ Hà nội đến Hưng yên, Bắc ninh, Lâm đồng (Đà lạt ..) cũng chủ yếu là dùng giống địa phương gọi chung là giống dưa chuột Việt nam. Song cũng có vài nơi nhự Hải phòng, Hà tây còn trồng giống dưa chuột lai giữa giống Dưa chuột Việt nam và giống Dưa chuột ngoại (giống Dưa chuột hữu nghị lai giữa giống Dưa chuột (Quế võ) và giống Nhật bản Nasu Fuxinari) và giống lai giữa các giống ngoại với nhau (giống F1 lai từ các giống của Nhật bản).

CÂY RAU LÀM THUỐC - DƯA BỞ

Dưa bở - Cucumis melo L., thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae. Cây thảo hằng năm có thân mọc bò, phủ lông ngắn; tua cuốn đơn. Lá lớn, hình tim ở gốc, gân hình tròn hoặc hình thận, có 3 góc hay 3-7 thùy thường nhỏ, tròn, tù, có răng; hai mặt lá có lông mềm, trên gân mặt dưới cũng có lông; cuống lá có lông ngắn cứng. Hoa màu vàng, hoa đực xếp thành bó, hoa cái mọc riêng lẻ. Quả đa dạng, hình dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo từng thứ, phần nhiều có vỏ vàng sọc xanh, trơn nhẵn bóng hoặc có lông tơ mềm, khi thật chín thì có vỏ mỏng bóc ra như lớp da trong có thịt màu vàng ngà, gồm chất bột mịn, bở, mềm mùi thơm; ruột quả có nước dịch mầu vàng, vị ngọt mát; màng hạt màu trắng. Dưa bở được trồng khắp các vùng nhiệt đới và ôn đới. Ở nước ta, nhân dân trồng dưa bở ở các bãi để lấy quả ăn. Có những thứ khác nhau trong đó có Dưa gang - (var, conomon (Thunb.) Mak.) cũng thường được trồng. Dưa bở lúc còn non và Dưa gang đều dùng làm rau ăn sống như Dưa chuột hoặc dùng nấu canh, muối dưa, ngâm giấm;

CÂY RAU LÀM THUỐC - DIẾP CÁ

Diếp cá, Rau giấp cá, Rau diếp cá hay Lá giấp - Houttuynia cordata Thunb., thuộc họ Lá giấp - Saururaceae. Cây thảo cao 20 - 40cm, có thân màu lục hay tía đỏ. Lá mọc so le, có bẹ; phiến lá hình tim, khi vò ra có mùi tanh của cá. Hoa nhỏ, mầu vàng nhạt, mọc thành bông. Quả nang, hạt hình trứng. Diếp cá có nguồn gốc ở Himalaya và phân bố cả ở Trung quốc, Nhật bản, Lào, Campuchia và Việt nam. Ở nước ta, Diếp cá phổ biến ở trạng thái hoang dại ở những chỗ ẩm ướt, trên các bãi hoang, ở ven các suối, bờ ruộng .. và cũng được trồng lấy lá ăn sống, làm gia vị cùng với các loại rau khác. Rau diếp cá thường có mặt trong các bữa ăn hàng ngày của các gia đình ở các tỉnh phía Nam.

CÂY RAU LÀM THUỐC - DÂY HƯƠNG

Dây hương, Dây bò khai, Rau khai, Rau nghiến - Erythropalum scandens Blume, thuộc họ Dương đào — Olacaceae. Dây leo bằng tua cuốn, có cành mềm thòng xuống, vỏ xanh. Lá mọc so le, hình tam giác, gốc lá bằng hay lõm, có ba gân chính, mặt dưới mốc; cuống lá phù ở hai đầu và hơi dính vào phía trong phiến lá. Quả mọng, hình trái xoan, màu vàng hay đỏ. Cây mọc hoang ở ven rừng phục hồi và cũng được trồng ở một số tỉnh trung du và thượng du Bắc Bộ nước ta.

CÂY RAU LÀM THUỐC - CHUA ME LÁ ME

Chua me lá me hay Cây mắc cỡ tán dù Biophytum sensitivum (L.) DC., thuộc họ Chua me đất - Oxalidaceae. Cây thảo cao chừng 20cm có thân không phân nhánh, thường có màu đỏ tía, phủ lông mềm hướng về phía dưới; lá tập trung ở ngọn thân thành một chùm, gồm 10-14 đôi lá chét không cuống, mỏng, cứng, nhẵn, có kích thước lớn dẫn từ dưới lên trên, lá có thể cụp lại khi bị va chạm; cụm hoa có cuống dài ở ngọn thân, hoa màu vàng có cuống ngắn; quả nang chứa nhiều hạt nhỏ.

