Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Lao Phổi

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Hạt Lúa Mì

a. Thành phần và tác dụng Chất dinh dưỡng của lúa mì rất cao, trong đó có chứa tinh bột, chất protein, chất đường, chất béo, tinh hồ, chất xơ thô, chất noãn lân, men bột, men protein, các axit amin, chất khoáng và vitamin B₁, B₂, vitamin E. Hàm lượng protein trong lúa mì cao hơn gạo tẻ (gạo tẻ 7%, bột mì 10,7%). Hạt lúa mì và hạt lúa mì non (chưa chín) và bột mì tinh bột, cám sau khi được gia công đều có thể dùng làm thuốc. Hạt lúa mì non còn gọi là "mì sữa", khi vo sẽ nổi lên mặt nước, vị ngọt mát, có tác dụng an thần, ngăn chặn mồ hôi trộm, sinh tân dịch, dưỡng tâm khí. Cám sau khi xay bột mì, có tác dụng chữa bệnh phù chân và viêm thần kinh. Hạt lúa mì còn có thể gia công thành bột mạch nha, có chứa protein, đường, canxi, lân, sắt và nhiều loại vitamin, là những chất bổ cần thiết giữ cho công năng của máu, tim, thần kinh hoạt động bình thường, là thức ăn thường dùng cho trẻ và người già yếu bệnh tật. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Bí Đỏ

a. Thành phần và tác dụng Bí đỏ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, đã được đưa vào nước ta rất sớm. Bí đỏ chịu được đất đai khô cằn, sức sống rất mạnh. Bí đỏ là loại quả giàu chất dinh dưỡng, cứ 100g bí đỏ thì có 10,2g tinh bột, 0,3mg canxi, 0,09mg lân, 0,01mg sắt và nhiều loại vitamin, nhất là chất caroten thì chiếm hàng đầu trong các loại bầu, bí. Ngoài ra bí đỏ còn chứa chất muối caroten, axit amin tinh khiết, chất đường cô đặc là những chất rất cần cho cơ thể. Bí đỏ vị ngọt, ôn, không độc, có khả năng bổ trung, ích khí, chữa được nhiều loại bệnh. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Lê

a. Thành phần và tác dụng Lê còn có tên là khoái quả, ngọc nhũ, mật văn... Theo Đông y, lê tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, thanh tâm giáng hoả, dưỡng huyết, sinh tân dịch, nhuận tràng, tiêu độc. Quả lê rất giàu chất dinh dưỡng. Cứ 100g lê có 86,5g nước 0,1g chất béo 02g protein, 11g carbohydrat, 1,6g xơ, 14mg canxi 13mg phot pho, 0,5mg sắt, 0,2mg vitamin Pp, các vitamin nhóm P, C, beta caroten, 1mg axit folic. 5o với các thức ăn thực vật, lê là loại có nhiều chất xơ có vai trò quan trọng trong tiêu hoá và chuyển hoá. Lê là loại quả quý đứng đầu trăm quả (bách quả chỉ tông) về tư âm nhuận táo, thanh nhiệt tiêu đờm, chữa chủ yếu gần hết các bệnh ở bộ máy hô hấp. Theo Bản thảo huyền tông thì lê để sống có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo cho lục phủ và nếu nấu chín thì bổ âm cho ngũ tạng. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Củ Cải

a. Thành phần và tác dụng Củ cải được xếp vào hàng các thực phẩm ít năng lượng nhất. Trong 100g củ cải chỉ cung cấp 15 kilocalo. Protein và chất béo trong củ cải chiếm một vị trí hết sức khiêm tốn. Tuy nhiên, củ cải lại rất giàu chất khoáng và các nguyên tố vi lượng. Hàm lượng kali cao trong củ cải có tác dụng bài niệu tốt (lượng natri thấp trong củ cải càng phát huy tác dụng lợi tiểu). Hàm lượng canxi cũng rất cao. Tỉ lệ canxi/phot pho lớn hơn 1, tạo thuận lợi cho việc đồng hoá canxi. Sự có mặt của magie và lưu huỳnh, kẽm, flo, iốt và selen cũng rất đáng kể. Củ cải còn là một nguồn vitamin C dồi dào bởi 100g củ cải chứa 23mg vitamin C, nghĩa là 1/3 lượng vitamin C được khuyên dùng cho mỗi người lớn mỗi ngày (80mg). Củ cải có thể ăn sống, nên không sợ mất vitamin C trong quá trình nấu nướng. Người ta còn tìm thấy trong củ cải nhiều vitamin nhóm vitamin B (nhất là vitamin B₉ hoặc axit folic, vitamin B₃; hoặc Pₚ và vitamin B₆) và một lượng nhỏ caroten.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Rau Dền

a. Thành phần và tác dụng Rau dển còn gọi là dền, dền gai, dền thanh hương, hiện thái, thuộc thực vật họ rau đền, tính mát, vị ngọt. - Đông y sử dụng rau dền như vị thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu, sát trùng, trị độc và điều trị những chứng bệnh khác. Thân và lá dền đều có vị ngọt, chứa beta caroten, vitamin B₁₂, vitamin C, axit nicotic, đặc biệt hàm lượng chất sắt cao gấp nhiều lần so với các loại rau củ khác nên rau dền có thể phòng ngừa được các bệnh thiếu máu, tăng cường hệ miễn dịch. Những người bị loãng xương nên ăn loại rau này vì chứa nhiều canxi. Thành phần này khi đi vào cơ thể được tận dụng và hấp thụ tối đa, thúc đẩy quá trình phát triển của cơ thể (tốt cho trẻ em), giúp xương gãy mau lành. Trong được liệu, rau dền đỏ tía là tốt nhất.

