Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Bắp Cải

a. Thành phần và tác dụng Từ thời Hy Lạp, La Mã cổ đại người ta đã biết đến tác dụng tuyệt vời của bắp cải, một loại rau mùa đông bổ dưỡng, ngoài ra còn có chữa bệnh và làm đẹp hiệu quả. Chính vì vậy bắp cải được người La Mã gọi là "Loại rau thứ nhất". Lượng vitamin trong bắp cải nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt, 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. Điều đặc biệt là vitamin A và P trong bắp cải kết hợp với nhau làm cho thành mạch máu bền vững hơn. Trong bắp cải còn có các chất chống ung thư.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Rau Muống

a. Thành phần và tác dụng Rau muống còn gọi là vô tâm thái, ung thái, uông thái. Tính hàn, vị ngọt. Thành phần chính trong rau muống là canxi, phot pho, sắt, caroten, vitamin B₂, axit nicotic. Trong rau muống đỏ có chứa chất giống như chất insulin. Người bị tiểu đường có thể ăn thường xuyên. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc. Thông tiện lợi thuỷ. Ngưng chảy máu, hoạt huyết. Chủ yếu dùng cho chảy máu mũi, đại tiện ra máu, phân cứng, nước tiểu đục, mưng nhọt, bị ngã, rắn cắn. Cách dùng: đun canh mà ăn hoặc xào khô, xào cho nước. Đun nước rửa hoặc giã nát đắp bên ngoài.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Rau Cần

a. Thành phần và tác dụng Rau cần là loại rau thông dụng, không chỉ dùng làm thực phẩm mà còn có tác dụng chữa bệnh. Rau cần có giá trị dinh dưỡng cao, cứ 100g rau cần, chứa 26g protein, canxi 160mg, phot pho 61mg, trong đó hàm lượng protein cao hơn gấp vài lần so với rau quả khác. Hàm lượng sắt, canxi cao gấp 20 lần so với cà chua. Rau cần thường sử dụng phần cành to và non, giàu mùi thơm. Có thể xào chay, xào mặn, luộc chín, cũng có thể làm nhân. Lá và hoa của rau cần cũng có thể ăn. Rau cần chứa tinh dầu đã bay hơi, mùi thơm, giúp ăn ngon miệng, tăng tuần hoàn máu. Ngoài ra còn có tác dụng kiện não ích trí và trị các bệnh tim mạch.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - VỊ THUỐC TỪ CÁC LOÀI CÂY

II. VỊ THUỐC TỪ CÁC LOÀI CÂY 1. Cây mía a. Thành phần và tác dụng Mía chứa nhiều axit amin thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Loại cây này cũng giàu vitamin B₁, B₂, B₆, C, canxi, phot pho, sắt... và nhiều axit hữu cơ hữu ích khác. Theo các chuyên gia y học, mía bổ sung dinh dưỡng cho cơ bắp, thanh nhiệt, giải khát, xoá tan mệt mỏi, trợ giúp tiêu hoá... Theo Đông y, mía vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí. Mía được dùng trong trường hợp ho khan ít đờm (kể cả chứng ho ra máu), mất dịch vị do vị nhiệt, lưỡi đỏ rêu ít, miệng khô khát, nôn oẹ nhiều lần, miệng khô buồn bực, đại tiện táo kết, ngộ độc do rượu. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, mía chứa nhiều loại đường, có tác dụng ức chế các khối u ác tính (ung thư).

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - VỊ THUỐC TỪ CÁC LOÀI HOA

I. VỊ THUỐC TỪ CÁC LOÀI HOA Thế giới của các loài hoa rất phong phú và đa đạng, với vẻ đẹp quyến rũ và hương thơm hấp dẫn, hoa đem tươi vui đến cho mọi nhà và làm đẹp cho cuộc sống. Thế nhưng ít ai biết rằng, một số loài hoa còn được dùng làm thực phẩm và là vị thuốc quý có tác dụng phòng và chữa bệnh rất công hiệu.

Cây Hoa Chữa Bệnh - TỬ HOA ĐỊA ĐINH

Tên khác: Cẩn thái địa định, Hoa tím Yedo. Tên khoa học: Violayedoensis Makino. Họ Hoa Tím (Violaceae). Nguồn gốc: Cây gốc ở châu Á, phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật Bản. Cây thường mọc tự nhiên trên gò đồi, bên lề đường, trên bãi cỏ trong vườn. Yedo là tên trước đây của Tokyo Nhật Bản, xuất sử của cây này.

