Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Phù Thũng

THUỐC THANH PHẾ CHỈ KHÁI - TANG BẠCH BÌ (Cortex Mori radicis)

Là vỏ rễ cây dâu - Morus alba L. Họ Dâu tằm Moraceae. Khi dùng phải cạo sạch vỏ ngoài. Tính vị: vị ngọt, tính hàn. Quy kinh: vào kinh phế.

THUỐC HOÁ ĐÀM NHIỆT - QUA LÂU NHÂN (Semen Trichosanthis)

Hạt phơi hay sấy khô của nhiều loài qua lâu Trichosanthes kiriloiwit Maxim  T.multiloba Mig. Họ bí Cururbitaceae. Tính vị: vị ngọt đắng. Tính hàn.

THUỐC HOÁ ĐÀM HÀN - TẠO GIÁC (Fructus Gledischiae)

Là quả của cây bộ kết Gleditsia fera (Lour) Merr. Họ Vang - Caesalpiniaceae. Tính vị: vị cay, mặn, tính ấm, có ít độc. Quy kinh: vào 3 kinh phế và đại tràng.

THUỐC THANH NHIỆT LƯƠNG HUYẾT - BẠCH MAO CĂN (Rhizoma Imperatae)

Dùng rễ của cây cỏ tranh - Imperata cylindrica Beauv. Họ Lúa - Poaceae. Tính vị: vị ngọt, tính hàn. Quy kinh: nhập vào 2 kinh vị và phế.

THUỐC THANH NHIỆT GIÁNG HOẢ - CỎ THÀI LÀI (Rau trai - Herba Commelinae)

Dùng bộ phận trên mặt đất của cây thài lài Commelina communis L. Họ Thài lài - Commelinaceae. Tính vị: vị ngọt nhạt, tính hàn. Quy kinh: vào kính tâm, thận.

THUỐC THANH NHIỆT GIÁNG HOẢ - HẠ KHÔ THẢO (Spica Prunellae)

Bông quả đã phơi sấy khô của cây hạ khô thảo Prunella vulgaris L. Họ Hoa môi - Lamiaceae. Tính vị: vị đắng, cay; tính hàn. Quy kinh: vào 2 kinh can, đởm.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - NGƯ TINH THẢO (Cây diếp cá - Herba Houttuyniae cordatae)

Dùng bộ phận trên mặt đất của cây Houttuynia cordata Thunb. Họ lá giấp Saururaceae. Tính vị: vị cay chua, tính hàn. Quy kinh: vào 3 kinh phế, đại tràng, bàng quang.

THUỐC HỒI DƯƠNG CỨU NGHỊCH - PHỤ TỬ (chế) (Radix Aconiti praeparatus)

Từ sinh phụ tử, sau khi chế biến bằng nhiều phương pháp khác nhau sẽ thu được phụ tứ chế với các tên khác nhau như hắc phụ, bạch phụ, diêm phụ, dưới một tên chung cho các vị thuốc này là phụ tử chế. Phụ tử chế là sản phẩm làm thuốc được chế từ những củ nhánh của cây ô đầu Aconitum fortunei Hemsl. Paxt. Họ Mao lương Ranunculaceae. Tính vị: vị cay, ngọt; tính đại nhiệt, có độc. Quy kinh: quy 3 kinh tâm, thận, tỳ.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - PHÙ BÌNH (bèo cái - Herba Pistiae)

Dùng cây bèo cái Pistia stratiotes L. Họ Ráy Araceae. Loại phía mặt có lá mầu xanh, phía dưới có màu tía thì tốt hơn. Tính vị: vị cay, tính hàn. Quy kinh: vào 2 kinh phế, thận.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - HƯƠNG NHU (Herba Ocimi saneti)

Dùng lá, hoa của cây hương nhu tía Ocimum sanctum L. và cây hương nhu trắng - Ocimum gratissimum L. Hạ Hoa môi Lamiaceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: vào kinh phế và vị. Công năng chủ trị:

