Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thông Tiểu Tiện và Thông Mật

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI THỬ - DƯA HẤU (Tây qua - Endocarpium Citrulli - Pericarpium Citrulli)

Dùng ruột quả và vỏ quả cây dưa hấu Citrullus vulgaris Schrad. C.lanatus (thunb) Matsum et Nakai. Họ Bí Cucurbitaceae. Tính vị: vị ngọt nhạt, tính hàn. Quy kinh: tâm, vị.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI THỬ - ĐẬU QUYỂN (Semen praeparatus Vignae)

Là hạt cây đậu đen Vigna cylindrica Sheels. Họ Đậu - Fabaceae, sau khi nẩy mầm đem phơi khô. Tính vị: vị ngọt, tính bình. Quy kinh: quy kinh vị.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - NGƯU BÀNG TỬ (Fructus Aretii)

Vị thuốc chính là cây quả ngưu bàng; ngoài ra còn dùng các bộ phận khác như họa, lá, rễ của cây ngưu bàng Arctium lappa L. họ Cúc Asteraceae. Cây mọc hoang ở một số tỉnh miền núi nước ta. Tính vị: vị cay, đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 2 kinh phế và vị.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - RAU MÙI (Hồ tuy - Herba Coriandri)

Dùng toàn cây, cả quả của cây mùi Coriandrum sativum L. Họ Hoa tán -  Apiaceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Qui kinh: vào 2 kính phế và vị. Công năng chủ trị:

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - HƯƠNG NHU (Herba Ocimi saneti)

Dùng lá, hoa của cây hương nhu tía Ocimum sanctum L. và cây hương nhu trắng - Ocimum gratissimum L. Hạ Hoa môi Lamiaceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: vào kinh phế và vị. Công năng chủ trị:

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - HÀNH (Herba Allii fistulosi - Thông bạch)

Dùng toàn thân cây hành Allium fistulosum L. Họ Hành Liliaceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: quy 2 kinh vị và phế. Công năng chủ trị: - Làm ra mồ hôi, dùng trong bệnh cảm hàn, sốt mà không ra mồ hôi. Dùng riêng ăn với cháo nóng, hoặc phối hợp với đậu xị, mỗi thứ 12g. - Hoạt huyết thông dương khí; dùng trong các trường hợp huyết ứ trệ; khi cảm quá nặng dẫn đến cấm khẩu. - Kiện vị giảm đau, dùng trong trường hợp bụng đầy trướng đau, đại tiện lỏng, thường phối hợp với can khương. - Lợi tiểu tiện: trường hợp bí tiểu tiện, sao hành củ với cám nóng, giã giập rồi đắp ở vùng bàng quang: hoặc đối với người bệnh sau khi mổ mà bí tiêu tiện, dùng hành giã nát hoà với giấm thanh, đắp băng vùng rốn, cũng có thể sắc lấy nước mà uống. - Cố thận, chữa di tinh: dùng hành nấu với cháo, ăn nhiều lần trong ngày. - Sát khuẩn diệt ký sinh trùng.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - KINH GIỚI (Herba Elsholtziae cristatae - Herba E. clliatae)

Dùng lá tươi hoặc khô ngọn có hoa (kinh giới tuệ) của cây kinh giới - Elsholtzia critata Willd (E. ciliata Thunb) Hyland. Họ Hoa mội Lamiaceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: vào 2 kinh phế và can.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - MA HOÀNG (Herba Ephedrae)

Dùng toàn cây, bỏ rễ và đốt của cây ma hoàng Ephedra sinica Stapf. E.  equisetina Bunge. Họ Ma hoàng - Ephedraceae. Tính vị: vị cay, đắng, tính ấm. Quy kinh: vào 2 kinh phế và bàng quang kiêm kinh tâm, đại tràng. Công năng chủ trị: - Giải cảm hàn do khả năng phát hãn, hạ nhiệt của nó thường được dùng khi cảm gió mưa lạnh, cơ thể bị sốt cao kèm theo rét run, đau đầu, nhức răng, ngạt mũi, phối hợp với quế chi, bạch chỉ... Làm thông khí phế, bình suyễn. Trường hợp khí phế tắc, dẫn đến ho, suyễn như khi bị cảm hàn có kèm ho; hoặc viêm khí quản mạn tính, hen phế quản, ho gà. Có thể phối hợp với thuốc thanh nhiệt hoá đờm. Bài ma hoàng thạch cao: ma hoàng 8g, thạch cao 4g, hạnh nhân 12g, cam thảo 4g. Trường hợp viêm khí quản cấp tính, viêm phổi có sốt cao, ho, khó thở, miệng khát có thể dùng ma hoàng 8g, hoàng cầm 12g, thạch cao 4g, cát cánh 12g, hạnh nhân 8g, bách bộ 8g, cam thảo 8g. - Lợi niệu tiêu phù thũng, dùng đối với trường hợp phù mới mắc do viêm thận cấp tính: ma hoàng 8g, liên kiề

