Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Táo Bón

Cây Hoa Chữa Bệnh - NGUYÊN HOA

Tên khác: Lão thử hoa. Tên khoa học: Daphne genkwa Sieb. et Zucc. Họ Trầm (Thymelaeaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc châu Á và châu Âu. Nguyên hoa được trồng hoặc mọc hoang ở Trung Quốc. Cây thuộc chi Daphne L, họ Trầm; một số loài Daphne được trồng ở châu Á (Indonesia) và ở châu Âu (Daphne mezerium).

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY HOA TU LÍP

Tên khác: Cây hoa Vành Khăn, Uất kim hương. Tiên khoa học: Tulipa gesneriana L.; họ Huệ tây (Liliaceae). Nguồn gốc: Cây nguyên sản ở châu Âu, sau được phổ biến trồng ở các nước châu Á như Trung Quốc. Ngoài hoa Uất kim hương còn 2 loài hoa khác: Tulipa eduls Bak và Tulipa illienses Reg. Cả 3 loài Tulipa này đều là cây cảnh và cây thuốc. Tên Tulip xuất xứ từ Tulbend Thổ Nhĩ Kỳ, có nghĩa là khăn xếp đội đầu, là vành. Từ “Tulbend” chuyển thành “Tulipan” - Tulipe - Tulip là cây hoa với hoa hình vành khăn. Tulip là cây hoa cảnh đẹp họ Huệ tây, có thân hành, có lá dài, rộng, nhọn đầu; có một hoa đơn độc hình tách chén và giống vành khăn. Hoa Tulip có nhiều màu sắc khác nhau và thường nở vào mùa xuân. Ở châu Âu trồng nhiều Tulip; nhất là ở Hà Lan, rất coi trọng cây hoa này và gây trồng tạo ra rất nhiều giống có hoa đẹp nổi tiếng trên thế giới.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY TÍA TÔ

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Lá tía tô vị cay, tính ấm có tác dụng hạ khí, tiêu đờm dùng chữa cảm cúm không ra mồ hôi và ho tức ngực nôn đầy. Hạt tía tô dùng chữa các bệnh ho, suyễn, táo bón và mộng tinh. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng cảm cúm, ho nặng: Bị chứng cảm cúm nhưng mồ hôi không ra lại ho đến tức ngực thì nấu cháo múc ra 1 bát còn nóng nguyên rồi trộn đều vào 10-12 gam tía tô đã rửa sạch thái nhỏ cho người bệnh ăn, sau đó trùm kín chăn cho toát mồ hôi ra. Lấy 20 gam lá tía tô tươi rửa sạch, giã thật nát cho thêm nước sôi vào rồi chắt gạn lấy khoảng 100 ml nước trong uống.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY VỪNG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Hạt vừng vị ngọt, tính hàn không độc, chất trơn, có công hiệu giải độc, tiêu nhiệt kết bên trong, sát trùng, dễ đẻ, trị mụn nhọt... MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng thương hàn: Lấy hạt vừng đen còn tươi giã nát, ép lấy một tách (tách uống trà) rồi cho thêm nửa tách nước và một lòng trắng trứng, khuấy đều tất cả rồi uống hết một lần trong ngày. Uống như thế khoảng 3 - 4 lần.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU MÁ

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau má có vị đắng ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng giải độc, giải nhiệt, lợi sữa và chữa các chứng bệnh thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU MUỐNG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau muống tính mát, vị ngọt nhạt, có tác dụng giải độc sinh da thịt.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY MỒNG TƠI

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Mông tơi vị chua nhạt, tính hàn, không độc có công hiệu làm thông đại tiểu tiện, hoạt thai dễ đẻ, dùng ngoài chữa rôm sảy mụn nhọt rất hiệu nghiệm.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU ĐAY

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Lá và hạt rau đay vị cay, tính lạnh, không độc có tác dụng tiêu đờm, tiêu phù thũng, có thể trị được hen suyễn, thông kinh nguyệt, và lợi đại tiểu tiện.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HẠT VỪNG CHỐNG DA KHÔ, NỨT NẺ

* Đặc tính: Hạt vừng thường được dùng ăn chay, có thể giã nát kèm lạc, là món ăn dân giã gọi là muối vừng. Những nghiên cứu cho thấy hạt vừng có tác dụng rất tốt đối với sức khoẻ, mùi vị lại thơm ngon. Dầu trong hạt vừng giúp đem lại làn da đẹp, bóng, cường tinh, chống táo bón. Lá vừng dùng gội đầu cũng làm cho tóc bóng mượt óng ả.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HỒNG XIÊM TRỊ TIÊU CHẢY

* Đặc tính: - Cây hồng xiêm được nhân dân ta trồng khá phổ biến trong vườn để lấy quả ăn và chữa trị một số bệnh dân gian. - Lá cứng, giòn. Quả hồng xiêm chín có vị ngọt, tính mát có tác dụng bổ mát, sinh tân dịch, giải khát, nhuận tràng. - Vỏ cây hồng xiêm cũng như búp ổi, búp chè, nụ sim... là những vị thuốc sẵn có, tiện thu hái quanh năm, nên chú ý sử dụng và phối hợp khi cần. - Vỏ cây hồng xiêm già và quả xanh có chất chát, có tác dụng cầm tiêu chảy.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - KHOAI TÂY CHỮA LOÉT HÀNH TÁ TRÀNG

