Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổng Hợp

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 9)

+ Chữa phù thũng, viêm sưng: - Chân bị sưng phù, dùng ngón tay ấn xuống thấy thịt da lõm vào, lấy một nắm gạo tẻ nấu với một bó rau sam ăn cả nước lẫn cái. Ăn trong vài ngày. - Bị hơi sưng, đau nhức (do bị đánh hoặc ngã...) ở lưng và hai bên sườn thì lấy khoảng 200g đậu đen sao chín rồi sắc với khoảng 300ml rượu, còn lại 200ml thì chia uống làm nhiều lần. Hoặc lấy khoảng 300g đậu đen, tầm ướt, sao nóng rồi lấy vải bọc lại thành hai gói chườm. - Bị chứng chân nặng, phù thì lấy một con cá chép to nấu với 100g đậu đỏ, ăn hết cả cái lẫn nước trong ngày, ăn trong vài ngày. - Chân tay bị sưng đau nhức do phải lội nước nhiều thì lấy hạt vừng giã nát nhuyễn đắp vào vài lần.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 8)

+ Lợi sữa: - Lá mít sắc kỹ uống thường xuyên thay chè. - Thường xuyên ăn cơm với thức ăn chế biến từ quả mít non. - Móng giò heo nấu cháo với gạo nếp hoặc nấu với đu đủ xanh. - Dùng hạt mè nấu cháo thật nhừ, thêm muối vừa mặn cho ăn. - Vảy con trút (tê tê, xuyên sơn giáp) khoảng 20 30 cái rang với cát cho phồng, tán bột trộn cháo nếp mà ăn. - Nếu thiếu sữa do tắc tia sữa thì dùng 2 viên men rượu nghiền nhỏ, hòa với 1 lỵ rượu trắng, lấy vải mềm nhúng vào rồi bóp lên hai bầu vú cho nóng. Có thể dùng 1 nắm lá chanh sắc đặc uống dần.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 7)

+ Chữa ngộ độc do sắn (khoai mì): - Rau muống 1 nắm nhai sống hoặc vắt lấy nước uống. - Cây chuối sứ bóc bỏ bẹ ngoài, chỉ lấy nõn trắng một đoạn 20 - 30cm làm như trên. - Ăn mía hoặc uống nước mía, nước đường. - Rau sam 1 nắm giã vắt nước uống. - Lá khoai lang 1 nắm uống sống hoặc luộc ăn. - Bê 1 nắm lá sắn của giống sắn đã gây độc, sắc uống. - 10 con cua đồng giã lấy nước cốt uống với ít hạt muối. - Nước cốt rau má hoặc lá sắn dây uống sống. - Lấy một nắm rau má tươi, rửa sạch giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt rồi hòa với 1 cốc nước sôi còn hơi ấm uống. Người bị ngộ độc sắn, lúc đầu thấy chóng mặt nhức đầu, chóng mặt, choáng váng rất khó chịu sau lại bị nôn mửa đau bụng, dần dần sắc mặt tái rất khó thở (thở nhanh). Lập tức lấy một chén đậu xanh giã nát, đun sôi để nguội rồi lọc lấy nước uống làm 2 lần, mỗi lần cách nhau từ 1 - 2 giờ.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 6)

+ Chữa tiêu chảy: - Búp ổi 1 nắm, nhai với ít hạt muối rồi nuốt. - Nụ sim hái khi chưa nở, khoảng nửa chén, sắc uống. - Vỏ măng cụt sắc đặc uống. - Chè khô, gạo rang, liều lượng bằng nhau, sắc với 8 lát gừng uống nhiều lần. + Chữa tiêu chảy do cảm phải gió lạnh: Đau bụng, sôi ruột, đi ỉa nhiều lần, phân lỏng, nóng rét, nhức đầu. - Cỏ cú (giã giập sao qua): 20g. - Búp ổi (sao): 20g. - Vỏ quýt (sao thơm): 12g. - Củ sả (sao vàng): 12g. - Tía tô: 6g. - Gừng: 5 lát. Đổ 2 chén nước, sắc còn 1 chén cho uống khi còn nóng.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 5)