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - SINH KHƯƠNG (Gừng tươi - Rhizoma Zingiberis)

Thân rễ của cây gừng Zinagiber officinale Rose. Họ Gừng - Zingiberaceae; tươi là sinh khương, khô là can khương, qua bào chế là bảo khương, sao cháy là thán khương. Tính vị: vì cay, tính ấm. Quy kinh: vào 2 kinh phế, vị, tỳ.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - MA HOÀNG (Herba Ephedrae)

Dùng toàn cây, bỏ rễ và đốt của cây ma hoàng Ephedra sinica Stapf. E.  equisetina Bunge. Họ Ma hoàng - Ephedraceae. Tính vị: vị cay, đắng, tính ấm. Quy kinh: vào 2 kinh phế và bàng quang kiêm kinh tâm, đại tràng. Công năng chủ trị: - Giải cảm hàn do khả năng phát hãn, hạ nhiệt của nó thường được dùng khi cảm gió mưa lạnh, cơ thể bị sốt cao kèm theo rét run, đau đầu, nhức răng, ngạt mũi, phối hợp với quế chi, bạch chỉ... Làm thông khí phế, bình suyễn. Trường hợp khí phế tắc, dẫn đến ho, suyễn như khi bị cảm hàn có kèm ho; hoặc viêm khí quản mạn tính, hen phế quản, ho gà. Có thể phối hợp với thuốc thanh nhiệt hoá đờm. Bài ma hoàng thạch cao: ma hoàng 8g, thạch cao 4g, hạnh nhân 12g, cam thảo 4g. Trường hợp viêm khí quản cấp tính, viêm phổi có sốt cao, ho, khó thở, miệng khát có thể dùng ma hoàng 8g, hoàng cầm 12g, thạch cao 4g, cát cánh 12g, hạnh nhân 8g, bách bộ 8g, cam thảo 8g. - Lợi niệu tiêu phù thũng, dùng đối với trường hợp phù mới mắc do viêm thận cấp tính: ma hoàng 8g, liên...

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Đậu Đỏ

a. Thành phần và tác dụng Đậu đỏ chứa rất nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là sắt và vitamin B₁₂, giúp bổ máu và có chức năng thúc đẩy vòng tuần hoàn của máu, những phụ nữ có chu kì kinh nguyệt dài, mất nhiều máu nên ăn nhiều đậu đỏ, phụ nữ mang thai ăn nhiều đậu đỏ còn có tác dụng kích thích tuyến sữa. Trong 100g hạt đậu đỏ khô có chứa: đường 60,9g, protit 20,9g, chất xơ 4,8g, chất béo và khoáng chất gồm canxi, phot pho, sắt, vitamin B tổng hợp. Đậu đỏ có vị ngọt, tính ấm. Công hiệu lợi thuỷ trừ thấp (vận hành thể dịch, không bị ứ), hoà huyết bài nùng (điều hoà máu huyết, thải mủ), tiêu thũng giải độc (giải độc, chống phù), điều kinh thông nhũ (điều kinh, thông tuyến sữa), thoái vàng (da vàng biến mất). Dùng chữa trị các chứng bệnh như chân phù thũng, ung nhọt, sau khi sinh dịch âm đạo không sạch, bầu sữa không thông, vàng da do viêm gan, kiết lỵ. Đậu đỏ chứa các chất có tác dụng lợi tiểu, giúp điều trị các chứng như phù do bệnh tim; thận, xơ gan cổ trướng... Đậu đỏ c...

