Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Bệnh Trẻ Em

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA XÔN

Tên khác: Dương tô Tên khoa học: Salvia farinacea Benth. Họ Hoa môi (Lamiaceae). Nguồn gốc: Vùng Địa Trung Hải, từ Tây Ban Nha, bờ biển Adriatic (Nam Tư cũ). Cây hoa Xôn còn gọi là cây cỏ thiêng, mọc trong vườn và được trồng ở các lục địa; là vị thuốc dân gian nổi tiếng và được sử dụng ở phương Tây. Xôn vừa là cây thuốc vừa là cây cảnh, vừa là cây gia vị thơm, đẹp dùng để làm thơm thực phẩm: thịt, pho mát v.v...

Cây Hoa Chữa Bệnh - CỐC TINH THẢO BẠCH DƯỢC

Tên khác: Cốc tinh chu (cụm hoa hình đầu), Phật đầu cầu, Thiên tinh thảo, Ngư nhỡn thảo, Trân châu thảo, Lưu tinh thảo. Tên khoa học: Eriocaulon cinereum R.Br. [E. Sieboldianum Sieb. et Zucc: E. heteranthum Benth; E. formosanum Hayota]. Họ Cỏ dùi trống (Eriocaulonaceae). Nguồn gốc: Cây thảo, sống 1 năm, cao 15 - 20 cm, sống ở nơi ẩm thấp cạnh hồ, ao hoặc bờ ruộng. Rễ chùm, mềm, nhỏ, lá mọc thành cụm, dài, bao ngoài, phiến lá có gân dọc rõ. Khóm cuống hay cán, thân mang cụm hoa mọc từ khóm lá lên; thân nhỏ, mọc thẳng, dài hơn lá, có cạnh dọc. Cụm hoa đạng đầu, hình cầu tròn; phấn hoa màu trắng; quả hình trứng ngược, nứt ra. Mùa thu, hái lấy cụm hoa, rửa sạch, phơi khô.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY ĐỖ RĨ (Ý DĨ)

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Đỗ rĩ vị ngọt, tính hơi hàn có tác dụng trừ phong thấp, nhiệt, trị co quấp, trị tiêu chảy lâu ngày, viêm đại tràng và trị tả lỵ. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng phế ung: Khi bị ho khạc ra đờm có mùi tanh hôi, người mệt mỏi thì lấy 3 vốc hạt đỗ rĩ giã nát cho vào siêu sắc với 300ml nước còn 100ml thì pha thêm một ít rượu chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống trong mấy ngày liền.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU SAM

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau sam có vị chua, tính hàn, không độc có công hiệu chữa trị các chứng cảm lỵ, ghẻ lở và sát trùng, tiêu sưng thũng, trị mắt mờ.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY DÂU TẰM

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Cây dâu tằm ngoài việc lấy lá cho tằm ăn, còn dùng để làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Trong dân gian và Đông y thì rễ cùng lá và cây tầm gửi trên thân dâu đều sử dụng làm thuốc chữa một số bệnh rất công hiệu. 1. Vỏ rễ cây dâu: Còn gọi là tang bạch bì có công hiệu chữa ho ra máu, ho do phổi nóng; ho lâu ngày không khỏi. 2. Cành dâu: Còn gọi là tang chi có công hiệu chữa chân tay co quắp, đau lưng nhức mồi. 3. Lá dâu: Lá dâu có công hiệu chữa các bệnh như cảm mạo phát sốt, ra mô hôi trộm, mụn nhọt không liền miệng, mắt ứ máu, họng đau, chảy nước mắt. 4. Tầm gửi dâu: Còn gọi là tang kí sinh có công hiệu chữa trị đau lưng nhức mỏi và động thai. 5. Tổ bọ ngựa trên cây dâu: Còn gọi là tang phiêu tiêu có công hiệu chữa trị chứng đi tinh, liệt dương, đái dầm, đái són.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY HÚNG CAY

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Húng cay có vị cay, tính mát, không độc có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, tiêu thức ăn dùng chữa các chứng cảm nắng, đau bụng, đầy bụng, chứng ăn không tiêu.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY KINH GIỚI

