Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Ho Hen

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - TẾ TÂN (Herba Asari sieboldi)

Dùng toàn cây kể cả rễ của cây tế tân Asarum sieboldi và cây liêu tế tân Asarum heterotropoides E. Chum var. mandshuricum (Maxim) Kitag. Họ Mộc hương nam Aristolochiaeeae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: vào 3 kinh thận, phế, tâm. Công năng chủ trị:

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - TÍA TÔ (Folium Perillae)

Gồm các vị: tô diệp (lá tía tô), tô ngạnh (cành tía tô), tô tử (hạt tía tô), thu hái từ cây tía tô Perilla frutescens (L.) Britt. Họ Hoa môi Lamiaceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: 2 kinh tỳ và phế

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - SINH KHƯƠNG (Gừng tươi - Rhizoma Zingiberis)

Thân rễ của cây gừng Zinagiber officinale Rose. Họ Gừng - Zingiberaceae; tươi là sinh khương, khô là can khương, qua bào chế là bảo khương, sao cháy là thán khương. Tính vị: vì cay, tính ấm. Quy kinh: vào 2 kinh phế, vị, tỳ.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Hạt Bí Đỏ

a. Thành phần và tác dụng Hạt bí đỏ là một vị thuốc quý, thường được dùng để chữa bệnh trùng hút máu, bệnh giun đũa, sắn dây, bí đại tiện, thiếu máu, suy dinh dưỡng và thiếu sữa sau khi sinh. Hạt bí để chứa nhiều vitamin, chất khoáng cùng những axit cần thiết như alanin, glycin, glutamin, có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Hạt bí đỏ được dùng để chế tạo một loại dầu chứa nhiều carotenoid (beta-caroten, alpha-caroten, lutein) - những chất tương tự như vitamin A. Đây là những chất chống ôxy hoá mạnh giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến lão suy như đục thủy tinh thể, các bệnh tìm mạch và một số loại ung thư. Một số thành phần trong hạt bí đỏ: Magie: Góp phần vào việc khoáng hoá xương, cấu trúc protein, gia tăng tác động biến dưỡng của các enzym, việc co thắt cơ, sự dẫn truyền luồng thần kinh, tăng sức khỏe cho răng và chức năng hệ miễn dịch. Axit linoleique (omega 6): Một axit béo cần thiết mà người ta phải được cung cấp từ thực phẩm. Cơ thể cần axit béo

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Hạt Dẻ

a. Thành phần và tác dụng Hạt đẻ rất giàu dinh dưỡng, chất protein chiếm 5,7 - 10,7%, chất béo 2,7%, đường và tinh bột 60 - 70%, ngoài ra còn có các vitamin A, B₁, B₂, C, D và caroten, canxi, lân, sắt, kali. Hạt dẻ có thể ăn tươi, cũng có thể nấu chín làm thức ăn như: dùng hạt dẻ hầm gà, hầm thịt, gà quay hạt dẻ, gà nấu hạt dẻ, thịt dê quay với hạt dẻ, canh hạt dẻ... Hạt dẻ ngoài ăn tươi khô còn được làm thành bột, trộn mật ong, ngâm rượu, làm tương hạt dẻ, làm chao, làm nhân bánh, đóng hộp. Đường rang hạt dẻ rất được mọi người ưa thích. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Vừng