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Hạt Bí Đỏ

a. Thành phần và tác dụng Hạt bí đỏ là một vị thuốc quý, thường được dùng để chữa bệnh trùng hút máu, bệnh giun đũa, sắn dây, bí đại tiện, thiếu máu, suy dinh dưỡng và thiếu sữa sau khi sinh. Hạt bí để chứa nhiều vitamin, chất khoáng cùng những axit cần thiết như alanin, glycin, glutamin, có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Hạt bí đỏ được dùng để chế tạo một loại dầu chứa nhiều carotenoid (beta-caroten, alpha-caroten, lutein) - những chất tương tự như vitamin A. Đây là những chất chống ôxy hoá mạnh giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến lão suy như đục thủy tinh thể, các bệnh tìm mạch và một số loại ung thư. Một số thành phần trong hạt bí đỏ: Magie: Góp phần vào việc khoáng hoá xương, cấu trúc protein, gia tăng tác động biến dưỡng của các enzym, việc co thắt cơ, sự dẫn truyền luồng thần kinh, tăng sức khỏe cho răng và chức năng hệ miễn dịch. Axit linoleique (omega 6): Một axit béo cần thiết mà người ta phải được cung cấp từ thực phẩm. Cơ thể cần axit béo

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Đậu Đỏ

a. Thành phần và tác dụng Đậu đỏ chứa rất nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là sắt và vitamin B₁₂, giúp bổ máu và có chức năng thúc đẩy vòng tuần hoàn của máu, những phụ nữ có chu kì kinh nguyệt dài, mất nhiều máu nên ăn nhiều đậu đỏ, phụ nữ mang thai ăn nhiều đậu đỏ còn có tác dụng kích thích tuyến sữa. Trong 100g hạt đậu đỏ khô có chứa: đường 60,9g, protit 20,9g, chất xơ 4,8g, chất béo và khoáng chất gồm canxi, phot pho, sắt, vitamin B tổng hợp. Đậu đỏ có vị ngọt, tính ấm. Công hiệu lợi thuỷ trừ thấp (vận hành thể dịch, không bị ứ), hoà huyết bài nùng (điều hoà máu huyết, thải mủ), tiêu thũng giải độc (giải độc, chống phù), điều kinh thông nhũ (điều kinh, thông tuyến sữa), thoái vàng (da vàng biến mất). Dùng chữa trị các chứng bệnh như chân phù thũng, ung nhọt, sau khi sinh dịch âm đạo không sạch, bầu sữa không thông, vàng da do viêm gan, kiết lỵ. Đậu đỏ chứa các chất có tác dụng lợi tiểu, giúp điều trị các chứng như phù do bệnh tim; thận, xơ gan cổ trướng... Đậu đỏ c

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Đậu Xanh

a. Thành phần và tác dụng Đâu xanh còn gọi là thanh tiểu đậu đã được sử dụng hơn 2000 năm. Giá trị dinh dưỡng của đậu xanh rất cao, trong 100g đậu xanh có chứa 23,8g protein, 0,5g chất béo, 58,5g đường, 80mg canxi, 6,8mg sắt, 0,22g caroten, 0,52g vitamin B, 0,12mg B₂,1,8mg axit nicotin. Giá trị thực phẩm của đậu xanh cũng hơn các loại đậu khác. Có nhiều cách chế biến đậu xanh. Có thể nấu cháo đậu xanh, cơm đậu xanh, rượu đậu xanh, cũng có thể xay thành bột, lọc lấy bột, làm bánh hấp, làm vỏ bọc bánh... b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Hạt Mã Đề

a. Thành phần và tác dụng Hạt Mã Đề còn có tên là xa tiền tử. Về thành phần hoá học, hạt mã đề chứa nhiều chất nhầy, các axit succumic, adenine và cholin. Theo Đông y, hạt mã đề vị ngọt, tính hàn, không có độc quy kinh can, thận, bàng quang, phế. Có tác dụng lợi niệu thanh nhiệt, chữa các chứng tả, lỵ. Thuốc có công năng làm mạnh phần âm, ích tinh khí, mát gan, sáng mắt. Hạt mã đề là vị thuốc khá thông dụng được sử dụng phổ biến trong dân gian. Chủ trị các chứng thấp nhiệt gây tiểu buốt, tiểu dắt, thuỷ thũng, phù nề, vàng da. Chữa ho, thông đờm trong viêm phế quản, các bệnh tả lỵ, bệnh đau mắt đỏ, nhức mắt, nước mắt chảy nhiều. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Nho

