Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trị Giun Sán

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DÂY GIUN

Còn gọi là cây quả Giun, quả Nấc (Quisqualis indica L.) thuộc họ Bàng (Combretaceae). Mô tả: Cây bụi, có cành mảnh, mọc tựa vào cây khác. Lá đơn, nguyên, mọc đối, hình bầu dục, đầu lá nhọn, gốc lá tròn hay lõm. Cành non và lá có lông mịn. Cụm hoa mọc thành chùm ở đầu cành. Đài hình ống dài, trên có 5 thùy. Tràng có 5 cánh họa, lúc mới nở màu trắng, sau chuyển thành hồng rồi đỏ. Nhị 10 dính, thành 2 vòng. Bầu dưới, một ô. Quả dài 35mm, dày cỡ 20mm, có 5 cạnh lối theo chiều đọc, khi chín màu nâu sẫm, chỉ chứa một hạt.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CAU

Cau (Areca catechu L.) thuộc họ Cau (Arecaceae). Mô tả: Cau là loài cây trồng quen thuộc đối với chúng ta. Cây cao tới 15-20m, có thân cột, mang chùm lá ở ngọn. Lá có bẹ dày, phiến xẻ lông chim. Cụm hoa là bông mo, phân nhánh có mo sớm rụng. Trong cụm hoa, hoa đực thường ở trên, hoa cái thường ở dưới, hoa đực có mùi thơm. Quả hạch hình trứng, chứa một hạt tròn có một nhũ xếp cuốn, khi già màu nâu nhạt, vị chát.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - BÍ RỢ

Bí rợ (Cucurbita pepo. L.) thuộc họ Bầu bí (Cucurbitacenae). Mô tả: Dây leo dài, thân có 5 cạnh, có lông cứng, dòn trắng, và chia nhiều nhánh. Lá mọc sọ le, có cuống dài, phiến lá có 3 gân chính, hình tim ở gốc, có 3 thùy cạn. Hoa đực màu vàng nghệ, hình chùy cao 6-8cm; đài có lông trắng cứng, có 5 lá đài cao 3cm, 3 nhị, bao phấn thành 1 trục cao 2cm vàng. Hoa cái có cuống có 5 cạnh, bầu dưới. Quả rất to, có múi, thịt vàng: hột to, trắng dẹp...

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - BỆNH KÝ SINH TRÙNG

Bài 1 - Thành phần: Cau , sử quân tử , đại hoàng , số lượng bằng nhau, đường đỏ vừa đủ dùng. - Cách chế: Cau, sử quân tử, đại hoàng cùng tán nhỏ, trộn đều nấu với đường đỏ, nặn thành viên như viên bi nhỏ. - Công hiệu: Trị giun đũa, giun kim, sán dây. - Cách dùng: Người lớn ngày uống 1 lần, mỗi lần 30-50 viên.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ MƠ

Quả mơ sinh tân dịch, giải khát Trong tiểu thuyết cổ điển “Tam quốc diễn nghĩa” của Trung Quốc có một đoạn kế về chuyện Tào Tháo dẫn đại quân hành quân đường xa. Dọc đường, trời nóng nực, xung quanh không có nước, tướng sĩ ai cũng khát khô họng. Tào Tháo bèn nghĩ ra một cách, bảo rằng: “Phía trước không xa có rừng mơ”. Mọi người nghe nói, chợt nghĩ đến vị chua của mơ, ai cũng đều ứa bọt, thấy đỡ khát. Đó chính là điển tích “vọng mai chỉ khát” được nhiều người biết tới. Đúng là vị chua có tác dụng kích thích làm tiết nước bọt. Lợi dụng phản xạ có điêu kiện đã được hình thành từ vị chua của mơ là hợp với khoa học. Thực ra, mơ chẳng những là thứ quả quý giải khát, sinh tân dịch mà còn là vị thuốc Đông y nổi tiếng.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ CAU

Quả cau giáng khí, trị giun Người Trung Quốc gọi cau là tân lang. Cái tên ấy đi củng với một truyền thuyết khá lý thú trong dân gian. Truyền thuyết kể rằng, thời Viêm Đề (tức Thần Nông) có cặp vợ chồng, vợ tên là Tân, chồng tên là Lang. Lang vừa đẹp trai vừa thông minh, dũng cảm, chuyên trừ hại cho dân, được nhân dân yêu mến. Một con quỷ gian ác, xảo quyệt đã tìm cách hãm hại Lang. Tân thương chồng ôm xác khóc lóc thảm thiết mãi không chịu rời. Cả hai hóa thành một cây mọc thẳng đứng, trên dưới to nhỏ bằng nhau, có đốt như tre mà không hề rỗng, không có cành ngang, chẳng hề nghiêng ngả, dáng hình yểu điệu, ra hoa thành chùm, quả sai chi chít. Người đời sau lấy tên hai vợ chồng Tân - Lang để đặt tên cho loài cây ấy.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ DỪA

