Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhuận Tràng và Tẩy

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Hạt Bí Đỏ

a. Thành phần và tác dụng Hạt bí đỏ là một vị thuốc quý, thường được dùng để chữa bệnh trùng hút máu, bệnh giun đũa, sắn dây, bí đại tiện, thiếu máu, suy dinh dưỡng và thiếu sữa sau khi sinh. Hạt bí để chứa nhiều vitamin, chất khoáng cùng những axit cần thiết như alanin, glycin, glutamin, có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Hạt bí đỏ được dùng để chế tạo một loại dầu chứa nhiều carotenoid (beta-caroten, alpha-caroten, lutein) - những chất tương tự như vitamin A. Đây là những chất chống ôxy hoá mạnh giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến lão suy như đục thủy tinh thể, các bệnh tìm mạch và một số loại ung thư. Một số thành phần trong hạt bí đỏ: Magie: Góp phần vào việc khoáng hoá xương, cấu trúc protein, gia tăng tác động biến dưỡng của các enzym, việc co thắt cơ, sự dẫn truyền luồng thần kinh, tăng sức khỏe cho răng và chức năng hệ miễn dịch. Axit linoleique (omega 6): Một axit béo cần thiết mà người ta phải được cung cấp từ thực phẩm. Cơ thể cần axit béo

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Lạc

a. Thành phần và tác dụng Lạc là loại hạt giàu dinh dưỡng, chứa khoảng 26% protein, gấp đôi lúa mì, gấp 3 lần gạo tẻ. Lạc giàu chất béo, chứa khoảng 40%, trong đó chủ yếu là các axit béo chưa no gồm: axit dầu, axit lạc, axit dầu cọ, chất béo glyxerin, tạo thành dầu thực vật cần thiết trong ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, trong lạc còn chứa vitamin C, các chất khoáng, canxi, lân, sắt. Nhiệt lượng mà lạc cung cấp cao hơn các loại thực phẩm khác. Lạc so với sữa cao 20%, so với trứng gà cao hơn 40%. Ngoài ra các chất vitamin B₂, canxi, lân, đều cao hơn sữa, trứng gà và thịt. Chất lân, vitamin, axit amin, kiềm mật đều cao. Protein trong lạc có chứa axit amin mà cơ thể cần thiết, tỷ lệ sử dụng đạt được trên 98%, trong đó axit amin có thể ngăn cơ thể sớm lão hoá và nâng cao trí lực cho trẻ, axit amin ngũ cốc và axit amin thiên môn đông, có thể thúc đẩy tế bào não phát triển và làm tăng trí nhớ. Theo nghiên cứu, trong dầu lạc chứa nhiều vitamin E, có khả năng phân giải cholesterol thành axit mật,

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Vừng

a. Thành phần và tác dụng Vừng có hai loại vừng đen và vừng trắng, còn gọi là mè. Dùng làm thuốc thường là loại vừng đen. Vừng đen còn gọi là hồ ma, hắc chỉ ma, cự thắng, cự thắng tử, ô ma, ô ma tử, du ma, giao ma, tiểu hổ ma. Vừng trắng còn gọi là bạch du ma, bạch hổ ma. Tính bình, vị ngọt. Thành phần chính trong vừng gồm có: dầu béo 60%. Trong dầu chứa nhiều loại axit, vitamin E cùng sắt và canxi. Phần lớn có chất phòng bệnh chống suy lão. Thường là thực phẩm chống suy lão. Vừng có tác dụng bổ gan, thận, nhuận ngũ tạng, làm đen tóc, bổ dưỡng cường tráng. Chủ yếu dùng cho gan, thận yếu, tay chân yếu cứng, hư phong, mắt mờ, yếu sau khi ốm dậy, tuổi già ho hen, thiếu sữa, thần kinh suy nhược, sớm bạc tóc, cao huyết áp, bệnh mỡ bọc tim. Cách dùng: Uống: đun thành thang hoặc cho vào viên hoàn. Dùng bên ngoài đun nước mà rửa hoặc đắp chỗ đau. Kiêng kị: Tỳ yếu hay đại tiện lỏng thì không nên ăn nhiều vừng. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Cà Rốt

