Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa bệnh Mắt Tai Răng Họng

THUỐC THANH NHIỆT LƯƠNG HUYẾT - XÍCH THƯỢC (Radix Paeoniae)

Dùng rễ cây xích thược - Paeonia veichii Lynch hoặc P.lactiflora Paull. Họ Mao lương - Ranunculaceae. Tính vị: vị đắng, tính hơi hàn. Quy kinh: nhập vào can, tỳ.

THUỐC THANH NHIỆT TAO THẤP - THẢO QUYẾT MINH (Semen Cassiae)

Là hạt của cây thảo quyết minh, cây muồng ngủ: Cassia tora L. Hạ Vang - Caesalpiniaceae. Tính vị: vị ngọt, đắng. Tính hơi hàn. Quy kinh: can, đởm, thận.

THUỐC THANH NHIỆT TAO THẤP - LONG ĐỞM THẢO (Radix Gentianae)

Là rễ của cây long đởm Gentiana scabra Bge, G.manshurica Kitag. Họ long đởm - Gentianaceae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào kinh can, đởm, bàng quang.

THUỐC THANH NHIỆT TAO THẤP - HOÀNG CẦM (Radix Scutellariae)

Là rễ phơi khô của cây hoàng cầm Scutellaria baicalensis, Georg. Họ hoa môi - Lamiaceae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào các kinh tâm, phế, can, đởm, đại tràng, tiểu tràng.

THUỐC THANH NHIỆT TAO THẤP - HOÀNG LIÊN (Rhizoma Coptidis)

Dàng thân rễ của cây hoàng liên chân gà Captis teeta Wall. Họ Mao lương - Ranunculaceae. Ngoài ra còn dùng các loại thổ hoàng liên khác như Berberis Whallichiana DC. (hoàng liên gai), Mahonia bealii Carr. (hoàng liên ô rô), Thalictrum foliolosum DC. (thổ hoàng liên, mã vĩ thảo). Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào các kinh tâm, tỳ, vị.

THUỐC THANH NHIỆT GIÁNG HOẢ - THẠCH CAO (Gypsum fibrosum)

Vị thuốc dùng thạch cao sống, loại ngậm nước để uống, còn thạch cao nung chỉ được dùng ngoài. Khi cần chế biến chỉ hợ qua lửa để khử khuẩn và các tạp chất hữu cơ bên ngoài. Tính vị: vị ngọt, cay, tính hàn. Quy kinh: vào các kinh phế, vị, tam tiêu.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - XUYÊN TÂM LIÊN (Herba Andrographitis)

Dùng bộ phần trên mặt đất của cây xuyên tâm liên Angdrographis paniculata (Burn.f.) Ness. Họ Ô rô - Acanthaceae. Nên thu hái lá trước khi cây ra hoa Tính vị: vị rất đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 3 kinh phế, can, tỳ.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - XẠ CAN (Rhizoma Belamcandae)

Là thân rễ phơi khô của cây xạ can - Belamcanda sinensis Lem. Họ Lay ơn Iridaceae. Tính vị: vị đắng, cay, tính hàn có độc. Quy kinh: vào 2 kinh phế và can.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - NGƯ TINH THẢO (Cây diếp cá - Herba Houttuyniae cordatae)

Dùng bộ phận trên mặt đất của cây Houttuynia cordata Thunb. Họ lá giấp Saururaceae. Tính vị: vị cay chua, tính hàn. Quy kinh: vào 3 kinh phế, đại tràng, bàng quang.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - MẬT GẤU (Hùng đởm - Fel. Ursi)

Dùng mật phơi khô của gấu ngựa hoặc gấu chó... Ursus sp. Họ Gấu Ursidae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 3 kinh can, tâm, đởm.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - KIM NGÂN HOA (Nhẫn đông hoa - Elos Lonicerae)

Dùng hoa phơi khô của cây kim ngân Lonicera japonica Thunb. Họ Kim ngân Caprifoliaceae. Hoặc một số loài Lonicera khác. Ngoài ra còn dùng dây cành, lá kim ngân (kim ngân đằng) để làm thuốc. Tính vị: vị ngọt, đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 4 kinh phế, vị, tâm tỳ.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - ĐINH HƯƠNG

Nụ hoa phơi khô của cây định hương Eugenia caryophyllata Thunb. Họ Sim Myrtaceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: vào 4 kính phế, tỳ, vị, thận.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - MÀN KINH TỬ (Fructus Viticis)

Dùng quả chín phơi khô của cây màn kinh tử Vizex trifolia L. Họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae Tính vị: vị đắng, cay. Tính hơi hàn Quy kinh: vào 3 kinh can, phế, bàng quang

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - CÚC HOA (Flos Chrysanthemi)

Dùng hoa của cây cúc Chrysanthemum indicum L. Họ Cúc - Asteraceae. Có thể dùng cả hai loại hoa trắng và hoa vàng. Thông thường dùng loại cúc hoa vàng Tính vị: vị ngọt, đắng, tính bình. Quy kinh: phế, can, tâm, đởm, vị, tỳ, đại tràng, tiểu tràng, 8 kinh.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - TẾ TÂN (Herba Asari sieboldi)

