Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Bệnh Ở Mũi

Cây Hoa Chữa Bệnh - NGỌC LAN TÂN DI

Tên khác: Bạch Ngọc lan, Ngục đường xuân. Tên khoa học: Magnolia denudata Ders. [M.heptapeta (Buchoz) Dandy, M. obovata Thunb. var. denudata (Desr.) DC]. Họ Ngọc lan (Magnoliaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc châu Á (Trung Quốc) mọc ở trên núi; phân bố ở Trung Quốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - MẪU ĐƠN

Tên khác: Hoa vương, Lạc dương hoa, Vân Nam Mẫu đơn. Tên khoa học: Paeonia suffruticosa Andr. [P.moutan Sims. P. yunnanensis Fang]. Họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Trung Quốc, được trồng nhiều vùng ở Trung Quốc; đặc biệt phân bố ở Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Cam Túc, Thiểm Tây, An Huy, Hồ Nam, Sơn Đông, Vân Nam v.v... Ở Châu Âu cũng nhập trồng làm cảnh. Ở Việt Nam, trước kia, cây cảnh này được nhập từ Trung Quốc để thưởng thức dịp Tết âm lịch; vỏ rễ dùng làm thuốc... (Mẫu đơn bì). Từ năm 1960, đã thí nghiệm di thực; giữ giống thành công ở Sa Pa (Lào Cai).

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA NGŨ SẮC

Tên khác: Cây hoa Cứt lợn, Cỏ hôi, Thắng Hồng kế. Tên khoa học: Ageratum conyzoides L. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc châu Mỹ nhiệt đới, được trồng ở Đông Nam Á như ở Việt Nam, Indonesia. Ở Indonesia, cây mọc hoang và được trồng ở Java. Cây thảo, cao tới 1,2 m, hoa tím, trắng, lá có mùi hôi, cây được dùng trong y học cổ truyền. Ở Việt Nam, cây mọc hoang khắp mọi nơi, ở bò ruộng, bên lề đường, bãi cỏ; có nơi mọc tập trung nhiều, từng đám rộng lớn.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CỐC TINH THẢO BẠCH DƯỢC

Tên khác: Cốc tinh chu (cụm hoa hình đầu), Phật đầu cầu, Thiên tinh thảo, Ngư nhỡn thảo, Trân châu thảo, Lưu tinh thảo. Tên khoa học: Eriocaulon cinereum R.Br. [E. Sieboldianum Sieb. et Zucc: E. heteranthum Benth; E. formosanum Hayota]. Họ Cỏ dùi trống (Eriocaulonaceae). Nguồn gốc: Cây thảo, sống 1 năm, cao 15 - 20 cm, sống ở nơi ẩm thấp cạnh hồ, ao hoặc bờ ruộng. Rễ chùm, mềm, nhỏ, lá mọc thành cụm, dài, bao ngoài, phiến lá có gân dọc rõ. Khóm cuống hay cán, thân mang cụm hoa mọc từ khóm lá lên; thân nhỏ, mọc thẳng, dài hơn lá, có cạnh dọc. Cụm hoa đạng đầu, hình cầu tròn; phấn hoa màu trắng; quả hình trứng ngược, nứt ra. Mùa thu, hái lấy cụm hoa, rửa sạch, phơi khô.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY HOA TÍM

Tên khác: Hương Cẩn Thái. Tên khoa học: Viola odorata L. Họ Hoa tím (Violaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc châu Âu, châu Mỹ và châu Á nhiệt đới, được trồng nhiều ở châu Âu. Cây cũng được trồng ở Đông Nam Á, như Indonesia. Cây họa tím được trồng làm cây cảnh và cây bảo vệ đất, chống nước mưa xới mòn đất. Ở Việt Nam cũng trồng cây Hoa tím này. Là cây hoa được ưa chuộng, với hoa nhỏ, màu sắc nhã nhặn, mùi thơm kím đáo. Cây có lá giống lá rau má, hoa màu tím, tràng 5 cánh, bầu 1 ô và quả nang có 3 van. Ong rất thích hút mật ngọt của hoa này.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY KÉ MẮC TÓC (KÉ ĐẦU NGỰA)

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Đông y gọi là cây ké mắc tóc là thương nhĩ, có thể dùng cả cây (trừ rễ) nhưng tốt nhất là dùng quả (thương nhĩ tử). Thương nhĩ tử vị ngọt tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, trị phong hàn tê thấp, uống nhiều ích khí, (kiêng thịt lợn, thịt ngựa).