a. Thành phần và tác dụng Nho là loại quả giàu dinh dưỡng. Lượng đường chứa trong nho đạt từ 15 - 30%, chủ yếu là đường glucose và đường hoa quả mà cơ thể dễ hấp thụ và tiêu hoá, ngoài ra còn có tửu thạch toan, axit táo, axit chanh, nhựa hoa quả, nên vừa chua vừa ngọt. Trong nho còn có nhiều vitamin, chất protein, axit amin, chất béo, canxi, lân, sắt, mangan, kali... trong đó axit amin có tới hơn 10 loại, nho là loại quả khá giàu chất dinh dưỡng. Nho được sử dụng khá rộng rãi, nho tươi là loại quý trong các loại quả, nước nho tươi là nước uống cao cấp lại có thể nấu thành rượu nho, kem nho, đồ hộp nho... Đông y cho rằng, nho vị ngọt tính bình, nhập kinh can, tỳ, thận, là vị thuốc có tác dụng ích khí bổ huyết, mạnh gân, thông lạc, kiện tỳ hoà vị, trừ phiền, giải khát, lợi tiểu, hạ huyết áp. Nho còn có một số hoạt tính của vitamin P. Nho, rượu nho, nước nho đều có tác dụng ức chế vi khuẩn, nho và nước nho có tác dụng mạnh hơn rượu nho, nho khô có thể tăng cường tiết dịch của dạ dày, giúp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Lê

a. Thành phần và tác dụng Lê còn có tên là khoái quả, ngọc nhũ, mật văn... Theo Đông y, lê tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, thanh tâm giáng hoả, dưỡng huyết, sinh tân dịch, nhuận tràng, tiêu độc. Quả lê rất giàu chất dinh dưỡng. Cứ 100g lê có 86,5g nước 0,1g chất béo 02g protein, 11g carbohydrat, 1,6g xơ, 14mg canxi 13mg phot pho, 0,5mg sắt, 0,2mg vitamin Pp, các vitamin nhóm P, C, beta caroten, 1mg axit folic. 5o với các thức ăn thực vật, lê là loại có nhiều chất xơ có vai trò quan trọng trong tiêu hoá và chuyển hoá. Lê là loại quả quý đứng đầu trăm quả (bách quả chỉ tông) về tư âm nhuận táo, thanh nhiệt tiêu đờm, chữa chủ yếu gần hết các bệnh ở bộ máy hô hấp. Theo Bản thảo huyền tông thì lê để sống có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo cho lục phủ và nếu nấu chín thì bổ âm cho ngũ tạng. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Bạch Quả

a. Thành phần và tác dụng Bạch quả còn gọi là ngân hạnh, do vỏ quả có màu trắng nõn. Bạch quả có nguồn gốc từ Trung Quốc. Về sau được di thực đến nhiều nước như Nhật Bản, Triều Tiên..., ở Việt Nam cây được trồng tại Sapa, Đà Lạt. Trong Bản thảo Cương Mục của Lý Thời Trân thời nhà Minh - Trung Hoa đã viết: “Bạch quả ăn chín ấm phổi ích khí, trị ho hen, bớt đi tiểu nhiều, chữa bạch đới, di tinh. Ăn sống hạ đờm, tiêu độc, sát khuẩn...”. Trong trị liệu của Đông y, bạch quả được sử dụng để chữa viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, lao phổi, tiểu dắt, di tinh, bạch đới... Tây y cũng đã nghiên cứu và phân tích thành phần hoá học trong 100g bạch quả thấy chứa protein 13,4g, lipit 3g, gluxit 71,3g, chất xơ 1g, tro 3,4g, các khoáng chất như kali, phot pho, sắt, canxi, vitamin B₁, B₂,..., cung cấp 365 calo. Ở bạch quả còn có một loại chất kiềm mang độc tố, trong đó phôi hạt màu xanh mang hàm lượng cao nhất. Vì vậy trước khi ăn bạch quả nhất thiết phải loại bổ nhân phôi đó đi, đặc biệt trẻ nhỏ không