Cây Hoa Chữa Bệnh - TOÀN PHÚC HOA

Tên khác: Hoa Bách diệp thảo; cây Cúc mắt ngựa (hoa). Tên khoa học: 1. Inula japonica Thunb. (Toàn phúc hoa). 2. Inula britanica L.; (Âu Á Toàn phúc hoa). Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây Toàn phúc (hoa) nguồn gốc Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên (châu Á) và cây Âu Á Toàn phúc (hoa), nguồn gốc Đông và Trung Âu và châu Á, thường gọi là cây Cúc mắt ngựa. Ở châu Âu trồng nhiều là cây Inula helenium L., mọc hoang ở Trung Âu, Đông Âu; được trồng ở Tây Âu. Còn Toàn phúc (hoa) mọc hoang và được trồng ở Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, dùng làm thuốc .

Cây Hoa Chữa Bệnh - THUỶ TIÊN

Tên khác: Thủy tiên hoa (cây), Nữ sử hoa (cây). Tên khoa học: Nareissus tazetta L.var.chinensis Roemer. Họ Hoa loa kèn (Amaryllidaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc xứ ôn đới, Á nhiệt đới. Trước đây Thuỷ Tiên được nhập từ Nhật Bản và Trung Quốc vào miền Bắc Việt Nam, trong dịp Tết để làm cảnh.

Cây Hoa Chữa Bệnh - THƯỢC DƯỢC

Tên khác: Bạch thược. Tên khoa học: Peonia lactiflora Pall. Họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Nguồn gốc: Bạch thược nguồn gốc Trung Quốc, trên thế giới chi Peonia có 35 chủng, có 51 loài mọc ở Trung Quốc, trong đó có Bạch thược; vùng trồng chủ yếu ở Tây Nam và Tây Bắc. Việt Nam, giáp giới Tây Nam Trung Quốc, đã trồng thử Bạch thược ở Sa Pa (Lào Cai) có kết quả vào những năm 1960 - 1970.

Cây Hoa Chữa Bệnh - THỤC QUỲ

Tên khác: Mãn đình hồng Tên khoa học: Althea rosea Cavailles. Họ Bông (Malvaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Á, Âu, được trồng ở nhiều nơi trên thế giới (châu Á, châu Mỹ, châu Âu). Ở Việt Nam từ lâu đã trồng cây này, nhiều nhất là ở Đà Lạt. Mô tả: Cây Thục quỳ là cây hoa thường sống 2 năm, cao 2,5 m, thân thẳng đứng, lá có thùy chân vịt, thân có lông, hoa to và đẹp, với nhiều màu sắc mọc thành cụm hình bông dài. Hoa màu đỏ, trắng hay hồng, nở quanh năm. Từ khi gieo hạt đến khi ra hoa: 100 - 105 ngày. Hoa sai và đẹp nhưng ít hương thơm như nhiều hoa họ Bông (Dâm bụt, Phù dung).

Cây Hoa Chữa Bệnh - THU HẢI ĐƯỜNG

Tên khác: Hiện nhục Hải đường, Tứ quý Hải đường. Tên khoa học: Begonia semperflorens Link. et Otto. Họ Thu Hải đường (Begoniaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc châu Mỹ nhiệt đới. Từ Begonia được đặt ra là xuất xứ từ tên Pháp M. Bégon (1638 - 1710) Thống đốc cảng Santo Domingo thủ phủ của xứ Dominica [nay là nước cộng hoà Dominica ở đảo Haiti (Mỹ châu)]. Bégon bảo trợ cho nhà nghiên cứu khoa học nên giới thực vật học đã đặt tên chi loài cây này là Begonia. Cây ra hoa suốt năm. B. semperflorens được trồng làm cây cảnh vì bộ lá rất đẹp, duyên dáng và hoa sặc màu rực rỡ.

Cây Hoa Chữa Bệnh - THẠCH HỘC

Tên khác: Kim thoa Thạch hộc, Kim thạch hộc, Điếu lan (hoa). Tên khoa học: Dendrobium nobile Lindl. Họ Lan (Orchidaceae). Nguồn gốc: Phân bố từ 6,8 độ vĩ bắc đến 56 độ vĩ nam, chủ yếu ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Myanma và các nước nhiệt đới, Á nhiệt đới và châu Mỹ. Châu Á có 250 chị, 6800 loài. Ở Việt Nam có khoảng 125 chi, trên 800 loài Lan, mọc ở vách đá, hốc đá; sống phụ sinh, sống bì sinh trên cây khác. Một số mọc trên đất hoặc  sống hoại sinh. Có nhiều loài Lan cho hoa đẹp, hương thơm, dùng trang trí, làm cảnh, được nhiều người ưa thích. Có nước đã dùng kỹ thuật nuôi cấy mô để giữ giống và gây nhiều giống mới, giống quý. Lan là nguồn lợi xuất khẩu quan trọng ở một số nước (Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ ...). Ở Việt Nam đã kết hợp cách trồng cổ truyền với kỹ thuật hiện đại để sản xuất nhiều Lan và xuất khẩu. Lan kim thoa Thạch hộc mọc hoang ở Việt Nam, nhất là ở khắp rừng núi miền Bắc. Thạch hộc không những là cây hoa đẹp mà còn là cây thuốc tốt.