Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ NGÂN HẠNH (BẠCH QUẢ)

Quả ngân hạnh chữa ho hen, đái són Ngân hạnh còn gọi là bạch quả - do vỏ quả của nó màu trắng nõn. Cây ngân hạnh từ lúc trồng đên khi cho quả phải mât 20 - 40 năm nên được người ta gọi là “cây cụ già”, “cây ông cháu” vì đời ông trông cây, đời cháu ăn quả. Ngân hạnh giàu chât dinh dưỡng, có thể mang xào, làm mứt và các chế phẩm khác. Quả, hạt nhân, lá cây đều là những vị thuốc quý.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ ĐÀO

Quả đào trường thọ Nói đến đào, người ta dễ liên tưởng đến câu chuyện Tôn Ngộ Không đại náo thiên cũng ăn trộm đào tiên trong Tây du ký”. Thứ đào tiên 3000 năm nở hoa, 3000 năm kết quả khiến cho Mỹ Hầu Vương ăn không biết chán. Đào thường nặng 250 gam, có quả to nặng hơn 500 gam. Quả đào có hình dáng và màu sắc đẹp, ăn ngọt thơm, nước quả rất nhiều. Không phải ngẫu nhiên mà người ta ghép “đào” với “tiên” với “trường thọ” thành “đào tiên”, “đào trường thọ”. Hoa đào rực rỡ, quả đào dáng đẹp, ăn ngon, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, có giá trị chữa bệnh bảo vệ sức khỏe rất cao. Trong 100 gam cùi thịt của quả đào chứa 0,8 gam prôtêin, 0,1 gam lipit, 7 gam gluxit, 8 mg vitamin B1, 2 mg vitamin B2, 6 mg vitamin C, cùng một số loại axit hữu cơ, đường glucô, glucôza. Có thể thấy quả đào đúng là thứ quả thượng hạng, kéo dài tuổi thọ. Nhân hạt đào, hoa đào, lá, cành, rễ đào, nhựa đào đều là những vị thuốc quý.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - MÍA

Mía: Thang thuốc phục mạch trong thiên nhiên Nhà thơ đời Đường là Vương Duy từng viết: “Bão thực bắt tu sầu nội nhiệt, đại quan hàm hữu giá tương hàn” (Ăn no xin chớ lo nội nhiệt, quan lớn hãy còn nước mía hàn). Qua đó, có thể thấy tác dụng thanh nhiệt tiêu cơm, giải độc của mía, đã được người xưa biết đến từ lâu.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ QUẤT

Quả quất: Làm dễ tiêu, tan đờm Quất từ lâu đã được người Trung Quốc dùng ăn tươi, làm mứt, có tác dụng điều hòa khí, tan đờm, tiêu hóa thức ăn, lợi dạ dày. Cây quất lá xanh dày, quả vàng óng sai chỉ chít, còn là loại cây cảnh đẹp trong nhà.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ DỪA

Quả dừa bổ tim, lợi tiểu Dừa có nhiều nước, vị ngọt, củi ăn giòn thơm, giàu chất dinh dưỡng. Nước dừa, cùi dừa, dầu dừa, vỏ dừa, rễ dừa đều là vị thuốc tốt dùng chữa bệnh. Chất dinh dưỡng trong nước dừa khá phong phú, bao gồm vitamin C, sắt, phốt pho, canxi, kali, magiê, natrl, các chât khoáng khác, lipid, protein, đường... Nước dừa là loại nước giải khát có giá trị. Cùi dừa trắng như ngọc, ăn giòn và thơm, hương vị như sữa. Quả càng già, lượng lipid, protein càng nhiều, các thứ quả khác khó sánh được.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - THẢO MAI (THẢO QUẢ)

Thảo mai: ích thọ kiện vị Thảo mai hình dáng giống quả tim gà, màu đỏ, cùi mềm, nhiều nước, chua ngọt, không có vỏ cũng không có hạt, mang mùi vị thơm ngon đặc biệt. Đây là loại quả tươi giàu chất đỉnh dưỡng, được nhiều người ưa chuộng.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - ANH ĐÀO

Tác dụng chữa bệnh của anh đào Anh đào quả tròn và đỏ như viên ngọc, trong suốt, long lanh, vị ngọt. Cây anh đào thuộc họ tường vi, hoa nở vào tháng 3, 4, sang tháng 5 quả chín. Quả anh đào vị ngọt, tính ấm, được các nhà y học từ xưa coi trọng. Cuốn Điền Nam bản thảo viết "Anh đào chữa mọi chứng bệnh hư, có tác dụng bổ nguyên khí, nhuận da tóc, ngâm rượu uống chữa bệnh liệt nửa người, đau lưng, đau chân, tứ chi khó cử động do phong thấp"...