a. Thành phần và tác dụng Cà rốt còn có tên là củ cải đỏ, trong dân gian được gọi là "tiểu nhân sâm". Cà rốt có nguồn gốc xuất xứ ở vùng cao nguyên khô và rét ở châu Âu. Có các loại cà rốt đỏ, cà rốt vàng, cà rốt vàng màu quất. Hàm lượng đường trong cà rốt cao hơn các loại rau khác, lại có mùi thơm riêng, chứa nhiều chất caroten khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A. Trong cà rốt còn chứa vitamin B₁, B₂, B₆ và các chất khoáng, canxi, lân, sắt, đồng, magie, mangan, coban, là những chất mà cơ thể không thể thiếu được. Đường chứa trong cà rốt là đường đơn và đường kép, trong đó có tinh bột và đường mía, dưới tác dụng của men tiêu hoá ruột và dạ dày có thể biến thành loại đường đơn như: đường nho, đường hoa quả, được cơ thể hấp thụ trở thành một trong các nguồn nhiệt lượng của cơ thể. Chất protein trong cà rốt cứ 500g thì có 7g, ngoài ra còn có 9 loại axit amin và rất nhiều loại men đều là những chất rất quan trọng và cần thiết cho cơ thể trong quá trình trao đổi chất. Cà rốt

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Mồng Tơi

d. Thành phần và tác dụng Rau mồng tơi được chế biến trong bữa ăn hàng ngày. Từ lâu, nó còn được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh. Rau mồng tơi là món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài tác dụng làm thực phẩm loại rau này còn có tác dụng chữa bệnh. Theo Đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh. Nó có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, hoạt tràng... Dùng mồng tơi để giải độc, chữa đại tiện táo bón, đại tiện xuất huyết, tiểu tiện khó, tiểu nhỏ giọt, tiểu dắt, chữa kiết lỵ hiệu quả. Thành phần đinh dưỡng trong 100g: 1,3g protein, 0,3g lipit, 0,6g xenlulô, 4,2g khoáng toàn phần. Mồng tơi tính lạnh, nhân dân ta thường dùng mồng tơi luộc ăn hoặc nấu canh với tôm, tép, thịt...

Cây Hoa Chữa Bệnh - THỤC QUỲ

Tên khác: Mãn đình hồng Tên khoa học: Althea rosea Cavailles. Họ Bông (Malvaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Á, Âu, được trồng ở nhiều nơi trên thế giới (châu Á, châu Mỹ, châu Âu). Ở Việt Nam từ lâu đã trồng cây này, nhiều nhất là ở Đà Lạt. Mô tả: Cây Thục quỳ là cây hoa thường sống 2 năm, cao 2,5 m, thân thẳng đứng, lá có thùy chân vịt, thân có lông, hoa to và đẹp, với nhiều màu sắc mọc thành cụm hình bông dài. Hoa màu đỏ, trắng hay hồng, nở quanh năm. Từ khi gieo hạt đến khi ra hoa: 100 - 105 ngày. Hoa sai và đẹp nhưng ít hương thơm như nhiều hoa họ Bông (Dâm bụt, Phù dung).

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA CHĂM PA

Tên khác: Cây Bông sứ, Sứ cùi, cây Đại, cây Kê đản hoa. Tên khoa học: Plumeria rubra L. var. acutifolia (Poir). Bailey. Họ Trúc đào (Apocynaceae) [Plumeria acutifolia Poir] Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc châu Mỹ nhiệt đới; được gây trồng từ lâu đời ở Việt Nam, làm cây cảnh, cây làm thuốc. Thường cây Đại được trồng ở vườn hoa, đình, chùa làm cảnh. Tại nơi đền chùa Việt Nam có cây Đại già sống hàng trăm năm. Hoa Đại có mùi thơm dịu. Ở châu Âu, người ta đặt tên là cây Frangipani (Frangipanier) lấy từ tên Hầu Tước Frangipani, nhà quý tộc Ý thế kỷ 16; ông này đã điều chế ra chất thơm từ hoa Đại hoặc chất thơm giống như hương thơm của hoa Đại để làm thơm bánh kem hay bánh ngọt.

