Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêu Khát

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY HẸ

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Cây hẹ có vị tính cay, hơi chua, ôn và không độc, có công hiệu làm cho khí huyết lưu thông, giải độc, trị tức ngực, trị ung thư thực quản, buồn nôn, thổ huyết, chảy máu cam, đái ra máu, té ngã bị tổn thương, bị côn trùng độc cắn, bọ cạp cắn... MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng dương suy, thận lạnh làm đau ngang thắt lưng và lạnh hoặc chứng di tinh: Lá hẹ 150g, thịt quả hồ đào 30g (bỏ vỏ) cùng với dầu mè (vừng) xào chín, mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liền trong 1 tháng.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - TẦM XUÂN CHỮA PHONG THẤP, TEO CƠ

* Đặc tính: - Cây tầm xuân thường mọc hoang thành bụi, từng đám ở ven đường, hoa thường nở vào cuối xuân. Rễ tầm xuân được dùng làm dược liệu rất hữu ích. - Rễ tầm xuân có vị đắng chát, tính mạnh, có tác dụng sát trùng, chữa lỵ, trừ thấp nhiệt, làm gân mạnh, chữa mụn nhọt lở ngứa.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ BẦU TRỊ BỆNH SỞI

* Đặc tính: Bầu là loại cây được trồng lấy lá và quả để chế biến thành các món ăn. Quả bầu dài từ 0,5 - 1m, có nhiều lông nhỏ, màu xanh nhạt, có vị ngọt, tính hơi lạnh. Lá bầu có vị ngọt, tính bình có thể làm thức ăn hàng ngày. Vì bầu có tính lạnh nên khi ăn nhiều sinh nôn tháo, người lạnh dạ không nên ăn.

CHỮA BỆNH MẠN TÍNH BẰNG RAU XANH - BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Bệnh tiểu đường có nguyên nhân do lượng glucô trong cơ thể chưa được chuyển hóa còn quá nhiều, dẫn đến đường huyết tăng. Khi đường huyết tăng, tụy sẽ tiết ra chất insulin để giúp cho lượng đường trong máu trở lại mức bình thường. Nhưng khi lượng đường trong máu quá cao thì tụy sẽ phải tiết nhiều insulin để giúp cân bằng; thời gian kéo dài sẽ khiến tụy mệt mỏi, chức năng tụy bị lão hóa, lâu dần không thể sản xuất ra insulin bình thường được. Khi thiếu insulin để cân bằng, đường huyết trong máu sẽ tăng cao, từ đó làm cho máu trở nên đậm đặc, hình thành nhiều di chứng như tắc mạch máu, xơ cứng động mạch, thậm chí nhiều hội chứng khác cùng xuất hiện như mắt mờ, rối loạn thần kinh thực vật, suy thận... Có rất nhiều loại rau xanh điểu trị hiệu quả bệnh tiểu đường, tiêu biểu là hành tây, khoai sọ, mướp đắng, củ mài, bí ngô...

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU LANG

Rau lang là ngọn lá non của cây Khoai lang - Ipomoea batatas (L.) Poir., thuộc họ Khoai lang - Convolvulaceae. Cây thảo có thân và cành mọc bò dài tới 3m, có nhựa mủ trắng. Một số rễ bên phình lên thành củ chứa nhiều bột và đường. Lá hình tim nhọn có phiến nguyên hay phân thùy. Hoa hình phễu, màu tím hoặc trắng, mọc 1-2 cái ở nách lá. Quả nang chứa 1-2 (hoặc 3-4) hạt bé. Khoai lang phổ biến rất rộng rãi ở các vùng nóng châu Á, châu Mỹ và châu Phi, có thể có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Crixtốp Côlông (Christophe Colomb) đã đem về trồng ở Tây ban nha. Ở nước ta, Khoai lang cũng được trồng từ lâu đời ở các địa phương. Người ta đã tạo ra được nhiều giống trồng: Khoai lang trắng, Khoai lang đỏ, Khoai lang nghệ, Khoai lang tím, khoai lang vàng… Giống Khoai ở Đà lạt có vỏ đỏ, thịt vàng thuộc loại khoai ngon