CÂY RAU LÀM THUỐC - CẢI SOONG

Cải soong, Cải xoong, từ tiếng Pháp là Cresson (Cresson de fontaine, cresson d’eau), có khi đọc là xà lách xoong - Rorippa nasturtium aquaticum (L.) Hayek ex Mansf. = Nasturtium officinale R. Br., thuộc họ Cải - Brassicaceae. Cây thảo sống nhiều năm, có thân bò dài tới 40cm, phân nhiều nhánh, đâm rễ ở các đốt (cả trong đất lẫn trong nước). Lá mọc so le, kép lông chim, có 3-9 lá chét hình trứng không đều, thuỳ tận cùng thường lớn hơn, mép nguyên hay khía tai bèo, màu lục sẫm. Hoa nhỏ, màu trắng, hợp thành chùm ở đầu các cành. Quả cải hình trụ chứa nhiều hạt màu đỏ. Cải soong gốc ở Châu Âu được nhập vào trồng trước tiên ở nước ta vào cuối thế kỷ 19 rồi sau đó lan dần ra phía Bắc và các địa phương khác … Người ta đem trồng ở những nơi có dòng nước chảy (từ những rãnh dưới vòi nước tới đất ẩm, ven các suốt, ven bờ giếng khơi).

CÂY RAU LÀM THUỐC - CẢI CỦ

Cải củ - Raphanus sativus L. thuộc họ Cải — Brassicacewe. Cây thảo có rễ củ phình to thành dạng tròn hay dài và có màu sắc khác nhau tuỳ thứ; lá thường xẻ ra và có lông; hoa có 4 cánh hoa màu vàng nhạt hay trắng hoặc tím. Cải củ đã được trồng từ thời thượng cổ ở Trung quốc, ở Ai cập và do sự trồng trọt, mà người ta đã tạo ra những dạng và nòi trồng có rễ trụ và nạc, có màu da đỏ, trắng, vàng nhạt hay trắng hoặc tím.

CÂY RAU LÀM THUỐC - CẢI BẸ TRẮNG

Cải bẹ trắng, Cải thìa, Cải rổ tàu, Cải bắc thảo hay Cải bắp dài - Brassica chinensis L., thuộc họ Cải - Brasicaceae. Cây thảo sống 1 - 2 năm, cao 25-27 cm hay hơn, lá chụm ở đất, nhiều, màu lục tươi, dài 20-30cm, mép nhăn, nhiều gân, cuống đẹp, rộng 2-7cm, trắng; hoa màu vàng tươi; quả cải có mỏ ngắn. Cải bẹ trắng gốc ở Châu Á (vùng Nam Á) đã được gây trồng ở nhiều nước, hiện có nhiều giống trồng, có một số giống cớ lá ít sít nhau, một số giống khác có lõi bắp dài và chắc. Ở nước ta, Cải bẹ được trồng khắp nơi, ở Đã lạt cũng trồng nhiều giống lá xoăn, lõi bắp chắc (Cải thảo).

CÂY RAU LÀM THUỐC - CÀ

Cà, Cà pháo, Cà cỏ - Solanum melongena L., thuộc họ Cà – Solanaceae. Cây thảo sống hằng năm hay sống dai, có thân hoá gỗ. Lá mọc so le, phủ nhiều lông, phiến lá hình trái xoan hay thuôn. Cụm hoa ở nách lá; hoa màu tím xanh, tím nhạt hoặc trắng. Quả mọng, có kích thước, hình dạng, màu sắc thay đổi tùy theo thứ và điều kiện trồng trọt. Cà gốc ở Ấn độ, được nhập trồng vào nước ta từ lâu đời. Trong quá trình trồng trọt và chọn lọc, người ta đã rạo ra nhiều giống Cà, phổ biến là: - Cà bát, có quả to bằng cái bát, màu trắng hoặc xanh. - Cà xoan, có quả dài, màu xanh. - Cà pháo, có quả nhỏ, màu trắng hoặc vàng, trồng rất phổ biến. - Cà tứ thời, có quả bé hình cầu, có màu sắc thay đổi, cho quả quanh năm. - Cà dái đê, có quả dài, thon, màu trắng hoặc màu tím, nhập từ Pháp. - Cà tím, có quả hình trụ dài, phần đầu phình to hơn, thường có màu tím thẫm. Loại Cà này được nhiều người thích ăn. Còn có giống Cà dừa, Cà sung... Cà thường dùng ăn xào, ăn luộc, dùng làm nộm ăn sống (bóp xổt với muối để ch