+ Trị nhọt chưa vỡ mủ: Áp dụng một trong những bài sau: - Đọt bông cẩn (bông bụt) giã nát đắp lên. - Lá cà độc dược giã đắp. - Đọt táo chua nhai với muối đắp lên. - Nhựa cây sung hoặc cây dưới (duối) phết lên giấy mỏng dán vào nhọt, nhớ trừ một lỗ bằng đầu đũa giữa mảnh giấy, sưng đến đâu đắp rộng đến đấy. - Nếu là chín mé thì lấy lá vòi voi giã với ít hạt muối cho nát, bỏ gân lá đi, đắp lên băng lại. + Trị nhọt đã vỡ mủ, chưa liền miệng: - Nhựa sung phết lên giấy mỏng dán kín. - Nhựa thông hơ lửa cho chảy, bôi lên ngày 2 lần. - Lá cây ráy ngứa (ráy dại) ngâm vào nước sôi nửa giờ, lấy ra xé một miếng vừa đắp, còn thừa lại thả vào nước, khi nào bong ra thì thay.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 4)

+ Trị đại tiện ra máu (máu lẫn nhiều trong phân): Dùng đậu đen sao cháy rồi nấu nước uống hàng ngày để thanh nhiệt (uống thay nước). + Chữa sưng dịch hoàn: Lấy một chén đậu đen và một nắm cam thảo sắc với 2 bát nước còn 1 bát thì uống (cách 1 - 2 giờ uống 1 lần) trong ngày. + Chữa mộng tinh: Lấy 150 gam hạt tía tô, tán nhỏ để uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 4 gam với rượu. + Trị đái buốt: Lấy một nắm rau sam, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cho thêm ít muối hòa tan rồi uống. Uống trong nhiều ngày.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 3)

+ Chữa không có sữa sau khi sinh : Có thể dùng các cách sau: + Lấy 1 chén gạo nếp, 1 thìa cà phê hạt mùi già (hoặc 1 nắm lá mùi) nấu với khoảng 3 bát nước thành cháo ăn trong ngày (ăn 2 lần sáng và chiều) ăn xong dùng lược thưa chải trên bầu vú từ trên xuống. + Sau khi sinh sữa không thông, khiến cho bầu vú bị căng đanh lại không có sữa cho trẻ bú thì lấy một vốc đậu đỏ nấu lên uống nước khi khát. (uống thay nước) thì sẽ thông sữa... + Lấy hạt mè rang chín với muối, giã nhỏ rồi chấm xôi hoặc cơm nếp vào ăn. + Phụ nữ sau khi sinh do tuyến sữa bị nghẽn tắc, sữa ứ lại khiến vú sưng to, đau nhức, nhiều khi làm mủ, vỡ loét. Lấy hạt mè (vừng) tươi nhai nát nhuyễn đắp lên, vài lần làm như thế thì sẽ khỏi. + Khi sinh con có sữa, sau lại cạn thì lấy 6g quả mùi đun sôi với 100ml nước trong khoảng 15 phút rồi uống làm 2 lần trong ngày. + Lấy hạt mùi sắc uống hoặc nấu cháo gạo nếp với hạt mùi và ăn thường xuyên sẽ nhiều sữa. + Bị tắc tia sữa thì lấy 15 - 20g rau cỏ bợ khô sắc với khoảng 2,5 lít nư

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 2)

+ Trị rụng tóc: Dùng một trong những cách sau: - Lấy ống nứa nhỏ vát nhọn một đầu, cắm vào thân cây chuối tiêu dốc xuống cho nước chảy vào chai hứng sẵn, đem gội đầu liên tục 3 ngày liền. - Hàng ngày dùng lá cỏ mực đun sôi để nguội đem gội. - Hàng ngày nấu nước lá dâu và lá trắc bá diệp cho sôi kỹ, gội 5 - 7 ngày liền.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 1)

+ Trị hắc lào (lác): Dùng một trong những bài sau: - Quả chuối tiêu xanh xắt thành từng miếng, cạo bật máu chỗ ngứa rồi xát lên để cho khô. - Lá muống trâu 1 nắm giã với 2g muối rồi vắt vào nửa quả chanh. Vắt lấy nước bôi lên chỗ ngứa đã được rửa sạch bằng xà phòng. - Hạt muồng (thảo quyết minh) 100g, khế chua 2 quả, trầu không 10 lá, tất cả cho vào cối giã thật nhuyễn nhừ, bọc vào vải màn xát nhiều lần. Hàng ngày đốt mảnh gáo dừa cho chảy nhựa rồi lấy nhựa đó để bôi. - Lá ô môi 1 nắm, giã với ít hạt muối rồi đem xát lên chỗ ngứa.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CỨT LỢN