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ TRÁM CHUA

Quả trám chua Trám chua có cùi cứng, mới ăn vào có vị chua chát, nhai lâu mới thấy thơm miệng, ăn rồi còn dư vị. Cùi và nhân hạt trám đều có thể dùng làm thuốc. Cùi có những chất dinh dưỡng như protein, lipid, đường, vitamm C, canxi, phốt pho, sắt... Nhân hạt chứa nhiều lipid, có thể ép thành dầu. Trám vị chua, ngọt, tính ấm, có công hiệu thanh nhiệt, giải độc, lợi hầu, tan đờm, sinh tân dịch, chữa khô khát, khai vị, giáng khí, trừ phiền, tỉnh rượu. Trong cuốn “Bản thảo cương mục” có ghi: Trám là thứ quả “sinh tân dịch, giảm phiền khát, trị đau đầu, đau họng; nhai nuốt lấy nước có thể giảm ngộ độc, dị ứng do ăn cua cá”.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ VẢI

Quả vải Dương Quý Phi là một tuyệt thế mỹ nhân trong lịch sử Trung Quốc. Sự nổi tiếng về sắc đẹp có mối liên quan nhất định đến sở thích ăn vải của nàng. Quả vải vỏ đỏ hồng, cùi trắng màu sữa nõn nà, mọng nước, đưa vào miệng đã tan, ngọt ngào thơm tho, làm sao mà Dương Quý Phi không thích. Đường Minh Hoàng muốn làm vui lòng nàng, đã bắt đưa vải từ phương Nam xa xôi mấy ngàn dặm tới Tràng An. Ngựa chở vải phải thay nhau phi nhanh suốt ngày đêm, chết không biết bao nhiêu con. Nhiều nhà thơ đương thời như Đã Phú, Đỗ Mục đã sáng tác những vần thơ đả kích việc làm trên của Đường Minh Hoàng. Song sự kiện trên cũng chứng tỏ giá trị cao quý của quả vải.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - DƯA HẤU

Dưa hấu - chúa tế của các loài dưa trong mùa hè Dưa hấu vốn có quê hương ở châu Phi. Do giống dưa này được đưa sang Trung Quốc từ phía Tây Vực nên người Trung Quốc gọi là "dưa Tây". Dưa hấu ngọt, nhiều nước, mát bổ, được coi là thứ quả giải khát quý giá. Từ thịt quả đến cùi vỏ đều có tác dụng phòng bệnh chữa bệnh. Dân gian đã có câu "Ngày hè ăn 3 miếng dưa hấu, thuốc thang các loại không cần tới". Một nhà y học nổi tiếng đời Thanh từng viết trong cuốn "Tùy tức cư ẩm thực phổ" (thực đơn ăn uống theo tĩnh dưỡng nghỉ ngơi): “Dưa hấu ngọt lạnh, giã rượu, chữa viêm hầu họng, lở miệng, trị độc nhiệt...”. Có thể thấy tác dụng chữa bệnh nhất định của dưa hấu đối với các chứng phế nhiệt, vị nhiệt, cảm nóng, sốt cao, tâm phiền miệng khát, sưng hầu họng, viêm niêm mạc miệng, đi tiểu nước đỏ, viêm thận phù thũng, say rượu..

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUẢ DỨA

Bí mật chữa bệnh của quả dứa Quả dứa có nhiều nước, vị ngọt pha chua rất ngon, mùi thơm đặc biệt, là một trong các thứ hoa quả tươi được nhiều người ưa chuộng. Đông y phân loại dứa thuộc vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng giải khát nóng, lợi tiêu hóa, ngừng tả. Men dứa giúp dạ dày phân giải protein, làm thức ăn đễ tiêu. Sau khi ăn nhiều thịt, mỡ, ăn dứa rất có lợi. Ngoài ra, chất đường, muối và men trong dứa còn có tác dụng lợi tiểu, chữa viêm thận, cao huyết áp, phù thũng. Đối với bệnh viêm phế quản, ho, nó cũng có tác dụng điều trị hỗ trợ.

TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - QUÝT

Quýt: Từ quả đến lá đều là vị thuốc hay Quả quýt trông rất đẹp mắt, vừa là loại quả ngon vừa là vị thuốc quý. Múi quýt ăn ngọt thơm, giàu chất bổ. Cổ nhân từng gọi quýt là "ngọc màu vàng", từng có nhiều bài thơ, bài văn nói về quýt. Theo tiếng Hán, quýt đồng âm với “cát” có nghĩa là may mắn và đoàn tụ. Ở nhiều địa phương Trung Quốc, trong đêm tân hôn, cô dâu chú rể tục ăn quýt với ý nghĩa mong sớm sinh ra quý tử.