Quả dừa bổ tim, lợi tiểu Dừa có nhiều nước, vị ngọt, củi ăn giòn thơm, giàu chất dinh dưỡng. Nước dừa, cùi dừa, dầu dừa, vỏ dừa, rễ dừa đều là vị thuốc tốt dùng chữa bệnh. Chất dinh dưỡng trong nước dừa khá phong phú, bao gồm vitamin C, sắt, phốt pho, canxi, kali, magiê, natrl, các chât khoáng khác, lipid, protein, đường... Nước dừa là loại nước giải khát có giá trị. Cùi dừa trắng như ngọc, ăn giòn và thơm, hương vị như sữa. Quả càng già, lượng lipid, protein càng nhiều, các thứ quả khác khó sánh được.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - ANH ĐÀO

Tác dụng chữa bệnh của anh đào Anh đào quả tròn và đỏ như viên ngọc, trong suốt, long lanh, vị ngọt. Cây anh đào thuộc họ tường vi, hoa nở vào tháng 3, 4, sang tháng 5 quả chín. Quả anh đào vị ngọt, tính ấm, được các nhà y học từ xưa coi trọng. Cuốn Điền Nam bản thảo viết "Anh đào chữa mọi chứng bệnh hư, có tác dụng bổ nguyên khí, nhuận da tóc, ngâm rượu uống chữa bệnh liệt nửa người, đau lưng, đau chân, tứ chi khó cử động do phong thấp"...

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - SỬ QUÂN TỬ

Xuất Xứ:  Khai Bảo Bản Thảo. Tên Khác: Bịnh cam tử, Đông quân tử (Trung Dược Tài Thủ Sách), Lựu cầu tử (Tây Phương Bản Thảo Thuật), Ngũ lăng tử (Dược Tài Tư Khoa Hối Biên), Quả Giun, Quả Nấc (Dược Điển Việt Nam), Sách tử quả (Nam Đình Thị Dược Vật Chí), Sử quân nhục (Đông Dược Học Thiết Yếu).

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - KHIÊN NGƯU TỬ

-Xuất Xứ:  Danh Y Biệt Lục. -Tên Khác:  Bạch Khiên Ngưu, Bạch Sửu, Bồn Tăng Thảo, Cẩu Nhĩ Thảo, Giả Quân Tử, Hắc Ngưu, Hắc Sửu, Nhị Sửu, Tam Bạch Thảo, Thảo Kim Linh, Thiên Già (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Bìm Bìm Biếc (Việt Nam), Lạt Bát Hoa Tử.

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BÍ ĐỎ

- Từ đâu có tên bí đỏ? - Gọi bí đỏ vì thịt quả có thể chất giống bí đao nhưng màu vàng đỏ. - Tại sao còn gọi là bí ngô? - Vì thịt quả có loại màu vàng như ngô vàng (loại thực phẩm gia súc)

SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y - BÁCH BỘ

Xuất xứ: Biệt Lục. Tên khác: Bà Phụ Thảo (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Bách Nãi, Dã Thiên Môn Đông (Bản Thảo Cương Mục), Vương Phú, Thấu Dược, Bà Tế, Bách Điều Căn, Bà Luật Hương (Hòa Hán Dược Khảo), Man Mách Bộ, Bách Bộ Thảo, Cửu Trùng Căn, Cửu Thập Cửu Điều Căn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Dây Ba Mươi, Đẹt Ác, Bẳn Sam, Síp (Thái), (Pê) Chầu Chàng (H‘mông), Robat Tơhai, Hiungui (Giarai), Sam Sip lạc [Tày] (Dược Liệu Việt Nam).

THUỐC NAM CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG - CHỮA MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM

Ho thường:  Thường trẻ hay bị ho vào mùa đông-xuân, khi thời tiết lạnh và ẩm, do viêm phế quản.  Bài 1:  Hoa khế ........................ l0g  Hoa đu đủ đực .............. 10g  Lá tía tô ........................ 10g  Đường phèn .................. 5g.  Rửa sạch, bỏ vào bát với 200ml nước, đun cách thuỷ. Uống hàng ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.  Bài 2:  Hoa hồng trắng ............. 10g  Hạt chanh ...................... 10g  Quả quất chín ................ 10g  Tất cả rửa sạch cho vào bát cùng với ít đường hoặc mật ong, đem hấp cơm trong vòng 15 phút. Lấy ra nghiền nát, để nguội. Cho trẻ uống làm 3 lần trong ngày. Dùng 3-5 ngay.  Bài 3:  Rễ củ chóc .................... 150g  Vỏ quýt khô .................. 150g  Vỏ rễ dâu ...................... 150g  Cát cánh ........................ 100g  Ô mai ............................ 100g  Lá chanh ....................... 100g  Lá táo ............................ 100g  Cam thảo dây ................ 100g  Đường .......................