CÂY RAU LÀM THUỐC - BÍ ĐỎ

Ta thường trổng nhiều loại Bí và có khi gọi tên trùng nhau. Có thể phân biệt Bí ngô - Cucurbita bepo L. là loài cây trong họ Bầu bí - Cucurbitaceae, có thân mọc bò hay leo nhờ tua cuốn, có lá chia thuỳ hay chia cắt nhiều thành thuỳ nhọn với mặt lá lớm chởm lông nên rất nhám; quả thường dài, có lông như gai, cuống quả có 5 cạnh, không phình rộng ở chỗ đính. Cây gốc ở châu Phi nhiệt đới, được trồng nhiều và có nhiều giống trồng. Một loài khác thường gọi là Bí đỏ hay Bí rợ - Cucurbita maxima Duch., cũng là cây thảo hằng năm, mọc khỏe có tua cuốn; lá to, ít nhám hơn; khía cạn hay không khía; cuống quả không có cạnh; quả rất to, có thể nặng tới 50kg. Cây gốc ở miền nhiệt đới Á Châu.

CÂY RAU LÀM THUỐC - BÍ ĐAO

Bí đao, Bí phấn hay Bí xanh - Benincasa hispida (Thunb.) Cogn., thuộc họ Bầu bí - Cucurbtaceae. Cây thảo sống một năm, mọc leo dài tới 5m, có nhiều lông dài; lá hình tim xẻ 5 thuỳ chân vịt, tua cuốn thường phân nhánh 3; hơa đơn tính màu vàng, quả thuôn dài, lúc non có lông cứng, khi già có sáp ở mặt ngoài nặng 3-5 kg, màu lục mốc, chứa nhiều hạt dẹp. Bí đao gốc ở Ấn độ, được trồng ở hầu khắp các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của châu Á và miễn đông châu Đại dương. Ở nước ta, bí đao được trồng phổ biến khắp mọi nơi, nhất là quanh các thành phố, thị xã.

CÂY RAU LÀM THUỐC - BẦU

Bầu, còn gọi là Bầu canh, Bầu nậm - Lagenaria siceravia (Molina) StandL., thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae. Bầu là loại dây leo có tua cuốn phân nhánh, phủ bởi nhiều lông mềm, có lá hình tim rộng không xẻ thuỳ hay hơi xẻ thuỷ nông; hoa đơn tính, cùng gốc, to, màu trắng; quả tròn, dài, hình trụ có thể đến 1 mét (thứ hispida (Thunb.) Hara), hoặc thắt co lại như bầu rượu (thứ microcarba (Naud) Hara), có lông, vỏ màu lục nhạt hay sẫm, hoặc có đốm trông giống như sao (bầu sao), khi già thì vỏ quả ngoài hoá gỗ (dùng để đựng rượu, đựng nước hoặc làm nhạc cụ như đàn bầu). Cây bầu gốc ở châu Mỹ, ngày nay được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới. Ở nước ta, bầu được trồng khắp nơi làm rau ăn mùa hè. Quả bầu là bộ phận được sử dụng để luộc hoặc nấu canh... hay xào ăn. Bầu luộc chấm nước mắm tôm, mắm tép, hoặc nấu canh với tép, với cá. Người ta còn thái bầu ra thành từng miếng nhỏ phơi khô để ăn dần.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ACTISÔ

Actisô - Cynara scolymus L. thuộc họ Cúc Asteraceae hay Compositae. Cây thảo cao khoảng 1m, có lá mọc so le chia thành nhiều thuỳ, mặt trên mầu lục, mặt dưới màu trắng nhạt vì có nhiều lông nhung. Cụm hoa mà nguời ta quen gọi là bông Actisô nằm ở đầu các nhánh của thân, có đường kính 6-15cm, phía ngoài có những lá bắc có đỉnh nhọn, tiếp đó là những hoa bao bởi những lông tơ nằm trên một đế hoa nạc. Màu sắc của cụm hoa khác nhau tùy theo thứ (hiện đã biết đến hàng chục thứ).