Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

CÂY HOA CÂY THUỐC - DỪA CẠN

Tên khác: Trưởng xuân - Hoa Hải đằng - Bông dừa - Dương giác. Cách trồng: Dừa cạn mọc hoang hoặc trồng khắp nơi trong nước, nơi đất pha cát ẩm, làm cảnh. Bộ phận dùng: Toàn cây. Thu hái, chế biến: Thu hoạch cây, lá và rễ quanh năm. Công dụng: Lợi tiểu chữa huyết áp cao: Liều dùng: 8-12g/ngày.

CÂY HOA CÂY THUỐC - DÂM BỤT

Tên khác: Bông bụp - Xuyên cân bì. Râm bụt. Cách trồng: Trồng bằng cắm cành gốc có rễ, trồng vào mùa xuân nơi đất ẩm. Bộ phận dùng: Lá, hoa tươi và rễ. Thu hái, chế biến: Thu hái quanh năm. Công dụng: Làm mụn nhọt đỡ đau nhức và chóng vỡ mủ, sát khuẩn. Phụ nữ ra khí hư. Liều dùng: 50-100g/ngày (dùng ngoài).

CÂY HOA CÂY THUỐC - DÀNH DÀNH

Tên khác: Chi tử - Sơn chỉ tử. Hồng chỉ tử - Thủy chi tử Cách trồng: Vào mùa xuân đánh cành có lẫn gốc rễ đem trồng. Dành dành ưa nước nên trồng ở bên bờ ao, cạnh rãnh nước. Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô và lá tươi. Thu hái, chế biến: Vào tháng 8-11 quả chín hái về bỏ cuống đem phơi khô. Khi dùng có thể để sống hoặc sao vàng hay sao đen. Công dụng: Dùng chữa sốt cao vật vã, bí đái, đái ra máu; vàng da, chảy máu cam, viêm dạ dày, viêm màng tiếp hợp (đau mắt đỏ). Liều dùng: 4-12g/ngày.

CÂY HOA CÂY THUỐC - ACTISÔ

Cách trồng: Trồng bằng hạt nơi đất ẩm có nhiều mùn ở vùng núi nhiệt độ trung bình 15-25°C. Cũng có thể trồng ở vùng đồng bằng vào thời kỳ nhiệt độ trung bình từ 25-30 độ C Bộ phận dùng: Toàn cây tươi hoặc khô. Thu hái, chế biến: Thu hái vào lúc cây sắp hoặc đang ra hoa, lá rọc bỏ sống, sấy hay phơi khô. Thân và rễ thái mỏng phơi khô hoặc nấu thành cao mềm. Công dụng: thông tiểu tiện, thông mật. Chữa viêm gan, vàng da, viêm thận, sưng khớp.

CÂY HOA CÂY THUỐC - CÚC HOA VÀNG

Tên khác: Kim cúc - Hoàng cúc - Cúc hoa vàng - Cam cúc hoa. Cách trồng: Trồng bằng đoạn thân dài chừng 20cm, vào tháng 5-6. Bộ phận dùng: Hoa tươi hoặc phơi khô. Thu hái, chế biến: Tháng 9-11 thu hái lấy hoa, nếu ít thì chỉ việc đem phơi khô dùng. Nếu nhiều thì chế biến như sau: hái hoa về đem quây cót sấy diêm sinh độ 2-3 giờ, hoa cúc chín mềm là được (nếu hoa còn sống sẽ hỏng). Đem nén độ một đệm thấy nước chảy ra đen là được (nén càng nặng càng tốt), đem phơi 3-4 nắng cho khô. Công dụng: Chữa các chứng nhiệt đau đầu, đau mắt, mờ mắt, đau nhức lựng và chân tay, uống lâu đen tóc, tăng tuổi thọ. Liều dùng: 10-16g/ngày.

CÂY RAU CÂY THUỐC - TỎI

Tên khác: Củ tỏi - Đại toán - Hun shuốc (Tày). Cách trồng: Trồng bằng dò (nhánh tỏi) vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Củ. Thu hái, chế biến: Mùa thu đông tỏi già, đào lấy củ rửa sạch phơi khô. Công dụng: Chữa cảm cúm, ho, bụng đầy trướng nhọt độc sưng, côn trùng cắn, sát trùng, giải độc. Liều dùng: 6-10g/ngày.

CÂY RAU CÂY THUỐC - TÍA TÔ

Tên khác: Tử tô Mắng la (H mông) - Cùng pô (Dao). Cách trồng: Gieo hạt vào mùa xuân, nơi đất tơi, xốp, nhiều mùn, ẩm. Bộ phận dùng: Lá, cành tươi hay khô và hạt. Thu hái, chế biến: Hái lá bánh tẻ vào tháng 3-4, phơi khô trong râm mát. Cây đã hái lá chặt cả cây lấy cành phơi khô. Hạt lấy ở cây không hái lá, khi quả già cắt cả cây phơi trong râm mát đến khô, đập lấy hạt, lấy lá và cành. Công dụng: Chữa cảm phong hàn, phụ nữ động thai, ho suyễn, nhiều đờm, ngộ độc thức ăn. Liều dùng: 5-20g/ngày.

CÂY RAU CÂY THUỐC - THỔ CAO LY SÂM

Tên khác: Giả nhân sâm - Thổ nhân sâm - Sâm thảo - Sâm đất - Đông dương sâm. Cách trồng: Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Bộ phận dùng: Lá tươi và củ khô. Thu hái, chế biến: Lá tươi thu hái quanh năm. Trồng được 3 năm đào lấy củ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, đồ chín phơi khô. Công dụng: Được dùng làm thuốc bổ tỳ, vị, kích thích tiêu hoá, an thần. Liều dùng: 20 - 30g/ngày.

CÂY RAU CÂY THUỐC - RIỀNG

Tên khác: Cao lương khương - Tiểu lương khương - Cốc khá (Tày). Cách trồng: Trồng bằng thân rễ ở nơi đất xốp, tơi. Bộ phận dùng: Thân rễ. Thu hái, chế biến: Vào tháng 7-11 đào lấy củ, rửa sạch, cắt bỏ rễ cọn, vẩy lá, cắt thành từng đoạn hoặc thái lát phơi khô. Công dụng: Làm thuốc kích thích tiêu hoá. Chữa: Đầy hơi, đau bụng, đầy trướng, nôn mửa, ỉa chảy do lạnh. Liều dùng: 6-12g.