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Củ Nghệ

a. Thành phần và tác dụng Củ nghệ còn có tên là khương hoàng, vị cay, đắng, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu, tan ứ và giảm đau. Uất kim (củ con của cây nghệ) vị cay ngọt, tính mát, làm mát máu, an thần, tan máu ứ, giảm đau. Nghệ là một trong những dược liệu phổ biến có nhiều tác dụng chữa bệnh với các hoạt chất sau: Curcumin là hoạt chất chính của nghệ. Hiện nay curcumin dùng như chất: gia vị và là chất màu thực phẩm dưới ám số E100. Bộ phận dùng nhiều nhất là củ. Nghệ giàu kali và sắt. Củ nghệ chứa nhiều tinh dầu. Thành phần tinh dầu cho thấy tác dụng chống viêm, chống đau khớp. Trong nghiên cứu, sản phẩm chứa nghệ chứng minh tính kháng viêm, nhưng không thấy tính hạ nhiệt. Curcumin kích thích mật, bảo vệ gan và chống ung thư. Cao nước cũng có tác dụng hạ huyết áp và chống co thắt. Một vài nghiên cứu cho rằng nghệ có thể giảm cholesterol và triglycerid trong huyết thanh. Thành phần curcumin tạo ra màu vàng của nghệ. Chất cureumin và tinh dầu có tác dụng ức chế

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Mồng Tơi

d. Thành phần và tác dụng Rau mồng tơi được chế biến trong bữa ăn hàng ngày. Từ lâu, nó còn được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh. Rau mồng tơi là món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài tác dụng làm thực phẩm loại rau này còn có tác dụng chữa bệnh. Theo Đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh. Nó có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, hoạt tràng... Dùng mồng tơi để giải độc, chữa đại tiện táo bón, đại tiện xuất huyết, tiểu tiện khó, tiểu nhỏ giọt, tiểu dắt, chữa kiết lỵ hiệu quả. Thành phần đinh dưỡng trong 100g: 1,3g protein, 0,3g lipit, 0,6g xenlulô, 4,2g khoáng toàn phần. Mồng tơi tính lạnh, nhân dân ta thường dùng mồng tơi luộc ăn hoặc nấu canh với tôm, tép, thịt...

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Cải Xoong

a. Thành phần và tác dụng Cải xoong là loại cây thích sống nơi nước trong chảy nhẹ, thân dài 40cm, thân bò có mọc rễ, lá xanh mọc so le có 1 - 4 đôi lá. Hoa nhỏ trắng, mọc thành chùm ở đầu cành, quả khi chín nứt bởi 4 đường dọc. Toàn cây có mùi đặc biệt khi vò, đắng và hắc, mùa ăn rau là mùa xuân. Nếu làm thuốc thì nên hái trước khi ra hoa. Thành phần dinh dưỡng trong 100g: Nước 65,5g, protein 1,5g, gluxit 1g, xenlulô 1,4g, khoáng toàn phần 0,6g, các muối canxi 48mg, phot pho 19mg, sắt 1,5mg, còn có mangan, đồng, kẽm, iốt, vitamin C, B₁, B₂, caroten. Cải xoong là loại rau bổ dưỡng, kích thích tiêu hoá nhờ chất dầu sunlffonitơ, chống thiếu máu, lợi tiểu, phòng ngừa ung thư, là chất giải độc nicotin.

Cây Hoa Chữa Bệnh - THỤC QUỲ

Tên khác: Mãn đình hồng Tên khoa học: Althea rosea Cavailles. Họ Bông (Malvaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Á, Âu, được trồng ở nhiều nơi trên thế giới (châu Á, châu Mỹ, châu Âu). Ở Việt Nam từ lâu đã trồng cây này, nhiều nhất là ở Đà Lạt. Mô tả: Cây Thục quỳ là cây hoa thường sống 2 năm, cao 2,5 m, thân thẳng đứng, lá có thùy chân vịt, thân có lông, hoa to và đẹp, với nhiều màu sắc mọc thành cụm hình bông dài. Hoa màu đỏ, trắng hay hồng, nở quanh năm. Từ khi gieo hạt đến khi ra hoa: 100 - 105 ngày. Hoa sai và đẹp nhưng ít hương thơm như nhiều hoa họ Bông (Dâm bụt, Phù dung).

Cây Hoa Chữa Bệnh - TẦM XUÂN

Tên khác: Tường vi, Dã tường vi. Tên khoa học: Rosa multiflora Thunb. Họ Hoa Hồng (Rosaceae). Nguồn gốc: Cây mọc hoang ở rừng núi Việt Nam và phân bố ở cả Trung Quốc, Nhật Bản. Mô tả: Tầm xuân giống cây hoa Hồng, cao khoảng 2 m, cành nhiều gai. Lá kép lông chim, có 3 - 4 đôi lá chét nhỏ hình bầu dục, đài 2 - 5cm, rộng 1 - 3 cm. Hoa 5 cánh, màu đỏ hoặc trắng, có mùi thơm. Cây cho nhiều hoa. Mùa hoa: tháng 5 - 6.