Dùng toàn cây kể cả rễ của cây tế tân Asarum sieboldi và cây liêu tế tân Asarum heterotropoides E. Chum var. mandshuricum (Maxim) Kitag. Họ Mộc hương nam Aristolochiaeeae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: vào 3 kinh thận, phế, tâm. Công năng chủ trị:

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Hạt Cải Bẹ Xanh

a. Thành phần và tác dụng Theo Đông y, hạt cải bẹ xanh có vị cay, tính nhiệt, không độc, trị được các chứng phong hàn, ho đờm, hen, đau họng, tê dại, mụn nhọt... b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Vải

a. Thành phần và tác dụng Vải còn gọi là lệ chi, cây vải được trồng nhiều ở nước ta, quả vải thu hoạch vào tháng 5 - 6, dùng ăn tươi hay sấy khô. Hạt vải thái mỏng phơi hay sấy khô được dùng làm thuốc. Trong hạt vải có tanin, tro, chất béo. Theo Đông y, hạt vải có vị ngọt chát, tính ôn, có tác  dụng tán hàn, chữa tiêu chảy ở trẻ em với liều từ 4 - 8g dưới dạng bột hay sắc uống. Cùi vải chứa nhiều đường, vitamin A, B, C, vitamin A và vitamin B. Cùi vải được dùng để ăn và còn là một vị thuốc trong Đông y. Cùi vải có vị ngọt, chua, tính bình có tác dụng dưỡng huyết, làm hết phiền khát, chữa những bệnh mụn nhọt với liều 10 - l6g cùi vải khô. Ngoài ra người ta còn dùng hoa vải, vỏ thân và rễ cây vải sắc lấy nước dùng súc miệng có thể chữa viêm miệng và đau răng. b. Bài thuốc phổi hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Mơ

a. Thành phần và tác dụng Mơ là loại quả không chỉ dùng làm thực phẩm mà còn là vị thuốc. Quả mơ với màu vàng óng toả mùi hương và vị chua đặc biệt đã có tác dụng kỳ diệu làm dịu cơn khát. Trong quả mơ đã có sẵn tính chất sinh tân chỉ khát tuyệt vời được ghi nhận từ rất xa xưa. Đông y gọi quả mơ là mai tử, vị chua, tính bình, vào các kinh can, tỳ, phế, đại tràng. Trong thịt quả mơ có nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin A và vitamin C, axit xitric, đường, chất nhầy, muối khoáng. Mơ muối có tác dụng cân bằng sự thẩm thu giữa tế bào và máu, kích thích ăn ngon. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Lê

a. Thành phần và tác dụng Lê còn có tên là khoái quả, ngọc nhũ, mật văn... Theo Đông y, lê tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, thanh tâm giáng hoả, dưỡng huyết, sinh tân dịch, nhuận tràng, tiêu độc. Quả lê rất giàu chất dinh dưỡng. Cứ 100g lê có 86,5g nước 0,1g chất béo 02g protein, 11g carbohydrat, 1,6g xơ, 14mg canxi 13mg phot pho, 0,5mg sắt, 0,2mg vitamin Pp, các vitamin nhóm P, C, beta caroten, 1mg axit folic. 5o với các thức ăn thực vật, lê là loại có nhiều chất xơ có vai trò quan trọng trong tiêu hoá và chuyển hoá. Lê là loại quả quý đứng đầu trăm quả (bách quả chỉ tông) về tư âm nhuận táo, thanh nhiệt tiêu đờm, chữa chủ yếu gần hết các bệnh ở bộ máy hô hấp. Theo Bản thảo huyền tông thì lê để sống có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo cho lục phủ và nếu nấu chín thì bổ âm cho ngũ tạng. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Xoài

a. Thành phần và tác dụng Quả xoài theo Đông y lúc chín có vị ngọt (có loại hơi chua), tính bình. Về tác dụng sinh lý. Quả xoài chín kích thích tiết nước bọt, chống khát khô họng, lợi tiểu chống phù thũng, nhuận tràng, chống táo bón. Theo Tây y, xoài có chứa những thành phần như sau: 100g xoài chín cho 65 calo, 17g carbohydrat, 3.894 UI.vitamin A (78% nhu cầu hàng ngày), 28mg vitamin C (46% nhu cầu), 1mg vitamin E (10%)... Đường của xoài là loại cung cấp năng lượng nhanh. Quả xanh ít vitamin A và nhiều vitamin C. Chất glucozit trong xoài có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa ung thư, diệt khuẩn. Xoài làm giảm cholesterol, hạ huyết áp phòng chống bệnh tim mạch, tăng nhu động ruột thải nhanh chất cặn bã trong ruột nên phòng chống được bệnh ung thư ruột kết. Xoài là một loại quả bổ não, rất tốt cho những người làm việc nhiều bằng trí óc, thi cử. Tuy nhiên không nên ăn xoài lúc đói quá và sau bữa ăn no hoặc đang có các bệnh nhiệt sốt vì bản chất xoài nóng như hành, tôi, ớt. Không nên ăn nhiều