Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Cải bẹ trắng, Cải trắng hay Bok Choy - Cây rau rất thông dụng

Trong số những cây thuộc đại gia đình Cruciferes (như cải bắp, cải củ, cải xanh..) bok choy có thể được xem là cây rau có vị ngon, và dễ sử dụng nhất khi nấu ăn. Bok choy trước đây chỉ có mặt tại các Chợ thực phẩm Á đông nhưng nay đã hầu như là một món hàng thường nhật ngay tại các chợ Mỹ. Tên gọi Chinese cabbage đã gây nhiều nhầm lẫn cho người sử dụng vì gọi chung không những cho hai loại thông dụng Brassica rapa var chinensis và B. rapa var. pekinensis.mà còn cho ngững loại khác ít gặp hơn như B.rapa var parachinensis, B. rapa ssp chinensis var rosularis.  Ðể dễ phân biệt, nên ghi nhận tiếng Trung hoa để gọi chung các loại rau là cai (thái) (nếu nói theo tiếng Quảng đông sẽ là choy hay choi), không có tiếng đơn độc để gọi bắp cải, và các loại cải được gọi bằng tên kép để mô tả hính dáng, màu sắc.. Do đó Bạch thái = Bai cai (Tiếng Quảng đông là Pak choi) nghĩa là Rau trắng hay cải trắng và Ðại bạch thái hay Da bai cai..là Rau trắng lớn.

Bồ Kết - Cây thuốc ngừa được SARS?

Trong khi Trung Hoa, Ðài loan và Canada đang phải vất vả đối phó với bệnh SARS, Việt Nam là nước đầu tiên được WHO công nhận là đã ngăn chặn được sự lan truyền của SARS.. và có những tin đồn.. là do ở xông hơi Bồ kết tại những bệnh viện.. và những nơi công cộng đông người lui tới (?). Bồ kết đã được dùng trong dân gian để gội đầu giúp mượt tóc, hơi bồ kết dùng để xông trong những đám tang, giúp trừ khử những mùi vương đọng..  Bồ kết, Gleditschia officinalis, thuộc gia đình thực vật Cesalpi naceae (hay Leguminosae), được dùng trong Ðông dược dưới tên Tạo giác (Tsao- chia=Zao-Jia). Anh ngữ gọi là Chinese honey locust fruit, soap bean.. 

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - PHỤ LỤC II

PHỤ LỤC II I. TỔ CHỨC KHAI THÁC SỬ DỤNG CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Nghiên cứu tổ chức khai thác, sử dụng cây thuốc và vị thuốc Việt Nam sẽ thấy rõ chúng ta tiến hành điều tra cây thuốc trong hoàn cảnh thuận tiện hay khó khăn như thể nào? Chúng ta có thể nghiên cứu tình hình này qua hai thời kỳ: trước và sau Cách Mạng Tháng Tám.

DANH Y - Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác

HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG - LÊ HỮU TRÁC NHÀ ĐẠI DANH Y DÂN TỘC, NHÀ KHOA HỌC LỚN, ĐỒNG THỜI LÀ NHÀ TƯ TƯỞNG, NHÀ VĂN LỖl LẠC CỦA NƯỚC TA  Ở THẾ KỶ THỨ XVIII (1) Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác, quê tại thôn Văn Xá, làng Lưu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Hoàng Hữu Nam, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên)(2). Lê Hữu Trác xuất thân từ một gia đình (ông, cha, chú, bác, anh, em) đều học giỏi, đỗ cao, làm quan to của thời vua Lê chúa Trịnh. Cha là Lê Hữu Mưu đỗ đệ tam giáp tiến sĩ và làm quan dưới triều Lê Dụ Tôn tới bậc thượng thư. Mẹ là Bùi Thị Thưởng quê ở xứ Bầu Thượng, xã Tình Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Biệt hiệu Hải Thượng do hai chữ đầu tiên tỉnh (Hải Dương) và tên phủ (Thượng Hồng), nhưng cũng có thể do chữ Bầu thượng là quê mẹ và là nơi Hải Thượng ở lâu nhất, từ năm 26 tuổi đến khi mất. Hải Thượng Lãn Ông có nghĩa là ông lười ở Hải Thượng. Nhưng thực tế chúng ta sẽ thấy lười ở đây là lười với công danh phú quý, nhưng rất ch

DANH Y - Đại danh y Tuệ Tĩnh

THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ĐẠI DANH Y  THIỀN SƯ TUỆ TĨNH  (1623?-1713) (Những điều được mọi người thống nhất đồng tình) Để đánh giá, chúng tôi so sánh những điều được mọi người thống nhất về thân thể và sự nghiệp của đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh với một vị danh y khác cũng của nước ta: Hải Thượng Lãn Ông (HTLO) Lê Hữu Trác: 1. Về mặt thời gian mà xét thì Tuê Tĩnh sống và hoạt động trước Hải Thượng Lãn Ông ít nhất môt thế kỷ (100 năm) nếu ta theo những người cho Tuệ Tĩnh sống và hoạt động ở thế kỷ 17, hoặc là trước Hải Thượng Lãn Ông 4 thế kỷ nếu theo truyền thuyết Tuệ Tĩnh sinh và hoạt động ở thế kỷ 14. Hải Thượng Lãn Ông (1720-1791) sinh ngày 12 tháng 11 năm Canh tý (1720) (Theo báo cáo của Hội thảo về HTLO ở Hài Hưng 1993 thì HTLO sinh năm 1724 và mất 1791 - Tạp chí Sống vui khỏe số 18 năm 1995, tr.12) và mất ngày 15 tháng giêng năm Tân hợi (1791) còn Tuệ Tĩnh sinh vào năm 1623 hoặc 1633 và mất vào năm 1713 (thọ 90 hoặc 80 tuổi).

VỊ THUỐC NGỒN GỐC KHOÁNG VẬT - Thủy Ngân

Còn gọi là hống. Tên khoa học Hydrargyrum. Vị thuốc lỏng như nước, trắng như bạc cho nên gọi là thủy ngân. Thủy là nước, ngân là bạc.

VỊ THUỐC NGỒN GỐC KHOÁNG VẬT - Thăng Dược

Còn gọi là hồng thăng, hồng phấn, hồng thẳng đơn, hoàng thăng, hoàng thăng đơn, thăng dược, thăng đơn, tam tiêu đơn. Tên khoa học Hydrargyum oxydatum crudum. Thăng dược là thủy ngân oxyt đỏ hay vàng.

VỊ THUỐC NGỒN GỐC KHOÁNG VẬT - Thạch Tín

Còn gọi là tín thạch, nhân ngôn, phê thạch, hồng phê, bạch phê. Tên khoa học Arsennicum. Thạch tín còn gọi chệch là nhân ngôn vì chữ tín gồm một bên chữ nhân, một bên chữ ngôn. Thường người ta dùng chữ thạch tín để chỉ chất As2O3 thiên nhiên, thường có lẫn tạp chất. Trên thị trường người ta lại còn phân biệt ra thành: Hồng tín thạch hay hồng phê - Arsenicum rubrum. Bạch tín thạch hay bạch phê - Arsenicum album. Thường thạch phê hiếm hơn hồng phê. Nếu tinh chế hồng phê hay bạch phê bằng cách thăng hoa chúng ta sẽ được phê sương.

VỊ THUỐC NGỒN GỐC KHOÁNG VẬT - Thạch Cao

Còn gọi là đại thạch cao, bạch hổ, băng thạch. Tên khoa học Gypsum. Thạch cao (Gypsum) là một loại khoáng vật có tinh thể tụ tập thành khối.