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Lạc

a. Thành phần và tác dụng Lạc là loại hạt giàu dinh dưỡng, chứa khoảng 26% protein, gấp đôi lúa mì, gấp 3 lần gạo tẻ. Lạc giàu chất béo, chứa khoảng 40%, trong đó chủ yếu là các axit béo chưa no gồm: axit dầu, axit lạc, axit dầu cọ, chất béo glyxerin, tạo thành dầu thực vật cần thiết trong ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, trong lạc còn chứa vitamin C, các chất khoáng, canxi, lân, sắt. Nhiệt lượng mà lạc cung cấp cao hơn các loại thực phẩm khác. Lạc so với sữa cao 20%, so với trứng gà cao hơn 40%. Ngoài ra các chất vitamin B₂, canxi, lân, đều cao hơn sữa, trứng gà và thịt. Chất lân, vitamin, axit amin, kiềm mật đều cao. Protein trong lạc có chứa axit amin mà cơ thể cần thiết, tỷ lệ sử dụng đạt được trên 98%, trong đó axit amin có thể ngăn cơ thể sớm lão hoá và nâng cao trí lực cho trẻ, axit amin ngũ cốc và axit amin thiên môn đông, có thể thúc đẩy tế bào não phát triển và làm tăng trí nhớ. Theo nghiên cứu, trong dầu lạc chứa nhiều vitamin E, có khả năng phân giải cholesterol thành ...

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Hạt Lúa Mì

a. Thành phần và tác dụng Chất dinh dưỡng của lúa mì rất cao, trong đó có chứa tinh bột, chất protein, chất đường, chất béo, tinh hồ, chất xơ thô, chất noãn lân, men bột, men protein, các axit amin, chất khoáng và vitamin B₁, B₂, vitamin E. Hàm lượng protein trong lúa mì cao hơn gạo tẻ (gạo tẻ 7%, bột mì 10,7%). Hạt lúa mì và hạt lúa mì non (chưa chín) và bột mì tinh bột, cám sau khi được gia công đều có thể dùng làm thuốc. Hạt lúa mì non còn gọi là "mì sữa", khi vo sẽ nổi lên mặt nước, vị ngọt mát, có tác dụng an thần, ngăn chặn mồ hôi trộm, sinh tân dịch, dưỡng tâm khí. Cám sau khi xay bột mì, có tác dụng chữa bệnh phù chân và viêm thần kinh. Hạt lúa mì còn có thể gia công thành bột mạch nha, có chứa protein, đường, canxi, lân, sắt và nhiều loại vitamin, là những chất bổ cần thiết giữ cho công năng của máu, tim, thần kinh hoạt động bình thường, là thức ăn thường dùng cho trẻ và người già yếu bệnh tật. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Đậu Đen

a. Thành phần và tác dụng Trong 100g đậu đen thì có chứa 24,3g protein, l,7g lipit, 53,3g gluxit. Muối khoáng: canxi 56mg, phot pho 35mg, sắt 6,1mg, caroten 0,06mg. Vitamin B₁ 0,51mg, B₂ 0,21mg, Pₚ 1,8mg, C 3mg. Hàm lượng axit amin trong đậu đen cao như lysin, methionin, tryptophan,  leucin... Với tính chất đặc biệt về dinh dưỡng nên đậu đen được chế biến thành nhiều món ăn độc đáo như xôi đậu đen, chè đậu đen (đậu đen nấu với mật hoặc đường) vừa ngon, vừa bổ, vừa mát, vừa có tác dụng giải khát. - Trong Đông y, người ta dùng đậu đen để chế cùng hà thủ ô nhằm làm cho thuốc có chất lượng hơn, đậu đen có thể nấu nước uống tăng cường sức khoẻ và giải khát. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Hạt Mã Đề

a. Thành phần và tác dụng Hạt Mã Đề còn có tên là xa tiền tử. Về thành phần hoá học, hạt mã đề chứa nhiều chất nhầy, các axit succumic, adenine và cholin. Theo Đông y, hạt mã đề vị ngọt, tính hàn, không có độc quy kinh can, thận, bàng quang, phế. Có tác dụng lợi niệu thanh nhiệt, chữa các chứng tả, lỵ. Thuốc có công năng làm mạnh phần âm, ích tinh khí, mát gan, sáng mắt. Hạt mã đề là vị thuốc khá thông dụng được sử dụng phổ biến trong dân gian. Chủ trị các chứng thấp nhiệt gây tiểu buốt, tiểu dắt, thuỷ thũng, phù nề, vàng da. Chữa ho, thông đờm trong viêm phế quản, các bệnh tả lỵ, bệnh đau mắt đỏ, nhức mắt, nước mắt chảy nhiều. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Dưa Hấu