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY XƯƠNG SÔNG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Chữa một số bệnh cảm sốt, đầy bụng, chảy máu cam, vết thương chảy máu.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY NHÀ LÁ VƯỜN CHỮA CHẢY MÁU CAM

Tuỳ từng điều kiện khác nhau mà có thể dùng một trong những bài thuốc sau: - Hái một lá xương sông vê tròn đút vào lỗ mũi đang chảy máu sẽ cầm máu ngay. - Hái một nắm rau mã đề tươi , rửa sạch, giã nát, thêm chút nước sạch vắt lấy nước cốt uống và nằm yên trên giường, đầu gối cao, còn bã đắp lên trán.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY ĐA LÔNG

* Đặc tính: Đa lông tên trong sách thuốc gọi là tân di thụ. Là loại cây to, cao hơn 15m, cành mập, có lông dài. Lá mọc so le hình trái xoan hay hình trứng, dài 5 - 12cm, rộng 3,5 - 6cm, gốc tròn, đầu hơi nhọn, lúc non có lông ở cả hai mặt, sau nhẵn có 3 gân ở lá gốc. Hoa đơn tính, hoa đực có cuống và lá bắc kèm theo; hoa cái không cuống hoặc có cuống rất ngắn, bầu nhẵn.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - NHÓT CHỮA THỔ HUYẾT

* Đặc tính : - Nhót là cây ăn quả được nhiều người ưa thích, loại quả này cung cấp nhiều chất dinh dưỡng (vitamin C, A...) cho cơ thể con người. Đặc biệt nhót còn được nhân dân dùng như một vị thuốc chữa trị một số bệnh thông thường. - Quả nhót có vị chua, chát, ngọt, tính bình, có tác dụng: ngưng hen suyễn, cầm ỉa chảy. Ấn vừa phải thì khỏi khát, mát phối, hạ khí, ngừng nôn, nhưng ăn nhiều thì kinh đờm, kém tiêu. - Lá nhót có vị đắng, tính bình. Người hư hàn, lạnh bụng kiêng ăn nhót. (Lá này là lá nhót Nhật Bản, không phải nhót ta).

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - AN TỨC HƯƠNG CHỮA VIÊM XOANG CẤP TÍNH

* Đặc tính: - An tức hương chính là cây bồ đề hay cây biến trắng, có tên khoa học là Styax Tokinensis Pierre. - An tức hương có vị cay, đắng, tính bình, không độc. Nhựa an tức hương to, dẹt, màu vàng, có mùi thơm như vani. Thân của an tức hương thường dùng để sản xuất giấy. Quả, lá nhựa được dùng trong Đông y để chữa bệnh.

RAU XANH CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG - VIÊM MŨI

Mùa xuân và mùa thu là thời gian mũi dễ bị dị ứng thời tiết nhất. Do bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh và phấn hoa phát tán vào mùa xuân, những người cơ thể nhạy cảm dễ bị viêm mũi. Triệu chứng dị ứng thời tiết khá khó chữa, chủ yếu do thể chất, nếu dùng thuốc bừa bãi, thời gian dài dễ có ảnh hưởng phụ. Khi bị viêm mũi dị ứng, nên chữa bằng ăn rau xanh sẽ an toàn và hiệu quả hơn.

CÂY RAU LÀM THUỐC - XƯƠNG SÔNG

Xương sông hay Rau húng ăn gỏi - Blumea myriocephala DC. = Blumea lanceolaria (Roxb.) Druce, thuộc họ Cúc - Asteraceae. Cây thảo sống dai, cao khoảng 1m hay hơn. Lá hình ngọn giáo, gốc thuôn dài, chóp nhọn, mếp có răng cưa. Cụm hoa hình đầu, màu vàng nhạt hợp thành chuỳ dài ở ngọn. Xương sông là cây mọc hoang dại và được trồng ở khắp nơi lấy lá làm gia vị, ăn gỏi cá, gỏi thịt để nướng chả và làm rau ăn chống dị ứng đối với thức ăn tanh như lươn, ốc cá. Ngâm lá cây trong muối vài ngày dùng làm gia vị. Xương sông thường đi kèm Rau ngót trong món canh cá. Cũng dùng nấu canh thịt.