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Cây cứt lợn vị đắng tính mát, bổ huyết, hoạt huyết, trừ thấp. Thường được dùng làm thuốc trừ phong thấp, tê bại nửa người, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt không đều, lở ngứa mụn nhọt. Ngày dùng 12 - 16g sắc hoặc tán bột, ngâm rượu uống. Để chế biến dùng lâu dài thì chọn cả cây trừ rễ, thu hái khi hoa sắp nở, chặt ngắn 2 – 3cm phơi khô. Trong điều kiện lý tưởng, 1 kg được liệu cũng được hong tẩm 9 lần, nhưng 3 lần đầu tẩm với rượu, 3 lần sau tẩm với mật, 3 lần cuối tẩm với nước gừng. Thường thì chỉ cần làm 3 lần với 3 nguyên liệu tẩm cũng tốt (tỉ lệ chất đem tẩm bằng 20% trọng lượng dược liệu, mật thì hòa với nước cho vừa loãng, gừng thì giã nát vắt lấy nước).

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ - HÀ THỦ Ô TRẮNG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Hà thủ ô (đỏ và trắng) làm thuốc bổ máu, trị suy nhược thần kinh, phong thấp tê bại, lưng đau gối mỏi, nam di tinh, nữ bạch đới, ỉa ra máu, tóc bạc hay rụng. Ngày dùng 12 - 20g sắc, tán bột hoặc ngâm rượu uống. Khi uống, kiêng ăn hành và nếu là người hay bị táo bón cũng không nên dùng.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY ĐỖ RĨ (Ý DĨ)

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Đỗ rĩ vị ngọt, tính hơi hàn có tác dụng trừ phong thấp, nhiệt, trị co quấp, trị tiêu chảy lâu ngày, viêm đại tràng và trị tả lỵ. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng phế ung: Khi bị ho khạc ra đờm có mùi tanh hôi, người mệt mỏi thì lấy 3 vốc hạt đỗ rĩ giã nát cho vào siêu sắc với 300ml nước còn 100ml thì pha thêm một ít rượu chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống trong mấy ngày liền.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY QUAO (QUAO NƯỚC)

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Thường dùng vỏ cây, rễ và lá sao qua, sắc nước uống hoặc nấu cao. Liều dùng 6 - 12g/ngày. Vỏ và lá quao dùng làm thuốc nhuận gan, lá trị hen suyễn, vỏ rễ làm thuốc tiêu độc.  Rễ và lá quao nước phối hợp với rễ hoặc cây ô rô làm thuốc giải độc, nhuận gan. Còn được dùng cho phụ nữ sau khi sinh để tăng cường sức khỏe, kích thích tiêu hóa. Phối hợp với ích mâu, ngải cứu, cỏ gấu, hương phụ, muống hòe để điều kinh, lợi sữa.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY VÔNG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Vông có vị đắng, tính bình, có tác dụng an thần, chữa mất ngủ do lo âu, hồi hộp. Liều dùng 8 - 16g lá khô sắc uống hoặc nấu canh. Thường phối hợp với lạc tiên (lồng đèn, nhãn lồng), lá dâu...  Bột lá vông đã rửa sạch với thuốc tím khi rắc lên vết thương sẽ chống nhiễm khuẩn và mau lành.  Người ta dùng vỏ cây vông chữa phong thấp, lưng gối đau nhức, ngày dùng 5 - 10g sắc, nấu cao hoặc ngâm rượu uống.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY Ô DƯỢC

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ, thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là mùa đông khi phơi khô rễ có hình thoi; hơi cong. Mặt ngoài có màu nâu nhạt, có nếp nhăn dọc, mặt trong có màu trắng vàng. Mùi thơm, có vị cay đắng hơi ngọt. Ngoài tác dụng như cây ô dước; rễ và vỏ cây ô dược còn có tác dụng làm thuốc lợi tiểu, điều kinh, tẩy giun và diệt khuẩn. Dầu ép từ quả ô dược bôi vết loét vết thương, ghẻ, mụn, mủ.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CÁCH

