Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

THUỐC BỔ, THUỐC BỒI DƯỠNG - CÁC LOẠI SÂM - Huyền Sâm

Còn gọi là hắc sâm, nguyên sâm. Tên khoa học Scrophularia buergeriana Miq. Thuộc họ Hoa mõm chó Scrophulariaceae. Huyền sâm (Radix Scrophulariae) là rễ phơi hay sấy khô của cây bắc huyền sâm Scrophularia bucrgeriana Miq. Có tài liệu nói là Scrophularia oldhami Oliv hoặc rễ cây huyền sâm Scrophularia ningpoenxis Hemsl. Tên huyền sâm vì vị thuốc giống sâm và có màu đen (huyền là đen).

THUỐC BỔ, THUỐC BỒI DƯỠNG - CÁC LOẠI SÂM - Đan Sâm

Còn gọi là huyết sâm, xích sâm, huyết cân. Tên khoa học Salvia multiorrhiza Bunge. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae) là rễ phơi hay sấy khô của cây đan sâm. Đan là đỏ, sâm là sâm vì rễ cây này giống sâm mà lại có màu đỏ.

THUỐC BỔ, THUỐC BỒI DƯỠNG - CÁC LOẠI SÂM - Sa Sâm

Còn gọi là pissenlit maritime, salade des dunes. Tên khoa học Launaea pinnatifida Cass (Microrhynchus sarmentosus DC., Prenanthes sarmentosa Willd.). Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).   Sa=cát, sâm=sâm vì vị thuốc có công dụng như sâm mà lại mọc ở cát. Tên sa sâm dùng để chỉ rất nhiều vị thuốc lấy từ rễ ở nhiều cây khác nhau, thuộc họ thực vật khác hẳn nhau. Ở đây trước hết chúng tôi giới thiệu một loại sa sâm đang được ta khai thác, sau đó giới thiệu các vị thuốc sa sâm khác. Khi nghiên cứu và sử dụng cần đặc biệt chú ý tránh nhầm lẫn.

THUỐC BỔ, THUỐC BỒI DƯỠNG - CÁC LOẠI SÂM - Thổ Cao Ly Sâm

Còn gọi là sâm, đông dương sâm, cao ly sâm, sâm thảo, giả nhân sâm, thổ nhân sâm. Tên khoa học Talinum crassifolium Willd. (Talinum patens L., Talinum paniculatum Gaertn.) Thuộc họ Rau sam Portulacaceae. Nhiều người vẫn nhầm cây này gọi là cây nhân sâm, cần chú ý để phân biệt (xem vị nhân sâm thật ở trên).

THUỐC BỔ, THUỐC BỒI DƯỠNG - CÁC LOẠI SÂM - Sâm Bố Chính

Còn gọi là sâm thổ hào, sâm báo, nhân sâm Phú Yên. Tên khoa học Hibiscus sagittifolius Kurz (Abelmoschus sagiitifolius L.Merr., Hibiscus abelmoschus L.). Thuộc họ Bông Malvaceae. Sâm bố chính (Radix Hibisci sagittifolii) là rễ phơi khô hoặc chế biến rồi phơi hay sấy khô của cây sâm bố chính. Tên bố chính vì một y gia Việt Nam sử dụng cây này lần đầu tiên ở huyên Bố Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình. Lúc đầu sâm bố chính chì dùng để chỉ rễ một cây cùng loại nhưng nhỏ, có rễ nhỏ, còn loại ta đang dùng thường gọi là sâm thổ hào nhưng nay đã quen gọi là sâm bố chính. Tên sâm thổ hào vì mọc ở Thổ Hào (Nghệ An). Sâm báo vì mọc ở núi Báo Thanh Hoá.