CÂY RAU LÀM THUỐC - ĐẬU CÔ VE

Đậu cô ve hay Đậu tây - Phaseolus vulgaris L., thuộc họ Đậu - Fabaceae. Cây leo, hay cây lùn, với hơn 500 thứ được trồng (có tác giả nêu tới 1000 giống trồng), đều có lá kép 3 lá chét hình trái xoan và tận cùng thành mũi nhọn, mặt trên thường có lông và ráp. Hoa rộng 1-2cm, màu trắng, xanh lơ hay hồng. Tuỳ theo thứ mà quả có thể dài 10-30cm, nạc hay mỏng, màu lục (đậu cô ve, haricot vert); hay vàng (đậu cô bơ, haricot beurre). Cây gốc ở châu Mỹ nhiệt đới (Nam Mỹ) được nhập vào nước ta khoảng 80 năm, nay được trồng rộng rãi ở nhiều nơi tớt độ cao 1500m; cũng có nhiều giống với những tên gọi khác nhau tùy theo các địa phương Riêng ở các tỉnh đồng bằng phía Bắc đã tìm thấy 7 giống (vàng, xanh, nâu, trắng, chanh bơ, xanh ấn nguyên, xanh tứ quý) đã được trồng từ lâu ở các địa phương.

CÂY RAU LÀM THUỐC - CỦ ĐẬU

Củ đậu hay Củ sắn - Pachyrhizus erosus (L.) Urb, thuộc họ Đậu - Fabaceae. Dây leo, có rễ phình thành củ. Lá kép có ba lá chét. Hoa màu tím nhạt mọc thành chùm ở nách lá. Quả có lông. Hạt dẹt. Củ đậu ăn được nhưng hạt lại rất độc. Cành lá dùng làm phân xanh. Củ đậu là loại rau được ưa chuộng từ Bắc chí Nam. Củ đậu ăn tươi mát, có tác dụng giải khát. Dùng xào với thịt, tôm tép, nấu thay rau ăn ngon miệng. Người ta còn dùng Củ đậu kho với thịt, hầm thịt, làm nộm, làm nhân bánh đa nem, lẫn với thịt nạc băm, thịt cua biển, thịt tôm tươi và mộc nhĩ, bún tàu làm nhân bánh xèo (lẫn với tép bạc, thịt ba rọi).

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - TIÊU KHÁT (TIỂU ĐƯỜNG)

TIÊU KHÁT 40 Bài thuốc Tiêu khát (tiểu đường) là chứng mà trên thì muốn uống nước, dưới thì ngày đêm đi tiểu rất nhiều do dâm dục quá độ, trà rượu. không chừng, hoặc ăn nhiều đồ xào nướng hoặc thường uống thuốc bằng kim thạch làm cho khô kiệt chất nước trong thận, khí nóng trong tim cháy rực, tam tiêu nung nấu, ngũ tạng khô ráo, từ đó sinh ra chứng tiêu khát, nhưng bệnh phân ra tam tiêu khác nhau, phải phân biệt từng bệnh mà chọn phương thuốc: * Bệnh ở thượng tiêu là phổi: Uống nhiều, ăn ít, đại tiểu tiện như thường, đó là tâm hỏa nung nấu phế kim mà sinh ra khát. * Bệnh ở trưng tiêu là dạ dày: Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu tiện vàng đỏ, đó vì dạ dày huyết nhiệt, ăn mau tiêu chóng đói, trong huyết có hỏa nung thì chất nước khô ráo sinh ra khát. * Bệnh ở hạ tiêu là thận: Tiểu đục đặc, phiền khát uống nhiều dần dần vành tai đen xám, tiểu tiện đi luôn, nếu ăn được tất sẽ phát ung thư và ghẻ lở ở lưng, nếu không ăn được thì bệnh sẽ truyền vào trong bụng đầy trướng. 1. Khát của bệnh bách h...