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Kinh giới vị cay, tính ấm, không độc có tác dụng làm tan phong nhiệt, chống co cứng, minh mẫn sáng mắt, chữa được các chứng thổ huyết, chảy máu cam, các chứng đi lỵ ra máu, trĩ ra máu đau sưng nhức.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY DÂU TẰM BỔ THẬN, MẠNH GÂN

* Đặc tính: - Cây dâu tằm tên Latinh là Morus alba, thuộc họ dâu tằm. Gọi tên dâu tằm vì lá dùng để nuôi tằm và để phân biệt với các cây khác cũng có họ tên dâu. - Cây dâu tằm cao từ 1 - 3m, thân nhỏ, lá có hình tim, xung quanh lá có mép khía. Cây trồng bằng cách giâm cành, nếu đất phủ ẩm thì tỷ lệ cành sống đạt 100%. Cây ít kén đất, chỉ cần tránh bị úng là được. - Tất cả các bộ phận của cây dâu tằm đều dùng làm thuốc để trị bệnh. Trong y học cổ truyền, các bộ phận của cây có tên gọi khác nhau: lá dâu gọi là tang diệp, cành dâu gọi là tang chi, quả dâu gọi là tang thầm, tầm gửi dâu gọi là tang ký sinh (cành lá của tầm gửi mọc trên cây dâu), vỏ rễ cây dâu đã bóc vỏ, còn lại phần trắng gọi là tang bạch bì...

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - Ý DĨ CHỮA CAM TÍCH, CHẬM LỚN Ở TRẺ

* Đặc tính: - Cây ý dĩ có tên khoa học là Croix Lachryma Jobi L. Là một loại cây thảo thuộc họ lúa (Poaceae), mọc thành bụi, gần giống cây ngô, cao 1 - 2m, thân nhẵn bóng, vạch dọc. Lá hình dải dài 10 - 40cm. Quả nhỏ nhẫn bóng, màu xám nhạt, một mặt phẳng, một mặt lồi dùng làm thức ăn và làm thuốc, gọi là hạt ý dĩ. - Cây ý dĩ mọc hoang dại hoặc được trồng nhiều ở vùng rừng núi. Cuối thu đầu đông cây già chết, quả chín, phơi khô lấy nhân. Do hàm lượng tinh bột protid và lipid cao nên ý dĩ được dùng làm thực phẩm, làm thuốc. Nhiều món ăn ngon có ý đĩ như: chè ý dĩ long nhãn, táo tàu, hạt sen, ý dĩ hầm thịt gà... vừa ngon vừa bổ dưỡng. - Ý dĩ vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng bổ, mạnh tỳ vị, lợi thuỷ, thanh nhiệt, kiện tỳ bổ phế.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HƯƠNG NHU CHỮA CẢM NẮNG

* Đặc tính: Hương nhu có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Hương nhu thường được các gia đình trồng làm cây thuốc trong nhà để xông hơi khi bị cảm.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - TẦM XUÂN CHỮA PHONG THẤP, TEO CƠ

* Đặc tính: - Cây tầm xuân thường mọc hoang thành bụi, từng đám ở ven đường, hoa thường nở vào cuối xuân. Rễ tầm xuân được dùng làm dược liệu rất hữu ích. - Rễ tầm xuân có vị đắng chát, tính mạnh, có tác dụng sát trùng, chữa lỵ, trừ thấp nhiệt, làm gân mạnh, chữa mụn nhọt lở ngứa.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY HẸ CHỮA CHỨNG XUẤT HUYẾT

* Đặc tính: - Củ hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ hồi hương cứu nghịch. Lá hẹ để tươi có tính nhiệt còn nâu chín lại có tính ôn (ấm), vị cay vào 3 kinh: can, tỳ, vị, có tác dụng ôn trung hành khí, tán độc. Hạt nhẹ có tính ấm, vị cay ngọt, vào kinh can thận bổ can, thận, tráng đương. - Cây hẹ ngoài công dụng, làm gia vị cho món ăn còn là một dược liệu phòng, chữa rất nhiều bệnh.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - MĂNG CỤT, SAN NHÂN

QUẢ MĂNG CỤT TRỊ TIÊU CHẢY * Đặc tính và công dụng: - Quả măng cụt được trồng nhiều ở Nam Bộ, vỏ quả cây măng cụt có vị chát. thường dùng làm thuốc cầm tiêu chảy, đi lỵ lâu ngày: sắc 10 - 20g vỏ quả măng cụt lấy nước uống. SA NHÂN CHỮA TỲ VỊ KHÍ TRỆ * Đặc tính: - Sa nhân là một vị thuốc thường dùng trong các bài thuốc chữa một số bệnh thông thường. - Sa nhân có vị cay, tính ấm, hơi rét, có tác dụng trừ lạnh làm ấm bụng, tiêu khí trệ, bớt nôn đầy, mạnh tỳ vị...