Cây Hoa Chữa Bệnh - ĐÀO PHAI

Tên khác: Đào, May phắng (Tày), Cơ tào (Thái), Phiếu kiao (Dao), Mao đào. Tên khoa học: Amygdalus persica L. [Prunus persica (L.) Batsch]; Họ hoa Hồng (Rosaceae). Nguồn gốc: Cây Đào có nguồn gốc ở Trung Quốc và Ba Tư từ lâu đời và được ưa trồng ở các nơi trên thế giới như: Việt Nam, Nhật Bản Thái Lan, Hoa Kỳ, vùng Địa Trung Hải... Ở Việt Nam, Đào được trồng từ lâu đời, tại các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng, nhất là các làng quanh Hồ Tây, Hà Nội nổi tiếng về Đào cảnh, Đào hoa. Đào quả mọc tốt ở miền núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai (Sapa), Hoàng Liên Sơn, Hà Giang... Cây Đào mọc tốt ở nơi có khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới. Đào phát triển tốt trên đất thịt pha, cao ráo, dễ thoát nước; pH 6 - 7. Gây giống bằng hạt hay ghép cành. Có thể điều khiển cho cây ra họa bằng cắt tỉa cành, hãm cây (khía vỏ, tuốt lá dần) hay bón thúc nếu hoa nở chậm. Trồng Đào ăn quả, thường dùng phương pháp ghép mắt. Nếu muốn nhân các giống Đào có phẩm chất tốt, người ta thường dùng c

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC KIM TIỀN

Tên khác: Cúc xu xi, cây hoa Xu xi, Cúc chén vàng, Kim trản cúc. Tên khoa học: Calendula officinalis L. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây được trồng ở châu Âu, nguồn gốc từ Nam Âu và phương Đông, sau đó phổ biến trồng ở nơi khác như Việt Nam. Mô tả: Cây thảo, sống hàng năm hoặc 2 năm, thân có góc cạnh, có lông và phân cành; lá mọc so le, hình thuôn dài, dài 2,2 - 7,8 cm màu lục nhạt, hình thìa. Cụm hoa hình đầu; đường kính 3,3 - 7,8 cm; hoa màu vàng đậm hoặc da cam. Đường kính hoa kép 3 - 8 cm, có điểm đen ở chính giữa; thường quay hướng về phía mặt trời. Quả bế, gần hình vòng; có gai. Thu hái hoa thường vào mùa thu, nếu trồng kéo dài 2 năm thì hái hoa vào mùa xuân. Cây thấp, thường trồng thành thảm ở các vườn hoa, công viên; có 3 giống: hoa kép, cây cao 30 - 35 cm; hoa đơn, cây cao 20 - 25 cm, cây ưa khí hậu mát; chịu rét; kém chịu nắng hạn. Trồng bằng gieo hạt (1 g = 160 hạt) từ tháng 7 đến tháng 11 gieo 4 - 5 ngày thì mọc, sau 15 ngày nhổ cây đem ươm ở vườn thêm 30 ngày, rồi bứn

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY HOA PHẤN

Tên khác: Tử mạt ly. Tên khoa học: Mirabilis Jalapa L. Họ Hoa phấn (Nyctaginaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Mêhicô, châu Mỹ, được trồng ở châu Á, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia. Ở Trung Quốc, rễ cây (= Tử mạt ly căn) được dùng làm thuốc. Ở Indonasia, cây được trồng ở Java, ở độ cao 1 – 1.200 m, làm cây cảnh và làm thuốc, Ở Việt Nam trồng làm cây cảnh và làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CẨM QUỲ

Tên khoa học: Malva sylvestris L. Họ Bông (Malvaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc ở châu Âu, ở Tây Á Trung Á và được trồng phổ biến ở châu Âu - Đức, Pháp, Nam Tư (cũ) và Hungari. Mô tả: Cây thảo cao khoảng 1 m, ít nhiều có lông: lá tròn, có khía chân vịt, chất mềm. Hoa to, thuỷ hình nêm, có khía mép; màu đẹp hồng tim tím có vân đỏ. Quả bế tụ; màu hơi vàng.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU CẦN

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau cần ta vị thơm, tính bình, không độc có công hiệu thanh nhiệt bổ máu, thông đường ruột, giải khát. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị bệnh xanh xao và mất máu: Khi bị mất nhiều máu do bị chấn thương hoặc sau khi phẫu thuật xanh xao thì lấy 2 bó rau cần ta nấu canh với khoảng 200-300 gam thịt bò ăn hết cả nước, cái trong ngày. Ăn liên tục khoảng 10-15 ngày thì da dẻ sẽ hồng hào và khôi phục sức khỏe.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY BỒ KẾT