a. Thành phần và tác dụng Vừng có hai loại vừng đen và vừng trắng, còn gọi là mè. Dùng làm thuốc thường là loại vừng đen. Vừng đen còn gọi là hồ ma, hắc chỉ ma, cự thắng, cự thắng tử, ô ma, ô ma tử, du ma, giao ma, tiểu hổ ma. Vừng trắng còn gọi là bạch du ma, bạch hổ ma. Tính bình, vị ngọt. Thành phần chính trong vừng gồm có: dầu béo 60%. Trong dầu chứa nhiều loại axit, vitamin E cùng sắt và canxi. Phần lớn có chất phòng bệnh chống suy lão. Thường là thực phẩm chống suy lão. Vừng có tác dụng bổ gan, thận, nhuận ngũ tạng, làm đen tóc, bổ dưỡng cường tráng. Chủ yếu dùng cho gan, thận yếu, tay chân yếu cứng, hư phong, mắt mờ, yếu sau khi ốm dậy, tuổi già ho hen, thiếu sữa, thần kinh suy nhược, sớm bạc tóc, cao huyết áp, bệnh mỡ bọc tim. Cách dùng: Uống: đun thành thang hoặc cho vào viên hoàn. Dùng bên ngoài đun nước mà rửa hoặc đắp chỗ đau. Kiêng kị: Tỳ yếu hay đại tiện lỏng thì không nên ăn nhiều vừng. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Quả Hồng

a. Thành phần và tác dụng Theo Đông y, quả hồng vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng chữa tiêu chảy, trĩ, đái dầm, háo khát, ho có đờm và các chứng nôn mửa, lo nghĩ, phiền uất... Tai hồng (còn gọi là thị đế) vị đắng chát, tính ấm, không mùi, chất cứng giòn chứa trong tai hồng là tanin. Vỏ, rễ  thân cây hồng còn được dùng làm thuốc cầm máu. Quả hồng chín có tỷ lệ đường rất cao, khoảng 14 - 20%, các muối sắt, canxi, phot pho, vitamin A, B, C... Đặc biệt, lượng tanin rất cao ở quả hông còn xanh. Chất shibuol chứa trong quả hồng là hỗn hợp của axit gallic và phloroglaciol, có tác dụng làm hạ huyết áp. Đông y dùng quả hồng làm thuốc chữa tiêu chảy, ho, đái đầm. Vỏ, rễ, thân cây hồng được dùng làm thuốc cầm máu. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Chuối Tiêu

a. Thành phần và tác dụng Chuối tiêu là một loại quả giàu dinh dưỡng, hương vị thơm ngon. Trong một quả chuối có 22% gluxit, 1,5% protein, 0,4% axit hữu cơ, các vitamin B₁, B₂, Pₚ và muối khoáng như phot pho, sắt. Đặc biệt năng lượng do chuối tạo ra khá lớn, cao hơn mỳ, gạo, 1 kg thịt quả  chuối cho 1200 calo. Theo các chuyên gia, chuối tiêu là thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao, có tác dụng rất lớn trong việc phòng ngừa ung thư đường ruột. Chuối làm lương thực bổ sung cho các loại ngũ cốc. Chuối chín ăn tươi vừa vệ sinh, lại bổ, dễ tiêu, nên dùng để bồi dưỡng cho người già yếu, trẻ chậm lớn rất tốt. Về mùa đông da nứt nẻ dùng chuối tiêu bôi 3 - 5 lần là có tác dụng. Chuối tiêu chín thái mỏng pha nước trà uống thường xuyên giảm được huyết áp. Chuối còn chế biến đồ hộp, bánh kẹo... Theo một số chuyên gia, chuối tiêu cung cấp đủ năng lượng cho vận động viên khi luyện tập liên tục 90 phút sau khi ăn 2 quả chuối chín. Chuối tiêu chống thiếu sắt vì trong chuối có chất sắt.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Sung

a. Thành phần và tác dụng Trong dân gian, quả sung còn được gọi là vô hoa quả, thiên sinh tủ, ánh nhật quả, văn tiên quả,... Theo nghiên cứu, quả sung có chứa glucose, axit oxalic, axit xitric, axit malic, các nguyên tố vi lượng như canxi, phot pho, kali.. và một số vitamin C, B₁,... Quả sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư. Trong Đông y, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng giải độc. Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, mụn nhọt lở loét, chán ăn, phong thấp... b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Mơ

a. Thành phần và tác dụng Mơ là loại quả không chỉ dùng làm thực phẩm mà còn là vị thuốc. Quả mơ với màu vàng óng toả mùi hương và vị chua đặc biệt đã có tác dụng kỳ diệu làm dịu cơn khát. Trong quả mơ đã có sẵn tính chất sinh tân chỉ khát tuyệt vời được ghi nhận từ rất xa xưa. Đông y gọi quả mơ là mai tử, vị chua, tính bình, vào các kinh can, tỳ, phế, đại tràng. Trong thịt quả mơ có nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin A và vitamin C, axit xitric, đường, chất nhầy, muối khoáng. Mơ muối có tác dụng cân bằng sự thẩm thu giữa tế bào và máu, kích thích ăn ngon. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Lê

a. Thành phần và tác dụng Lê còn có tên là khoái quả, ngọc nhũ, mật văn... Theo Đông y, lê tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, thanh tâm giáng hoả, dưỡng huyết, sinh tân dịch, nhuận tràng, tiêu độc. Quả lê rất giàu chất dinh dưỡng. Cứ 100g lê có 86,5g nước 0,1g chất béo 02g protein, 11g carbohydrat, 1,6g xơ, 14mg canxi 13mg phot pho, 0,5mg sắt, 0,2mg vitamin Pp, các vitamin nhóm P, C, beta caroten, 1mg axit folic. 5o với các thức ăn thực vật, lê là loại có nhiều chất xơ có vai trò quan trọng trong tiêu hoá và chuyển hoá. Lê là loại quả quý đứng đầu trăm quả (bách quả chỉ tông) về tư âm nhuận táo, thanh nhiệt tiêu đờm, chữa chủ yếu gần hết các bệnh ở bộ máy hô hấp. Theo Bản thảo huyền tông thì lê để sống có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo cho lục phủ và nếu nấu chín thì bổ âm cho ngũ tạng. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Xoài

a. Thành phần và tác dụng Quả xoài theo Đông y lúc chín có vị ngọt (có loại hơi chua), tính bình. Về tác dụng sinh lý. Quả xoài chín kích thích tiết nước bọt, chống khát khô họng, lợi tiểu chống phù thũng, nhuận tràng, chống táo bón. Theo Tây y, xoài có chứa những thành phần như sau: 100g xoài chín cho 65 calo, 17g carbohydrat, 3.894 UI.vitamin A (78% nhu cầu hàng ngày), 28mg vitamin C (46% nhu cầu), 1mg vitamin E (10%)... Đường của xoài là loại cung cấp năng lượng nhanh. Quả xanh ít vitamin A và nhiều vitamin C. Chất glucozit trong xoài có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa ung thư, diệt khuẩn. Xoài làm giảm cholesterol, hạ huyết áp phòng chống bệnh tim mạch, tăng nhu động ruột thải nhanh chất cặn bã trong ruột nên phòng chống được bệnh ung thư ruột kết. Xoài là một loại quả bổ não, rất tốt cho những người làm việc nhiều bằng trí óc, thi cử. Tuy nhiên không nên ăn xoài lúc đói quá và sau bữa ăn no hoặc đang có các bệnh nhiệt sốt vì bản chất xoài nóng như hành, tôi, ớt. Không nên ăn nhiều

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Quả Trám

a. Thành phần và tác dụng Trám có 2 loại là trám trắng có vỏ màu xanh lục và trám đen màu tím thẫm. Quả trám vị chua, tính ấm, có tác dụng giải khát, thanh giọng, giải độc cá, giải say rượu mê man, nhức đầu. Trám dùng làm thuốc thường là trám trắng. Cùi trám giàu protein, đường, một số vitamin, đáng chú ý là vitamin C và các khoáng chất như canxi, phot pho, kali, magie, sắt, kẽm...

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Bạch Quả

a. Thành phần và tác dụng Bạch quả còn gọi là ngân hạnh, do vỏ quả có màu trắng nõn. Bạch quả có nguồn gốc từ Trung Quốc. Về sau được di thực đến nhiều nước như Nhật Bản, Triều Tiên..., ở Việt Nam cây được trồng tại Sapa, Đà Lạt. Trong Bản thảo Cương Mục của Lý Thời Trân thời nhà Minh - Trung Hoa đã viết: “Bạch quả ăn chín ấm phổi ích khí, trị ho hen, bớt đi tiểu nhiều, chữa bạch đới, di tinh. Ăn sống hạ đờm, tiêu độc, sát khuẩn...”. Trong trị liệu của Đông y, bạch quả được sử dụng để chữa viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, lao phổi, tiểu dắt, di tinh, bạch đới... Tây y cũng đã nghiên cứu và phân tích thành phần hoá học trong 100g bạch quả thấy chứa protein 13,4g, lipit 3g, gluxit 71,3g, chất xơ 1g, tro 3,4g, các khoáng chất như kali, phot pho, sắt, canxi, vitamin B₁, B₂,..., cung cấp 365 calo. Ở bạch quả còn có một loại chất kiềm mang độc tố, trong đó phôi hạt màu xanh mang hàm lượng cao nhất. Vì vậy trước khi ăn bạch quả nhất thiết phải loại bổ nhân phôi đó đi, đặc biệt trẻ nhỏ không

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Củ Riềng

a. Thành phần và tác dụng Trong củ riềng chứa nhiều tinh dầu, trong đó chủ yếu là cineol và methycinnamat. Ngoài ra, còn có chất dầu, vị cay, một số dẫn chất của flavon ở dạng tinh thể. Theo Đông y, củ riềng có vị cay, tính ấm vào các kinh tỳ, vị. Củ riềng có tên thuốc là cao lương khương, tiểu lương khương, phong khương. Riềng có tác dụng ôn trung, tán hàn, hết đau, tiêu thực. Nó được dùng cả trong Tây y và Đông y để làm thuốc kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng do lạnh, bụng đầy trướng, nôn mửa, tiêu chảy. Riềng có tác dụng chữa sốt rét, sốt nóng, đau răng, trúng gió, làm ấm tỳ vị và kiết lỵ lâu ngày, thổ tả, chuột rút.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Củ Gừng

a. Thành phần và tác dụng Gừng là một loại củ rất quen thuộc và hầu như lúc nào cũng có sẵn ở ngăn bếp của mọi gia đình. Gừng không những gia tăng thêm hương vị cho món ăn mà còn giúp cơ thể tiêu hoá và hấp thụ thức ăn dễ dàng. Ngoài ra, gừng còn là một vị thuốc quý trong kho tàng y học dân gian mà mỗi người có thể vận dụng để tự chữa bệnh cho mình. Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng giải biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đờm, hành thuỷ, giải độc. Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vị thuốc hàn, cách phối hợp này còn giúp cho tỳ vị dễ hấp thu thuốc và người bệnh khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống. Ngoài ra tuỳ. Theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau. Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Gừng khô còn gọi là can khương, có tính nóng hơn sinh khương, có thể làm ấm tỳ vị. Gừng đốt cháy tồn tính còn gọi là hắc khương. Hắc khương có vị đắng, thường được tẩm đồng tiện, có thể làm ấm