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - BỒ KẾT CHỮA KINH GIẢN Ở TRẺ

* Đặc tính: - Cây bổ kết là loại cây rất dễ trồng, được nhân dân ta lấy quả chín nướng lên rồi nấu với nước dùng để gội đầu, trị chấy và gầu, lại mượt đen tóc. - Quả bồ kết còn dùng để giặt quần áo lụa, len, các tác dụng không ố và không phai màu. - Da quả và hạt đều có vị cay, tính ấm và hơi độc.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HOA NHÀI CHỮA ĐAU MẮT SƯNG ĐỎ

* Đặc tính: - Hoa nhài thường được nhân dân ta trồng để làm cảnh, lấy hoa để tẩm ướp trà. - Hoa nhài, lá nhài có vị cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ CHANH CHỮA CHƯỚNG BỤNG

* Đặc tính: - Cây chanh được dùng ở trong vườn, thường được dùng để pha nước giải khát, dùng trong các bữa cơm hàng ngày. - Cây chanh không cao, nhiều cây có tán rộng, thân cây nhỏ và có nhiều cành. Cây chanh trổ hoa vào tháng hai và đến tháng 6 là ra quả. Hoa chanh nhỏ, chùm màu trắng. Quả chanh có vị rất chua, tính lạnh.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ MẬN CHỮA KHÍ HƯ BẠCH ĐỚI

* Đặc tính: - Quả mận được nhiều người ưa thích. Quả mận khi chín chuyển từ màu xanh sang màu tím thẫm, có vị chua chát, tính bình, ăn ít thì bớt đau nóng khớp xương, nhưng ăn nhiều thì sinh nóng âm ỉ trong bụng. - Rễ mận có tính lạnh. Nhân hạt mận có vị đắng, tính bình. Hoa mận thơm, vị đắng. Nhựa mận có vị đắng, tính lạnh. Lá mận có vị chua, tính bình.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ ME TRỊ VIÊM RĂNG

* Đặc tính và công dụng: - Quả me có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải năng, tiêu hoá thức ăn, giải khát, chống nôn oẹ. - Gỗ cây me sắc uống có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu nhẹ. - Vỏ cây me sắc uống chữa lỵ và ngậm súc miệng chữa viêm lợi, răng. - Lá me nếu nấu nước tắm khỏi lở ngứa, đề phòng bệnh ngoài da về mùa hè cho trẻ em.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - GẠO NẾP CHỮA CHẢY MÁU CAM

* Đặc tính: - Gạo nếp có giá trị đinh dưỡng rất cao. Theo danh y Uông Ngang đời Thanh, gạo nếp có tên gọi là nhu mễ, vị ngọt, tính ấm, chất dẻo, mùi thơm, làm mạnh phổi. - Ăn gạo nếp chữa được chứng tì vị hư hàn, đại tiện phân lỏng, tiểu tiện khó, mồ hôi trộn, giải được chất độc. Tuy nhiên ăn nhiều chất nếp sẽ sinh nhiệt, dễ sưng nướu răng, mọc mụn, nhọt, nóng cổ khó chịu.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - RAU KHÚC CHỮA HEN SUYỄN

* Đặc tính: - Rau khúc thuộc họ Cúc (Asteraccae), còn gọi là cây Bỏng Họng, Cúc Thảo. Là loại cây cỏ sống hàng năm, thân đơn hoặc phân nhánh, phủ đầy lông trắng. Lá hình mác hẹp góc thuôn, hai mặt có lông. Hoa cụm gồm hoa cái và hoa lưỡng tính, màu vàng. - Rau khúc được hái vào cuối xuân, đầu hạ trước khi cây ra hoa, bỏ phần rễ đem phơi khô làm dược liệu. - Dược liệu rau khúc có vị ngọt, hơi đắng, tính bình. * Công dụng: