Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Bỏng

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Đậu Nành

a. Thành phần và tác dụng Đậu nành giàu protein. Thành phần chủ yếu của tế bào cơ thể là protein, chất này cũng là thành phần chủ yếu của các loại men và chất miễn dịch trong cơ thể. Về giá trị dinh dưỡng thì protien động vật tốt hơn protein đậu nành. Nhưng theo điểu tra thì đi đôi với việc tăng lượng protein động vật tỷ lệ sinh ung thư cũng tăng cao. Vì vậy tích cực dùng protein đậu nành sẽ có lợi cho sức khoẻ. Lượng chất béo trong đậu nành cũng rất cao, không những thế, nó còn chứa nhiều axit dầu và vitamin E làm giảm lão hoá cho cơ thể và chất béo lân để phòng xơ cứng động mạch. Vitamin E trong đậu nành còn có thể để phòng một số bệnh khác. Nguyên tố kali chứa trong đậu nành có thể giảm bớt nguy hiểm của thành phần muối trong cơ thể. Vì chất natri trong muối ăn có liên quan đến bệnh cao huyết áp. Gần đây người ta phát hiện trong đậu nành có một chất mới là chất đường tạo bọt (đường tạo ra bọt). Trong đậu nành còn chứa gần 150 các chất tương tự, rất có tác dụng đối với cơ thể. Tác dụ

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Bí Xanh

a. Thành nhần và tác dụng Bí xanh chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể, có khả năng điều tiết sự thăng bằng chuyển hoá trong cơ thể, giảm lão hoá, giảm nốt sần trên da và làm tăng thị lực. Bí xanh là loại bí duy nhất không có hàm lượng chất béo, nhưng lại có hàm lượng axit hodroxy malonic phong phú ức chế đường chuyển hoá thành chất béo. Do đó bí xanh là loại quả giảm béo hữu hiệu nhất. Đồng thời còn làm đẹp da, ăn bí xanh thường xuyên da sẽ trắng trẻo, mịn màng, bảo vệ được vẻ đẹp của cơ thể. Bí xanh còn có công dụng giải nhiệt, mùa hè ăn bí xanh có thể giải khát, hạ nhiệt, trừ mụn nhọt và lợi tiểu. Bí xanh chứa rất ít natri, nên đây là món ăn thích hợp cho những người viêm thận, phù nề hoặc những người có thai bị phù nề. Bí xanh tính hàn, là loại quả thích hợp cho người già lẫn trẻ nhỏ. Người mắc bệnh thận, tiểu đường, cao huyết áp, động mạch vành đều có thể ăn được. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Lựu

a. Thành phần và tác dụng Lựu còn được gọi là thạch lựu, nhược lựu. Quả lựu giàu dinh dưỡng, khi chín trong hạt chứa 10 - 11% axit hoa quả, axit cam quýt, vitamin C nhiều gấp 1 - 2 lần lê, táo. Lượng đường rất cao, có vị chua. Vỏ lựu chứa kiềm, cồn ngũ cốc, cồn glyxerin đắng chát có thể sát trùng, có tác dụng chữa giun đũa, giun kim, thận kết sỏi, chứng nước tiểu đục do tiểu đường. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Cà Chua

a. Thành phần và tác dụng Cà chua là loại quả giàu dinh dưỡng, chứa rất nhiều vitamin C, cứ 100g cà chua có chứa 94g nước, 2,2g protein, 2,9g đường, ngoài ra còn có lân, kali, axit oxalic, vitamin A, vitamin B. Cà chua ăn vào dạ dày, có tác dụng phân giải chất béo, có thể phối hợp ăn với thịt, nếu ăn thịt quá nhiều, dạ dày không tiêu hoá kịp, ăn một ít cà chua có thể giúp cho tiêu hoá. Vitamin C là thành phần dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể, nếu thiếu vitamin C thì kết cấu của cơ thể dễ bị tổn thất. Mà kết cấu của cơ thể phần lớn tập trung ở xương sụn, thành mạch mắu, dây chằng và bộ phận hạ tầng của xương, kết cấu cơ thể có tác dụng làm co giãn những bộ phận nói trên, nhất là thành mạch máu muốn được giãn nở tự nhiên phải giữ được tính đàn hồi bình thường. Vitamin C trong cà chua rất dễ được cơ thể hấp thụ, để bổ sung cho cơ thể lượng vitamin cần thiết. Với người do nóng nhiệt trong cơ thể dẫn đến táo bón thì nên ăn cà chua để được nhuận tràng, thông tiện. Nếu ăn quá nhiều thịt, h

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Rau Dền

a. Thành phần và tác dụng Rau dển còn gọi là dền, dền gai, dền thanh hương, hiện thái, thuộc thực vật họ rau đền, tính mát, vị ngọt. - Đông y sử dụng rau dền như vị thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu, sát trùng, trị độc và điều trị những chứng bệnh khác. Thân và lá dền đều có vị ngọt, chứa beta caroten, vitamin B₁₂, vitamin C, axit nicotic, đặc biệt hàm lượng chất sắt cao gấp nhiều lần so với các loại rau củ khác nên rau dền có thể phòng ngừa được các bệnh thiếu máu, tăng cường hệ miễn dịch. Những người bị loãng xương nên ăn loại rau này vì chứa nhiều canxi. Thành phần này khi đi vào cơ thể được tận dụng và hấp thụ tối đa, thúc đẩy quá trình phát triển của cơ thể (tốt cho trẻ em), giúp xương gãy mau lành. Trong được liệu, rau dền đỏ tía là tốt nhất.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Mồng Tơi

d. Thành phần và tác dụng Rau mồng tơi được chế biến trong bữa ăn hàng ngày. Từ lâu, nó còn được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh. Rau mồng tơi là món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài tác dụng làm thực phẩm loại rau này còn có tác dụng chữa bệnh. Theo Đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh. Nó có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, hoạt tràng... Dùng mồng tơi để giải độc, chữa đại tiện táo bón, đại tiện xuất huyết, tiểu tiện khó, tiểu nhỏ giọt, tiểu dắt, chữa kiết lỵ hiệu quả. Thành phần đinh dưỡng trong 100g: 1,3g protein, 0,3g lipit, 0,6g xenlulô, 4,2g khoáng toàn phần. Mồng tơi tính lạnh, nhân dân ta thường dùng mồng tơi luộc ăn hoặc nấu canh với tôm, tép, thịt...

Cây Hoa Chữa Bệnh - HƯỚNG DƯƠNG

Tên khác: Cây Quỳ, cây Hoa mặt trời, Hướng nhật quỳ. Tên khoa học: Helianthus annuus L. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Bắc Mỹ, được nhập nội trồng ở châu Âu, châu Á, Trung quốc, Indonesia, Việt Nam. Hướng dương được trồng chủ yếu ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới; trồng để lấy hạt ép dầu, có giá trị thực phẩm cao, hoặc trồng làm cảnh vì có hoa to, đẹp. Xưa kia, người da đỏ (Indian) Bác Mỹ, trồng lấy hạt, lấy dầu ăn và chất nhuộm; người Tây Ban Nha đưa về trồng ở châu Âu từ thế kỷ 16; Trung Quốc nhập trồng từ đời Nhà Minh. Việt Nam nhập trồng đã từ lâu, ở các vùng núi cao phía Bắc; gần đây, lại trồng một số giống mới năng suất cao, trong mùa khô ở Tây Bắc và Đông Nam Bộ. Cây con chịu rét kém ngô, cây lớn chịu hạn khoẻ hơn ngô.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA PHÙ DUNG

Tên khác: Mộc Phù dung, Địa Phù dung (Hoa). Tên khoa học: Hibicus mutabilis L. Họ Bông (Malvaceae). Nguồn gốc: Cây có thể nguồn gốc từ Trung Quốc, mọc hoang và được trồng ở Việt Nam, Indonesia và Đông Nam Á. Ở Indonesia (Java), cây được trồng ở độ cao 1 - 900 m, cây bụi cao 2 - 4 m, hoa to màu đỏ, được trồng làm cảnh và làm thuốc trị bệnh. Cây được trồng ở Ấn Độ, Trung Quốc, Philpin, Nhật Bản... Ở Việt Nam, cây mọc hoang và được trồng ở mọi nơi để làm cây cảnh và làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY BẰNG LĂNG TÍA

Tên khác: Săng lẻ, Bằng lăng ổi, Rơ gia, Tồruon (Ba Na). Tên khoa học: Lagerstroemia caliculata Kurz. Họ Tử Vi (Lythraceae). Nguồn gốc: Cây mọc hoang từ Thanh Hoá, Nghệ An, dọc Trường sơn, vào Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh (Việt Nam); cây còn có ở Lào, Cămpuchia.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 5)

+ Trị nhọt chưa vỡ mủ: Áp dụng một trong những bài sau: - Đọt bông cẩn (bông bụt) giã nát đắp lên. - Lá cà độc dược giã đắp. - Đọt táo chua nhai với muối đắp lên. - Nhựa cây sung hoặc cây dưới (duối) phết lên giấy mỏng dán vào nhọt, nhớ trừ một lỗ bằng đầu đũa giữa mảnh giấy, sưng đến đâu đắp rộng đến đấy. - Nếu là chín mé thì lấy lá vòi voi giã với ít hạt muối cho nát, bỏ gân lá đi, đắp lên băng lại. + Trị nhọt đã vỡ mủ, chưa liền miệng: - Nhựa sung phết lên giấy mỏng dán kín. - Nhựa thông hơ lửa cho chảy, bôi lên ngày 2 lần. - Lá cây ráy ngứa (ráy dại) ngâm vào nước sôi nửa giờ, lấy ra xé một miếng vừa đắp, còn thừa lại thả vào nước, khi nào bong ra thì thay.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CÚC VẠN THỌ

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Cây cúc vạn thọ có 2 loại: loại cao lớn và loại thấp lùn. Loại cao lớn chính là loại có hoa dùng làm thuốc. Lấy 20 gam hoa cúc vạn thọ trộn với một ít đường, hấp cơm dùng làm thuốc chữa kiết ly rất hiệu nghiệm.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY SIM CHỮA ĐAU LƯNG

* Đặc tính: Ở miền trung du và rừng núi nước ta, cây sim mọc hoang rất nhiều, có những vùng đồi trọc sim mọc phủ kín. Quả sim chín có màu tím sẫm, mùi thơm, vị ngọt chát. Sim có nhiều tên gọi như: Đào kim cương, cương nhân, sơn nhẫm, sơn đản tử. Tên khoa học là Rhodomyrtus Tomentóa Hask. Sim có vị ngọt chát tính bình, có công dụng hoạt lạc, lành huyết và bổ máu. Vào mùa thu, nhân dân thường đào cả rễ, rửa sạch, chặt nhỏ, phơi khô hoặc hái lá và quả hong khô rồi cất trữ. Nếu để uống, dùng lá và quả dưới dạng sắc hoặc ngâm rượu. Nếu dùng ngoài da, lấy quả và lá tươi đắp vào nơi bị đau.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY CHUA ME ĐẤT CHỮA SỐT CAO

* Đặc tính: - Cây chua me đất mọc ở trong vườn, ngoài đồng, mọc lan trên mặt đất. Lá cây chua me đất nhỏ, chia khoảng 3 cánh. Hoa chua me đất màu trắng. Quả dài hình vuông, có lông. Dùng chua me đất chế biến món ăn thay vị chua khác. - Chua me đất có vị chua, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, mát máu, an thần, thông tiểu tiện.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - LÁ KHÁO VÀNG TRỊ BỎNG DA

* Đặc tính: - Cây kháo vàng có tên khoa học là Muchifus Bonii Hlec, thuộc họ long não, được trồng nhiều ở Lạng Sơn. - Dược liệu đã điều chế có mùi thơm hăng, ôn tính, không độc. Trong dược liệu có chất kháng khuẩn mạnh đối với các vi trùng gây mủ xanh: E.Coli, Bacilus Subtis...

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CỎ CHỬA CHỮA BỎNG DA

* Đặc tính: - Cây cỏ chửa có tên khác là cỏ thia lia, cỏ chân vịt, thủy hảo. Cây cỏ chửa có tên khoa học là Hygroryzaaisistata nec, thuộc họ lúa. - Cây cỏ chửa mọc ở nước, thân mềm nhỏ, lá so le hình mác, hoa mọc ở ngọn thành chuỳ hình tam giác màu lục nhạt, quả thuôn hẹp. - Dược liệu cỏ chửa tính ôn, mát, không độc, có mùi chát nhạt.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - BẰNG LĂNG TÍA CHỮA HẮC LÀO

* Đặc tính: - Bằng lăng tía có tên khoa học là Lagertroemia Calyculata Kurz, còn có tên khác là săng sẻ, bằng lăng ổi, rơ pha. - Bằng lăng là một cây gỗ cao, lá mọc so le hình mác, cành non có cạnh có lông, hoa mọc thành trùm, màu vàng, quả mang hình trứng. - Trong Đông y đây là vị thuốc có tác dụng kháng khuẩn mạnh, dược liệu có mùi thơm, chát, không độc.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU LANG