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Củ Cải

a. Thành phần và tác dụng Củ cải được xếp vào hàng các thực phẩm ít năng lượng nhất. Trong 100g củ cải chỉ cung cấp 15 kilocalo. Protein và chất béo trong củ cải chiếm một vị trí hết sức khiêm tốn. Tuy nhiên, củ cải lại rất giàu chất khoáng và các nguyên tố vi lượng. Hàm lượng kali cao trong củ cải có tác dụng bài niệu tốt (lượng natri thấp trong củ cải càng phát huy tác dụng lợi tiểu). Hàm lượng canxi cũng rất cao. Tỉ lệ canxi/phot pho lớn hơn 1, tạo thuận lợi cho việc đồng hoá canxi. Sự có mặt của magie và lưu huỳnh, kẽm, flo, iốt và selen cũng rất đáng kể. Củ cải còn là một nguồn vitamin C dồi dào bởi 100g củ cải chứa 23mg vitamin C, nghĩa là 1/3 lượng vitamin C được khuyên dùng cho mỗi người lớn mỗi ngày (80mg). Củ cải có thể ăn sống, nên không sợ mất vitamin C trong quá trình nấu nướng. Người ta còn tìm thấy trong củ cải nhiều vitamin nhóm vitamin B (nhất là vitamin B₉ hoặc axit folic, vitamin B₃; hoặc Pₚ và vitamin B₆) và một lượng nhỏ caroten.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Tỏi

a. Thành phần và tác dụng Từ ngàn năm nay, tỏi được người Trung Quốc và Hy Lạp cổ sử dụng như là một kháng sinh thiên nhiên điều trị những bệnh liên quan đến hô hấp, bệnh do ký sinh trùng và nhiều bệnh khác, vì trong tỏi có selen và các nguyên tố vì lượng chứa kháng khuẩn làm tăng cường khả năng của hệ thống miễn dịch, làm giảm huyết áp cao, chống tắc nghẽn mạch máu giống aspirin, nó còn có hoạt tính làm hạn chế việc sinh ra các gốc tự do gây tổn thương tổ chức khớp, dưỡng nhan, ích thọ nhờ khả năng làm chậm quá trình lão hoá tế bào, làm giảm sung huyết và tiêu viêm, hết mệt mỏi, phục hồi nhanh thể lực. Thành phần chính của củ tỏi gồm có: protein 6%, chất đường bột 23,5%, các chất vitamin B₁, B₂, C và anlixin (là chất có tác dụng diệt khuẩn mạnh, được xem là kháng sinh tự nhiên). Cần biết, tôi có vỏ đỏ (tỏi tía) có tác dụng diệt khuẩn mạnh hơn tỏi vỏ trắng. Trong củ tỏi có iốt, selen là chất vi lượng chống oxy hoá, nên có tác dụng chống suy lão rất tốt. Ăn tỏi thường xuyên có thể đề ph

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Cải Cúc

a. Thành phần và tác dụng Cải cúc là loại rau giàu dinh dưỡng. Trong rau cải cúc chứa 1,85% protit 2,57% gluxit, 0,43% lipit và còn có nhiều vitamin B, C và một số vitamin A. Người ta còn tìm thấy các chất khác như adenin, chlonin. Theo Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau khai vị giúp ăn ngon, trợ tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt. Cải cúc có thể dùng ăn sống như xà lách, chế dầu giấm, ăn với lẩu, nấu canh, dùng làm thuốc chữa ho lâu ngày và chữa đau mắt. Ở Ấn Độ, người ta dùng cải cúc phối hợp với hồ tiêu để chữa bệnh lậu.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Rau Mùi

a. Thành phần và tác dụng Rau mùi trồng phổ biến ở khắp nước ta. Trong lá chứa 1% tinh dầu. Trong hạt chứa 0,8 - 1% tinh dầu. Tính cay, ôn, mùi thơm dễ chịu. Thành phần dinh dưỡng: Nước, protein, gluxit, xenlulô, chất khoáng có canxi, phot pho, sắt, caroten, vitamin B₁, B₂, Pₚ, C. Người ta thường lấy lá rau mùi làm gia vị, có thể phối hợp với rau khác để ăn sống. Hoặc cho rau mùi vào các nồi canh, món xào. Quả mùi sử dụng trong công nghệ nước hoa, nước gội đầu, tắm rửa, ướp trà, làm rượu mùi. Hạt mùi làm thuốc tán chữa sởi mọc, tiêu đờm, kích thích tiêu hoá.