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Quả bồ kết là một vị thuốc có tính ấm, thông khiếu, tiêu đờm, trừ phong, tiêu chất cứng tích tụ trong người.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CÚC VẠN THỌ

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Cây cúc vạn thọ có 2 loại: loại cao lớn và loại thấp lùn. Loại cao lớn chính là loại có hoa dùng làm thuốc. Lấy 20 gam hoa cúc vạn thọ trộn với một ít đường, hấp cơm dùng làm thuốc chữa kiết ly rất hiệu nghiệm.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ MƯỚP CHỮA BỆNH SỞI

* Đặc tính: - Mướp là loại cây dây leo, thường mọc lan trên giàn, hoa nụ và quả dùng nấu canh, xào rất ngon. - Mướp là loại quả có nhiều chất dinh dưỡng: protid, glucid, muối khoáng và nhiều loại vitamin. - Đông y gọi mướp là “ty qua”, có Vị ngọt, tính bình, gọi xơ mướp là "ty qua lạc”. Lá mướp có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt. giải độc.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY NHỌ NỒI (CỎ MỰC)

* Đặc tính: Cây nhọ nổi có tên khoa học là Felipta Prostrata, họ lúa, ưa ẩm, ánh sáng, nhưng cũng chịu được bóng râm. Cây mọc thẳng, có nhiều cành, thân có lông cứng, cao 30 - 40cm, có khi tới 80cm. Lá mọc đối, có lông ở hai mặt. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở ngọn cành hoặc kẽ lá. Hoa quả ra liên tục trong năm. Cây nhọ nồi có chứa alcaloid ecliptin, flavonosid, caroten, nedelolacton, tamin và chất đắng. Nước sắc cỏ mực khô (cỏ nhọ nổi) làm tăng tỷ lệ prothrombin toàn phần, làm nén thành tử cung khi chảy máu. Dùng cỏ mực tươi giã nát vắt lấy nước cho trẻ em sốt cao uống, bã đắp vào lòng bàn tay, bàn chân sẽ hạ nhiệt nhanh.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - BỒ KẾT CHỮA KINH GIẢN Ở TRẺ

* Đặc tính: - Cây bổ kết là loại cây rất dễ trồng, được nhân dân ta lấy quả chín nướng lên rồi nấu với nước dùng để gội đầu, trị chấy và gầu, lại mượt đen tóc. - Quả bồ kết còn dùng để giặt quần áo lụa, len, các tác dụng không ố và không phai màu. - Da quả và hạt đều có vị cay, tính ấm và hơi độc.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HỒNG XIÊM TRỊ TIÊU CHẢY

* Đặc tính: - Cây hồng xiêm được nhân dân ta trồng khá phổ biến trong vườn để lấy quả ăn và chữa trị một số bệnh dân gian. - Lá cứng, giòn. Quả hồng xiêm chín có vị ngọt, tính mát có tác dụng bổ mát, sinh tân dịch, giải khát, nhuận tràng. - Vỏ cây hồng xiêm cũng như búp ổi, búp chè, nụ sim... là những vị thuốc sẵn có, tiện thu hái quanh năm, nên chú ý sử dụng và phối hợp khi cần. - Vỏ cây hồng xiêm già và quả xanh có chất chát, có tác dụng cầm tiêu chảy.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ BẦU TRỊ BỆNH SỞI

* Đặc tính: Bầu là loại cây được trồng lấy lá và quả để chế biến thành các món ăn. Quả bầu dài từ 0,5 - 1m, có nhiều lông nhỏ, màu xanh nhạt, có vị ngọt, tính hơi lạnh. Lá bầu có vị ngọt, tính bình có thể làm thức ăn hàng ngày. Vì bầu có tính lạnh nên khi ăn nhiều sinh nôn tháo, người lạnh dạ không nên ăn.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ ME TRỊ VIÊM RĂNG

* Đặc tính và công dụng: - Quả me có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải năng, tiêu hoá thức ăn, giải khát, chống nôn oẹ. - Gỗ cây me sắc uống có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu nhẹ. - Vỏ cây me sắc uống chữa lỵ và ngậm súc miệng chữa viêm lợi, răng. - Lá me nếu nấu nước tắm khỏi lở ngứa, đề phòng bệnh ngoài da về mùa hè cho trẻ em.