Cây Hoa Chữa Bệnh - KHOẢN ĐÔNG HOA

Tên khác: Khoản đông, Đông hoa. Tên khoa học: Tussilago farfara L. Họ Cúc (Asteraceae). Flos Farfarae (Hoa) Nguồn gốc: Cây nguồn gốc châu Âu, Bắc Phi, châu Á, được di thực ở Bắc Mỹ. Trồng nhiều ở Trung Âu, Trung Quốc v.v.. Thời thượng cổ, cây được ưa chuộng nhiều. Nhưng khi công nghệ hoá được phát triển, cây bị quên dần, nhất là gần đây, phân tích thành phần hoá học Khoản đông hoa châu Âu có lượng thấp alcaloid pyrolisidin như senkirkin, tussilagin (độc), senecionin gây ung thư gan. Nhưng các alcaloid này không có trong chủng mọc ở châu Á và Mỹ La tinh. Hiện nay, các Dược Điển Trung Quốc 1997 (Anh văn) vẫn có ghi chuyên luận Khoản đông hoa. Còn ở châu Âu, cây Khoản đông hoa vẫn mọc hoang ở những nơi đất thịt, đất cát.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU SAM

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau sam có vị chua, tính hàn, không độc có công hiệu chữa trị các chứng cảm lỵ, ghẻ lở và sát trùng, tiêu sưng thũng, trị mắt mờ.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CẢI SOONG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau cải soong là các món ăn có tác dụng rất tốt giúp bảo vệ sức khỏe, chống oxy hóa, chống độc, tăng sức khỏe để kháng cho cơ thể, chống hiện tưởng lão hóa bệnh lý, giữ gìn sự tươi trẻ. Rau cải soong chứa sắt nhiều nguyên tố khoáng, riêng can xi và i ốt ở dạng liên kết hữu cơ nên rất dễ hấp thụ. Một ngày ăn khoảng 10-15 g cải soong là có thể đảm bảo đủ lượng i ốt trong cơ thể chống được bệnh còi xương, bệnh béo phì, các bệnh ngoài da, bệnh xơ cứng động mạch ở người lớn tuổi. Rau cải soong có tác dụng tẩy độc, lợi tiểu, thông gan mật, góp phần làm giảm bệnh ứ máu. Ngoài ra rau cải soong có công hiệu thanh lý nhiệt khí ở phổi và dạ dày, đối với chứng huyết nóng cũng có hiệu quả. Rau cải soong nấu canh ăn mát có tác dụng giải nhiệt, phòng nhiệt có thể cầm máu và chữa bệnh phổi.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CỦ CẢI

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Ngoài việc dùng để làm rau ăn, cải củ còn dùng để chữa bệnh, nước ép củ cải có tác dụng kháng khuẩn chống nấm và hình thành sỏi mật. Củ cải sống có vị cay tính lạnh, củ cải chín thì có vị ngọt, ôn bình. Củ cải có tác dụng hóa đờm nhiệt, hạ khí giải độc trị ho có đờm mất tiếng, chống đầy bụng, chảy máu cam, thổ huyết (ho ra máu) tiêu khát, lỵ, giải độc rượu, giải độc than, giải độc cá và làm tan máu tụ (ứ huyết). Dùng bên trong thì lấy khoảng 50-150g giã lấy nước uống hoặc nấu canh, dùng bên ngoài thì giã đắp vào chỗ đau. Hạt củ cải cũng là một vị thuốc có công hiệu chữa trị rất tốt: làm hạ khí không bị thở hổn hển, trị trứng ho đờm, ăn không tiêu gây đây bụng tức ngực. Khi cây củ cải già hạt chín, cắt lấy cả cây phơi rồi vò lấy hạt, hạt cải sống có vị hơi cay ngọt, tính bình, hạt đã sao qua thì tính ôn. Có thể nấu nước hạt cải hoặc sao lên tán bột viên lại thành viên rồi uống.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY SIM CHỮA ĐAU LƯNG

* Đặc tính: Ở miền trung du và rừng núi nước ta, cây sim mọc hoang rất nhiều, có những vùng đồi trọc sim mọc phủ kín. Quả sim chín có màu tím sẫm, mùi thơm, vị ngọt chát. Sim có nhiều tên gọi như: Đào kim cương, cương nhân, sơn nhẫm, sơn đản tử. Tên khoa học là Rhodomyrtus Tomentóa Hask. Sim có vị ngọt chát tính bình, có công dụng hoạt lạc, lành huyết và bổ máu. Vào mùa thu, nhân dân thường đào cả rễ, rửa sạch, chặt nhỏ, phơi khô hoặc hái lá và quả hong khô rồi cất trữ. Nếu để uống, dùng lá và quả dưới dạng sắc hoặc ngâm rượu. Nếu dùng ngoài da, lấy quả và lá tươi đắp vào nơi bị đau.

CHỮA BỆNH NỘI KHOA - LAO PHỔI

Bài 1 - Thành phần: Thạch lựu chua (thạch lựu ngọt không có tác dụng) vừa đủ dùng. - Cách chế: Thạch lựu rửa sạch, bỏ vỏ. - Công hiệu: Có tác dụng đối với người bị lao phổi. - Cách dùng: Ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.