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Cách có vị ngọt đắng, tính mát, tác dụng trợ tỳ mát gan, sáng mắt, tiêu độc, lợi tiểu. Rễ cây cách có tác dụng thông kinh mạch, tán ứ kết, trừ tê bại, lợi tiêu hóa. Cây cách được dùng để trị phù do gan, xơ gan và trị lỵ. Còn được dùng để trị thấp khớp và làm lợi sữa, ở một số nơi, người ta dùng trị đau dây thân kinh, rễ dùng chữa di chứng xuất huyết não. Ngoài ra còn dùng trị đau gan, đau dạ đày và làm thuốc hạ sốt. Liều dùng 8 - 12g lá, đọt cây phơi sấy khô hoặc sao vàng, rễ dùng 6 - 8g.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY MỨC HOA TRẮNG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Ngoài việc khai thác lấy gỗ cây mức hoa trắng còn sử dụng làm thuốc chữa lỵ amíp, tiêu chảy rất tốt. Thuốc chữa kiết lỵ là phần vỏ của cây, thu hái vỏ vào mùa đông - xuân khi cây đã rụng hết lá. Cạo sạch vỏ ngoài phơi khô, mặt ngoài vỏ màu nâu đỏ mặt trong màu vàng hoặc nâu nhạt. Vỏ cây có vị đắng nhiều và không mùi thì tốt. Khi dùng thái nhỏ vỏ thành những lát mỏng, sao khô giòn và thơm, tán thành bột mịn, mỗi ngày dùng từ 8 - 10g chia làm 2 - 3 lần. Nếu ở dạng cao thì uống ngày 10g.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY Ô RÔ (Ô RÔ NƯỚC)

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rễ ô rô có vị mặn, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, long đờm. Toàn cây có vị hơi mặn, tính mát, có tác dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng, giảm đau, tan đờm, hạ khí. Toàn cây thường dùng làm thuốc hưng phấn, trị đau lưng nhức mỏi, tê bại, hen suyễn, ho đờm. Rễ và lá ô rô dùng trị thủy thũng, đái buốt, đái rắt, thấp khớp. Đọt non ô rô phối hợp với rễ hoặc lá quao trị đau gan. Rễ ô rô được dùng để trị viêm gan, gan lách sưng to, hen suyễn, đau đạ đày. Liều dùng 30 - 60g ngày. Nếu phối hợp với thuốc khác thì dùng ít hơn. + Làm mát gan, an thần, kích thích tiêu hóa: Với liều lượng như sau: Lá cách 6 - 8g, vông nem 8 - 12g, quao nước 8 - 12g, ô rô nước 20 - 30g, sắc với 750ml nước còn 200ml chia làm 2 lần uống trong ngày, trước bữa ăn 1-2 giờ. Mỗi đợt điều trị trong 30 ngày.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY HẠT TIÊU (HỒ TIÊU)

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Tiêu sọ chuyên trị thổ tả, trừ hàn thấp và diệt khuẩn. Tiêu đen làm ấm bụng tăng sức nóng ở bên trong vừa làm tan khí lạnh ở bên ngoài, chữa cảm hàn vừa làm toát mồ hôi. Hạt tiêu có vị cay, đắng, nóng và nhiệt có độc nhẹ tác dụng vào 4 kinh: Tì, vị, phế và đại tràng. Khi ăn có ảnh hưởng nhẹ tới huyết áp và tim đập mạnh hơn nhưng chỉ sau ít phút là trở lại bình thường. Công hiệu chữa trị chính của hạt tiêu là: ôn trung; hạ khí, trị cảm hàn, tiêu đờm, giải độc, trị đầy bụng, trị buồn nôn ói mửa, chứng lạnh bụng, ỉa chảy, lị do hàn, giải độc thức ăn, chữa sâu răng, đau răng, trúng hàn, đau vùng tim suyễn, sát trùng... Liều dùng thường là 1 - 3g. Hạt tiêu chỉ dùng với liều lượng vừa phải dùng nhiều quá hại phổi, ăn hạt tiêu quá nhiều sẽ độc cho ngũ tạng, mờ mắt, đau trĩ và phát mụn nhọt. Nếu bị những hiện tượng trên thì nấu đỗ (đậu) xanh ăn để giải độc.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY MÃ TIỀN

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Hạt mã tiền vị đắng tính lạnh có độc. Có tác dụng mạnh tì vị, mạnh gân cốt, trừ phong tê thấp. Hạt mã tiền sau khi chế biến chỉ dùng tối đa cho người lớn là không quá 1g trong 1 ngày, chuyên trị chứng nhức mỏi chân tay, đau dây thần kinh, thiếu máu. Có thể bào chế hạt mã tiền như sau: - Cho hạt mã tiền vào chảo cát nóng rang như rang ngô cho cháy hết lông, khi nứt vỏ thì lấy ra sàng bỏ cát và vỏ, mầm. Tán thành bột và cất kín. Lưu ý: Phụ nữ có thai, người già yếu và trẻ nhỏ dưới 4 tuổi không được dùng.