CÂY HOA CÂY THUỐC - SỬ QUÂN TỬ

Tên khác: Cây quả giun - Quả nấc. Cách trồng: Trồng vào mùa xuân hoặc mùa thu. Trồng bằng hạt hoặc bằng cành. Trồng bằng hạt: Chọn quả mập, chắc. Trước khi gieo ngâm nước nóng 45 độ C trong 1 ngày. Mỗi hốc gieo 2-3 quả. Cây con cao khoảng 15cm - 20cm đánh trồng vào nơi cố định. Trồng bằng cành: Chọn những cành to khoẻ cắt thành từng khúc dài 25cm - 30cm cắm nghiêng, đầu cành nhô khỏi mặt đất 3cm - 5cm. Chú ý: Trồng sử quân tử không yêu cầu diện tích rộng, chỉ cần có chỗ dựa là phát triển được. Sử quân tử được trồng làm cảnh. Bộ phận dùng: Nhân hạt. Thu hái, chế biến: Thu hái quả chín, phơi hay sấy khô. Khi dùng đập lấy nhân cắt bỏ 2 đầu nhọn và bóc hết màng, sao ròn vàng thơm. Công dụng: Chữa các chứng cam trẻ em, sát khuẩn, trị giun đũa.

CÂY HOA CÂY THUỐC - LỰU

Tên khác: Thừu lựu - Thạch lựu - Bạch lựu. Cách trồng: Dâm cành vào mùa xuân. Bộ nhận dùng: Vỏ thân, cành, quả và rễ tươi hay khô. Thu hái, chế biến: Dùng tươi, thu hái quanh năm. Dùng khô: Vào mùa thụ tách lấy vỏ thân và đào rễ tách lấy vỏ rửa sạch phơi khô. Khi dùng ngâm vào nước độ 2-3 giờ. Công dụng: Làm thuốc chữa sán. Liều dùng: 20-30g.

CÂY RAU CÂY THUỐC - BÍ NGÔ

Tên khác: Bí đỏ - Bí rợ - Nam qua - Má ứ (Thái) - Tẩu hác (Tày). Phặc đeng - Bí ử - Bí sáp. Cách trồng: Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Quả và hạt. Thu hái, chế biến: Khi quả đã già, chín vàng. Công dụng: Quả: Dùng chữa sốt cao, buồn bực, khát nước. Hạt: Dùng tẩy sán. Liều dùng: Quả chín 100-200g/ngày.

CÂY QUẢ CÂY THUỐC - CAU

Tên khác: Binh lang - Tân lang - Sơn binh lang – Gia bình lang - Mạy làng (Tày). Cách trồng: Trồng bằng quả vào mùa xuân. Thu hái, chế biến: Vào mùa thu chọn những buồng cau già chín hái lấy quả, bổ phơi tách riêng hạt và vỏ quả phơi khô. Công dụng: - Hạt cau chữa viêm ruột, ly, chữa sán. - Vỏ quả cau dùng chữa chậm tiêu, đầy bụng, phù thùng, ỉa chảy.

Mơ lông, Mơ tam thể - những cây rau gia vị với những đặc tính thú vị

Mơ tròn, Mơ tam thể và Mơ leo là những cây rau không thể thiếu đối với giới thích nhậu thịt cầy. Giới nhậu thường không phân biệt lá mơ vì ‘Mơ nào cũng.. là mơ’, nhưng thật ra có đến 3 loại mơ, tuy cùng gia đình thực vật Hubiacea nhưng hơi khác nhau ở một vài đặc tính thực vật và trị liệu. Mơ lông còn được gọi là Mơ tam thể, trong khi đó Mơ tròn còn có biệt danh là Cây ‘thúi địt’ và Mơ leo đang được nghiên cứu về một số dược tính đặc biệt.

TRỊ GIUN SÁN - Cây Mắc Nưa

Còn gọi là mặc nưa, mac leua (Cămpuchia). Tên khoa học Diospyros mollis Griff . Thuộc họ Thị Ebenaceae .

TRỊ GIUN SÁN - Quán Chúng

Quán chúng là một vị thuốc tương đối hay dùng trong đông y. Tuy nhiên nguồn gốc rất phức tạp và chưa thống nhất. Trước đây căn cứ vào các tài liệu của Trung Quốc, ta thường xác định quán chúng là thân rễ của cây Cyrtomium fortunei J.Sm. (họ Polypodiaceae). Theo A.Pételot (1954. Les plantes médicinales du Cambodge, du Laos et du Việt Nam, tập III-tr. 319) thì cây này có ở Việt Nam. Tại nhiều vùng nhân dân ta dùng thân rễ của nhiều loài quyết  khác nhau, tên khoa học chưa được ai xác định chính xác.