Rau lang là ngọn lá non của cây Khoai lang - Ipomoea batatas (L.) Poir., thuộc họ Khoai lang - Convolvulaceae. Cây thảo có thân và cành mọc bò dài tới 3m, có nhựa mủ trắng. Một số rễ bên phình lên thành củ chứa nhiều bột và đường. Lá hình tim nhọn có phiến nguyên hay phân thùy. Hoa hình phễu, màu tím hoặc trắng, mọc 1-2 cái ở nách lá. Quả nang chứa 1-2 (hoặc 3-4) hạt bé. Khoai lang phổ biến rất rộng rãi ở các vùng nóng châu Á, châu Mỹ và châu Phi, có thể có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Crixtốp Côlông (Christophe Colomb) đã đem về trồng ở Tây ban nha. Ở nước ta, Khoai lang cũng được trồng từ lâu đời ở các địa phương. Người ta đã tạo ra được nhiều giống trồng: Khoai lang trắng, Khoai lang đỏ, Khoai lang nghệ, Khoai lang tím, khoai lang vàng… Giống Khoai ở Đà lạt có vỏ đỏ, thịt vàng thuộc loại khoai ngon

CÂY RAU LÀM THUỐC - MÃ ĐỀ

Mã đề - Plantago major L., thuộc họ Mã đề - Plantaginaceae. Cây thảo sống dai, có gốc dày, với nhiều rễ phụ dài. Lá mọc thành hình hoa thị ở gốc, hình trái xoan rộng, có răng không đều, dày, dai, có phiến thon lại trên cuống lá; gân 3-7, hình cung. Cuống hoa trần mang về phía đỉnh một bông hoa dài 5-15 cm, có hoa xếp dày đặc. Quả nang thuôn hình, nón, mở theo kiểu hộp. Hạt 8-12, màu nâu đen bóng, hình thoi, vò hạt hoá nhầy khi gặp nước. Cây mã đề phân bố rộng rãi ở châu Âu và châu Á. Ở nước ta, mã đề mọc hoang ở khắp nơi, trên bờ ruộng, bãi cỏ, ven đường, ven khe suối, nơi ẩm ướt và sáng. Cũng thường được trồng làm rau ăn và làm thuốc.

CÂY RAU LÀM THUỐC - HÀNH

Hành - Allium fistulosum L., thuộc họ Hành - Alliaceae. Cây thảo cao khoảng 0,5m, có thân hành nhỏ, chỉ hơi phồng, rộng 0,7 - 1,5cm. Lá hình trụ rỗng, có 3 cạnh ở dưới, có bẹ. Cán hoa (trục của cụm hoa) cao bằng lá. Cụm hoa hình đầu tròn, gồm nhiều hoa có cuống ngắn; bao hoa có các mảnh hình trái xoan nhọn, màu trắng có sọc xanh; bầu xanh nhạt. Quả nang. Hành là một loại rau gia vị giữ vai trò quan trọng để chế biến thức ăn. Hầu như tất cả các món ăn đều có sử dụng Hành lá để tạo thêm phần thơm ngọn. Trong nhân dân ta thường có câu tục ngữ rất quen thuộc: “Trăm thứ canh không hành không ngon”. Từ món kho đến món xào, món canh, món chưng, món chiên, món chả, nhân bánh mặn đều có mặt hành lá. Nó chỉ đóng một vai trò phụ gia vị cho các món ăn chủ lực thêm phần thơm ngon. Hành còn được sử dụng để ăn sống, để luộc ăn và muối dưa. Món dưa Hành rất quen thuộc trong ngày Tết cổ truyền, dùng chấm mắm rươi đã trở thành món ăn truyền thống ở một số nơi.

CÂY RAU LÀM THUỐC - DỨA

Dứa, Thơm, Khóm - Ananas comosus (L.) Merr, thuộc họ Dứa - Bromeliaceae. Dứa là loại cây thảo có thân ngắn nhưng mang nhiều rễ kí sinh, với những lá dài phân bố đều xòe ra tứ phía hình hoa thị. Trên thân và nách lá có một số chồi (người ta dùng chồi để nhân giống). Khi cây đã lớn, thì từ chùm lá đó mọc ra một thân dài 30-40cm, mang một cụm hoa bông trên đó đính nhiều hoa đều màu tím. Quả phức, hình ống hay hình chóp cụt, giữa có lõi (thực chất là phần nối tiếp của thân chính) phía trên ngọn quả còn có một chồi gồm nhiều lá ngắn, gọi là chồi ngọn, dùng để nhân giống. Cây dứa sống chủ yếu ở châu Mỹ latinh, nhất là ở Brazil. Dứa đã được đem trồng ở hầu hết các nước nhiệt đới và một số nước á nhiệt đới mùa đông không rét lắm. Giống Dứa trồng phổ biến nhất trên thế giới là Cayenne (chỉ trồng thâm canh và ở khí hậu mát), thứ đến là Spanish trồng nhiều ở các nước nhiệt đới. Dứa Victoria được trồng trong sản xuất lớn.