* Đặc tính và thành phần dinh dưỡng của khoai tây: - Theo y học cổ truyền, khoai tây có vị cam tính bình, có tác dụng hoà vị, điều trung, kiện tỳ, ích khí. - Còn theo y học hiện đại, khoai tây có lượng thành phần và giá trị dinh dưỡng cao. Chỉ cần 600 - 700g khoai tây với một quả trứng gà có thể cung cấp toàn bộ lượng protein cần thiết cho một cơ thể trưởng thành trong một ngày. Người ta tính rằng trong 100g khoai tây có 2,3g protein; 0,1g chất béo; 16,5g chất đường bột; 11mg B1; 0,03mg B2; 0,4mg vitamin PP; 16mg vitamin C ; chứa nhiều lysine; 224mg kali. * Công dụng:

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY RAU NHÀ CHÙA

* Đặc tính: - Cây rau nhà chùa có tên khoa học là Spinacia Oleracea, hay còn gọi là "bái thái", được trồng nhiều ở các đền chùa. Cây rau nhà chùa nhỏ. lá hình tam giác, hoa màu vàng, hình dùi tròn, vỏ bọc cứng. - Trong cây có nhiều thành phần hoá học có sinh tố A,B,C và nhiều chất sắt. * Công dụng:

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY SUNG TRỊ MỤN NHỌT

* Đặc tính: - Cây sung là cây rất quen thuộc với người Việt Nam. Cây sung mọc hoang và được trồng ở khắp mọi nơi trên nước ta. Sung được trồng chủ yếu ở hai bên bờ ao, rễ sung mọc lan, bám chắc giữ cho đất khỏi lở; sung rất hiếm khi được trồng trong vườn nhà bởi theo quan niệm dân gian nó chỉ là cây hoang dại, không có tác dụng gì. - Lá sung có hình mũi giáo, đầu nhọn, phía cuống hơi tròn hơn. Khi lá còn non, cả hai mặt đều phủ lông, khi lá già, lông cứng hơn, phiến lá nguyên hoặc hơi có răng cưa thưa, dài 8 - 20cm, rộng 4 - 8cm. Lá sung thường có nốt phồng, giống như bong bóng ở chiếc bánh đa nướng, do bị sâu psyllidea kí sinh, gây ra mụn nhỏ, người ta còn gọi là vú sung. - Sung không ra hoa mà đậu quả ngay, cho nên thời xưa thường là cây "vô hoa hữu quả" - không ra hoa mà vẫn đậu quả. Quả sung thuộc loại quả do đế hoa tạo thành, quả mọc từ gốc đến ngọn, chi chít trên cành, thành từng chùm trên thân cây và trên những cành to không mang lá, khi chín có màu đỏ nâu, hình quả lê

CHỮA BỆNH ĐƯỜNG RUỘT BẰNG RAU XANH - TÁO BÓN

Làm việc, nghỉ ngơi không đúng giờ giấc dẫn đến ăn uống không đúng giờ rất dễ dẫn đến bệnh táo bón, ảnh hưởng khí hậu cũng là nhân tố gây táo bón. Mùa thu và mùa đông khô hanh cũng là mùa hay bị táo. Ngoài ra, sức ép tâm lý tinh thần cũng gây ra chứng táo bón. Phụ nữ làm việc phải ngồi lâu, ít vận động, thần kinh căng thẳng càng dễ bị táo bón. Nếu không chữa chạy kịp thời, để tình trạng táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như dẫn đến các hiện tượng nhức đầu, dễ bị kích động nóng nảy, trướng bụng, buồn bực... Một số nghiên cứu cho thấy những phụ nữ bị táo bón dễ mắc bệnh ung thư, cao huyết áp hơn so với những phụ nữ không bị táo bón. Cách chữa táo bón tốt nhất là ăn nhiều rau xanh có hàm lượng xenlulô cao. Rất nhiều loại rau xanh là thứ thuốc chữa táo bón hiệu nghiệm sẵn có trong thiên nhiên, nên sử dụng để chữa táo bón. Các loại rau chữa táo bón hiệu quả điển hình là rau cải cúc, rau cần, cà rốt, củ cải, đậu tương, khoai sọ, nấm kim châm, bắp cải...

CÂY RAU LÀM THUỐC - VẢ

Vả - Ficus auriculata Lour. = F. roxburghii Wall, thuộc họ Dâu tằm - Moraceae. Cây gỗ nhỏ, cao 5-10m, có nhiều cành, có lông cứng và thưa. Lá lớn, hình trái xoan, thường là tròn, có khi hình tim ở gốc; chóp tròn hay có mũi nhọn; phiến mềm, có lông ở mặt dưới; 5-7 gân gốc, mép khía răng không đều, cuống lá dài, to; lá kèm màu hung, cao 2,5cm. Cụm hoa sung ở gốc thân hay ở trên cành già trên những nhánh riêng không có lá, rộng đến 4cm, có lông vàng vàng, sẽ phát triển thành quả phức to, xếp dày đặc trên thân, hình cầu dẹp, có nhiều lông thưa, khi chín màu đỏ thắm, giữa có keo thơm.