CÂY RAU LÀM THUỐC - SO ĐŨA

So đũa - Sebania grandiflora (L.) Pers, thuộc họ Đậu - Fabaceae. Cây nhỡ, cao 8-10m. Lá kép lông chim mọc so le, gồm 20-25 đôi lá chét hình bầu dục thuôn. Hoa to, màu trắng hay hồng, mọc thành chùm ngắn 2-3 cái thõng xuống ở nách lá. Quả dài như chiếc đũa, chứa nhiều hạt màu nâu. So đũa là một loài cây rất có ích cho nhà nông, vì hầu hết các bộ phận của cây đều được sử dụng. Ở miễn Nam nước ta, So đũa được trồng nhiều làm cây cảnh vì có hoa đẹp, hoặc trồng làm cây chủ cho hồ tiêu leo và cho đậu rồng leo. miền Bắc, So đũa được trồng tại Hà nội, Hải phòng, Thanh hoá, thường trồng ở ven bờ ao.

CÂY RAU LÀM THUỐC - MƯỚP

Mướp, mà hai loài quen thuộc là Mướp khía - Luffa acutangula (L.) Roxb., và Mướp ta, Mướp hương - Luffa cylindrica (L.) Roem, đều thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae. Chúng đều là những cây thảo leo, có lá mọc so le, dạng tim, có 5-7 thuỳ có răng. Hoa đơn tính, các hoa đực thành chùm đạng chuỳ, các hoa cái mọc đơn độc. Quả dài 25-30cm hay hơn, rộng 6-8cm, thuôn hình trụ, khi già thì khô, bên trong có nhiều xơ dai. Loài Mướp khía có lá hơi chia thùy, hoa nhạt mầu hơn, quả có khía (cạnh lồi nhọn). Còn Mướp ta hay Mướp hương có lá chia 5 thuỳ, quả không có khía, không có góc.

CÂY RAU LÀM THUỐC - LÁ LỐT

Là lá của cây Lá lốt - Piber lolot L., thuộc họ Hồ tiêu - Piperaceae. Lá lốt là loai cây thảo sống nhiều năm, cao 30-40cm hay hơn; thân có rãnh dọc. Lá đơn, nguyên, mọc so le, hình tim, có 5 gân chính tỏa ra từ cuống lá; cuống có bẹ ở gốc ôm lấy thân. Cụm họa là một bông đơn mọc ở nách lá. Quả mọng chứa một hạt. Lá lốt là loại rau có thể dùng ăn sống như các loại rau thơm, hoặc dùng làm gia vị nấu canh ốc, lươn, ếch, ba ba, cá ... cho có mùi thơm, bớt tanh và chống di ứng. Cũng dùng gói thịt bò, thịt lợn để nướng chả, hoặc dùng làm rau xào thịt bò ăn cho có mùi thơm.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH Ở MŨI

MŨI 39 Bài thuốc 1. Viêm mũi - Kim ngân hoa 12g - Lá tre 10g - Bạc hà 10g - Quả ké (giã nát) 20g - Cam thảo đất 10g - Kinh giới 10g - Vỏ rễ dâu 8g - Liên kiều 12g Sắc với 2 bát nước còn 2/3 bát, uống sau bữa ăn. Ngày uống 2 lần, bệnh nặng phải uống 15 - 20 thang. 2. Viêm mũi - Rễ cây Mướp hương 500g (lấy cả gốc, cách trên mặt đất 20 phân trở xuống) rửa sạch, phơi khô, sắc kỹ, ngày uống 2 lần sau bữa ăn, mỗi đợt uống từ 3 - 5 ngày. 3. Trong mũi có thịt thừa - Cuống dưa đá tán, thổi vào mũi ngày 3 lần thì khỏi. - Cuống dưa đá, phèn chua, đều 1/2 đc tán, gói trong lụa nhét vào mũi, hoặc luyện với mỡ lợn viên mà nhét, ngày 3 lần. - Lá Thanh hao giã nát, vôi trắng đều nhau, ngâm nước, lắng lấy nước trong, cô thành cao, nhỏ vào mũi. - Rau mùi vò nát, nhét vào mũi 1 đêm sẽ rụng.