Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Hóc Xương

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY BÓNG NƯỚC

Tên khác: Phượng tiên thảo, (hạt là Cấp tính tử). Tên khoa học: Impatiens balsamina L. Họ Bóng Nước (Balsaminaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Đông Nam Á, được trồng làm cảnh và làm thuốc ở Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. Bóng nước là cây cảnh nhỏ, hoa thường màu đỏ, quả chín nứt thành mảnh xoắn tung hạt đi xa. Cây thường mọc hoang dọc theo dòng suối, bờ ruộng và vùng đất lầy; thường được trồng.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY TRE

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Bộ phận làm thuốc của cây tre là tinh tre, tinh tre thường được lấy tốt nhất vào mùa đông: Chặt cây tre xuống, cưa lấy từng đoạn ngắn (ống) bỏ mắt, dùng dao sắc cạo bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài. Sau đó lại cạo mạnh để lấy lớp phơn phớt xanh, được các sợi mỏng hay bột đem phơi khô. Khi nào dùng thì tẩm nước gừng sao qua. Tinh tre (trúc như) có vị ngọt, tính hơi lạnh, thanh nhiệt, mát huyết khỏi nôn. Thường dùng chữa trị chứng cảm sốt, muốn nôn mửa, chảy máu cam, băng huyết, đái ra máu.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU NGÓT

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau ngót vị ngọt, tính mát hơi lạnh có công hiệu giải độc giải nhiệt tốt, bổ huyết mạch, sát trùng, tiêu viêm loét và ngăn chặn chứng táo bón.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU MÁ

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau má có vị đắng ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng giải độc, giải nhiệt, lợi sữa và chữa các chứng bệnh thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY HẸ CHỮA CHỨNG XUẤT HUYẾT

* Đặc tính: - Củ hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ hồi hương cứu nghịch. Lá hẹ để tươi có tính nhiệt còn nâu chín lại có tính ôn (ấm), vị cay vào 3 kinh: can, tỳ, vị, có tác dụng ôn trung hành khí, tán độc. Hạt nhẹ có tính ấm, vị cay ngọt, vào kinh can thận bổ can, thận, tráng đương. - Cây hẹ ngoài công dụng, làm gia vị cho món ăn còn là một dược liệu phòng, chữa rất nhiều bệnh.