a. Thành phần và tác dụng Dưa hấu là loại quả mùa hè, giàu đường glucose, đường hoa quả, đường mía, vitamin, axit táo, chất dính và glucoza, đó là các chất cần thiết cho sức khoẻ con người. Các loại đường trong đưa hấu có tác dụng hạ huyết áp, lượng muối ít chứa trong dưa hấu lại có tác dụng chữa các bệnh về thận. Vỏ quả dưa hấu sau khi phơi khô là một vị thuốc Đông y có tác dụng tiêu nhiệt, lợi tiểu, nước đưa hấu, cùi, vỏ, hạt đều có thể dùng làm thuốc, trong dân gian đã có câu: "Mùa hè nửa quả dưa, thuốc men chẳng phải mua", mọi bệnh có tính nhiệt ăn dưa hấu đều có hiệu quả. Dưa hấu ngoài ăn tươi ra còn có thể chế biến thành mứt dưa, dưa muối, rượu đưa... Tuy muối vô cơ trong dưa hấu không nhiều hơn các loại quả khác, nhưng do thể tích lớn có thể ăn được. nhiều cho nên muối vô cơ cũng được nhiều hơn. Dưa hấu là nguồn bổ sung muối vô cơ cho cơ thể (do ra mồ hôi quá nhiều nên bị mất muối). b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Đại Táo

a. Thành phần và tác dụng Từ xưa đến nay, đại táo được coi là một loại quả bổ dưỡng và có tác dụng chữa bệnh. Theo Đông y, quả táo vị ngọt, tính bình có khả năng làm giảm độc tính và tính kích thích. Khi dùng các loại thuốc tương đối mạnh hoặc thuốc kích thích thì nên dùng phối hợp với đại táo để bảo vệ tì vị, giảm bớt tác dụng phụ. Khi hầm thịt dê, thịt thỏ, thịt gà, thịt vịt, nếu phối hợp với đại táo càng làm tăng kết quả chữa bệnh. Đại táo nấu với bí đỏ thành canh, cho thêm đường đỏ, người bị viêm phế quản, hen suyễn ăn rất tốt. Xương dê, bò, lợn nấu với đại táo, gạo nếp thành cháo có thể chữa đau lưng, mỏi gối, thiếu máu và chứng còi xương của trẻ nhỏ, phụ nữ toàn thân yếu ớt mệt mỏi do huyết hư gây nên. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Nho

a. Thành phần và tác dụng Nho là loại quả giàu dinh dưỡng. Lượng đường chứa trong nho đạt từ 15 - 30%, chủ yếu là đường glucose và đường hoa quả mà cơ thể dễ hấp thụ và tiêu hoá, ngoài ra còn có tửu thạch toan, axit táo, axit chanh, nhựa hoa quả, nên vừa chua vừa ngọt. Trong nho còn có nhiều vitamin, chất protein, axit amin, chất béo, canxi, lân, sắt, mangan, kali... trong đó axit amin có tới hơn 10 loại, nho là loại quả khá giàu chất dinh dưỡng. Nho được sử dụng khá rộng rãi, nho tươi là loại quý trong các loại quả, nước nho tươi là nước uống cao cấp lại có thể nấu thành rượu nho, kem nho, đồ hộp nho... Đông y cho rằng, nho vị ngọt tính bình, nhập kinh can, tỳ, thận, là vị thuốc có tác dụng ích khí bổ huyết, mạnh gân, thông lạc, kiện tỳ hoà vị, trừ phiền, giải khát, lợi tiểu, hạ huyết áp. Nho còn có một số hoạt tính của vitamin P. Nho, rượu nho, nước nho đều có tác dụng ức chế vi khuẩn, nho và nước nho có tác dụng mạnh hơn rượu nho, nho khô có thể tăng cường tiết dịch của dạ dày, giúp...