CÂY RAU LÀM THUỐC - THỔ NHÂN SÂM

Thổ nhân sâm - Talinum triangulare Willd., thuộc họ Rau sam - Portulacaceae. Cây thảo sống dai cao 30-50cm. Thân nạc mềm, phần non có hình tam giác, màu xanh, thường đơn. Lá mọc so le, phiến lá hình thuôn hay mũi mác hơi dày, mềm, hai mặt đều bóng, cuống ngắn... Hoa nhỏ, màu hồng hay trắng, mọc thành xim ở đầu cành. Quả nhỏ hình cầu, màu đỏ nâu, chứa khoảng 50 hạt đen nhánh. Thổ nhân sâm có nguồn gốc ở đảo Ăng ti, được nhập trồng rải rác trong các vườn gia đình làm cảnh và cũng dùng lấy cành lá làm rau xanh như loài Thổ cao ly sâm (Talinum patens (L.) Willd). Loài này có lá mọc đối, hoa thành chuỳ gồm nhiều xim.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU MỚP

Rau mớp, Mớp gai, Củ chóc gai, Sơn thục gai hay Ráy gai - Lasia spinosa (L.) Thw., thuộc họ Ráy - Araceae. Cây thảo có thân rễ và cuống lá đều có gai. Lá to, hình mũi tên, lá già xẻ thùy lông chim, có khi đa dạng; cuống lá có bẹ. Cụm họa là một bông mo (một bông gồm có trục hoa, trên có đính các hoa, bên ngoài có mo dài bao bọc) mang nhiều hoa lưỡng tính. Quả mọng, có gai ngắn. Rau mớp gốc ở Ấn độ và được phát tán ra các vùng khác. Ở nước ta, thường gặp Rau mớp mọc hoang dại khắp nơi, nhất là chỗ ẩm ướt, có nước: ruộng nước, bờ ao, bãi lầy, ven suối, mương rạch... từ vùng thấp tới vùng cao, thường gặp từng đám. Nhân dân ta thường lấy lá non làm rau ăn luộc hoặc muối dưa.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU MỒNG TƠI

Rau mồng tơi, Mồng tơi, Mùng tơi, Lạc quỷ - Basella alba L., thuộc họ Mồng tơi - Basellaceae. Cây thảo leo có thân quấn. Lá mọc so le, phiến nguyên và mọng nước. Hoa xếp thành bông. Quả bế, hình cầu hay hình trứng, đựng trong bao hoa nạc, tạo thành một quả giả. Rau mồng tơi được trồng rộng rãi ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Ở nước ta, Rau mồng tơi mọc hoang dại và cũng được trồng khắp nơi. Người ta cho cây mọc leo lên các hàng rào, các lùm cây bụi. Hoặc trồng như các loại rau khác ở trên đất vườn và thường xuyên cắt tỉa để lấy chồi non ăn.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU ĐAY

Rau đay hay Đay quả dài - Corchorus olitorius L., thuộc họ Đay - Tiliaceae. Cây thảo cao 2m, mầu đo đỏ, ít phân nhánh. Lá hình trái xoan nhọn tù hay tròn ở gốc, có răng, dài 5-9cm, có 3-5 gân gốc. Hoa vàng, ở nách lá, xếp 3 cái một trên một cuống chung ngắn; cuống hoa cũng ngắn. Quá hình trụ, dài 5m, nhẵn, có 10 đường lồi. Hạt hình quả lê, tiết diện ngang có hình 5 cạnh. Rau đay được trồng khắp châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Ở Việt nam, cũng thường được trồng trong các vườn gia đình. Rau đay sinh trưởng nhanh, chỉ sau một tháng đã có thể lấy lá non mềm, hơi có chất nhầy, cũng như ngọn non, dùng làm rau ăn sống trộn dầu giấm, ăn luộc hay nấu canh. Thường dùng phối hợp với Rau mồng tơi nấu canh cua đồng, ăn ngọt miệng lại vừa mát ruột.

CÂY RAU LÀM THUỐC - MỘC NHĨ

Mộc nhĩ, Nấm tai mèo hay Nấm mèo - Auricularia auricula (L.) Underw., thuộc họ Mộc nhĩ – Auriculariaceae. Nấm mọc trên cây gỗ thường là gỗ mục. Thể quả của nó có hình dạng giống cái tai, mặt ngoài màu nâu nhạt, có lông mịn, mặt trong màu nâu sẫm. Nấm mọc trên thân cành hay gỗ của nhiễu loài cây, lành nhất là Nấm của các cây Hòe, Dâu, Sung, Mít, Dướng, Ruối, Sắn, So đũa... Ngoài việc thu hái mộc nhĩ mọc tự nhiên, người ta thường trồng mộc nhĩ trên gỗ cây Mít, thân cây Sắn, cây So đũa để có sản lượng nhiều và bảo đảm phẩm chất tốt.