Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Côn Trùng Cắn Đốt

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Hạt Bí Đỏ

a. Thành phần và tác dụng Hạt bí đỏ là một vị thuốc quý, thường được dùng để chữa bệnh trùng hút máu, bệnh giun đũa, sắn dây, bí đại tiện, thiếu máu, suy dinh dưỡng và thiếu sữa sau khi sinh. Hạt bí để chứa nhiều vitamin, chất khoáng cùng những axit cần thiết như alanin, glycin, glutamin, có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Hạt bí đỏ được dùng để chế tạo một loại dầu chứa nhiều carotenoid (beta-caroten, alpha-caroten, lutein) - những chất tương tự như vitamin A. Đây là những chất chống ôxy hoá mạnh giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến lão suy như đục thủy tinh thể, các bệnh tìm mạch và một số loại ung thư. Một số thành phần trong hạt bí đỏ: Magie: Góp phần vào việc khoáng hoá xương, cấu trúc protein, gia tăng tác động biến dưỡng của các enzym, việc co thắt cơ, sự dẫn truyền luồng thần kinh, tăng sức khỏe cho răng và chức năng hệ miễn dịch. Axit linoleique (omega 6): Một axit béo cần thiết mà người ta phải được cung cấp từ thực phẩm. Cơ thể cần axit béo

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Dưa Chuột

a. Thành phần và tác dụng Dưa chuột có nguồn gốc ở Ấn Độ, dưa chuột giòn, vị hơi ngọt nhiều nước. Trong dưa chuột lượng nước chiếm 98% và một số chất cần thiết cho cơ thể như caroten, vitamin C, đường, protein, canxi, lân, sắt. Xenlulô trong dưa chuột có tác dụng nhất định để thúc đẩy bài tiết các phế thải trong ruột và hạ thấp cholesterol, lượng axit bengionie có thể ức chế đường chuyển thành chất béo, vì vậy đối với người béo phì có tác dụng giảm béo; dưa chuột còn chứa tương đối nhiều vitamin E, có thể thúc đẩy sự phân chia tế bào nên có tác dụng tích cực đối với quá trình lão hoá. Qua thí nghiệm ở động vật, thành phần caroten trong dưa chuột có tác dụng chống u bướu; dưa chuột còn có công năng giữ gìn nhan sắc, dùng nước dưa chuột để rửa mặt sẽ làm da sáng đẹp, làm giãn nếp nhăn. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Rau Dền

a. Thành phần và tác dụng Rau dển còn gọi là dền, dền gai, dền thanh hương, hiện thái, thuộc thực vật họ rau đền, tính mát, vị ngọt. - Đông y sử dụng rau dền như vị thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu, sát trùng, trị độc và điều trị những chứng bệnh khác. Thân và lá dền đều có vị ngọt, chứa beta caroten, vitamin B₁₂, vitamin C, axit nicotic, đặc biệt hàm lượng chất sắt cao gấp nhiều lần so với các loại rau củ khác nên rau dền có thể phòng ngừa được các bệnh thiếu máu, tăng cường hệ miễn dịch. Những người bị loãng xương nên ăn loại rau này vì chứa nhiều canxi. Thành phần này khi đi vào cơ thể được tận dụng và hấp thụ tối đa, thúc đẩy quá trình phát triển của cơ thể (tốt cho trẻ em), giúp xương gãy mau lành. Trong được liệu, rau dền đỏ tía là tốt nhất.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Rau Răm

a. Thành phần và tác dụng Rau răm sống hàng năm, toàn thân rễ, lá có mùi đặc biệt dễ chịu, thân mọc bò, lá so le. Hoa mọc thành bông hẹp, gầy, đơn độc, xếp thành chùm quả nhỏ. Rau răm có chứa thành phần tinh dầu màu vàng, mùi thơm, mát dịu. Trong 100g rau răm có 4,7g protein, 2,8g gluxit, 2g tro, 316mg canxi, 56mg phot pho, 37mg vitamin C. Rau răm làm gia vị ăn sống với các loại rau khác, dùng nấu canh chua cá, nấu canh thịt bò. Rau răm với hành thường xuất hiện trong bát thịt giả cầy, trong bát cháo trai, hến. Rau răm trong món dưa bắp cải, cải dưa, su hào..., làm gia vị cùng hành tây, củ hành. Rau răm không thể thiếu khi ăn trứng vịt lộn, hài hoà, mang tính ẩm thực cao. Rau răm là vị thuốc kích thích tiêu hoá, lợi tiểu, chữa phù, chữa dạ dày lạnh, đầy hơi, đau bụng, ăn sống thì ấm bụng, mạnh chân, đầu gối, sáng mắt, ăn nhiều dịu ham muốn tình dục..

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Rau Sam

a. Thành phần và tác dụng Rau sam còn có tên là mã sĩ hiện (rau răng ngựa vì có lá hình giống răng ngựa) và nhiều tên khác như trường thọ thái (rau trường thọ). Có 2 loại thân màu tím thẫm và nhạt (loại thẫm dùng làm thuốc tốt hơn). Rau sam là loại rau giàu chất dinh dưỡng, chất lượng thay đối tuỳ nơi mọc. Trong 100g rau sam có 1,4g protein, 3g đường, 100mg chất béo, 700mg chất xơ, 85g canxi, 56mg phot pho, 1,5mg sắt, 68mg magie, 494mg kali, 1.920 UI caroten... và một số vitamin B₁, B₂, Pₚ, C, E. Các axit béo đặc biệt là omega 3 với tỷ lệ cao nhất so với các thực vật khác. Các axit hữu cơ như axit glutamiec, axit nicotinic, axit malic... Còn chứa các chất noradrenalin, dopamin, flavonoid.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HỢP HOAN HOA VÀ HỢP HOAN BÌ

Tên khác: Dạ hợp bì, Nhung hoa thụ, Mã anh hoa, Dạ quan môn, Nghi nam. Tên khoa học: Flos Albiziae, Cortex Albiziae (Albizia julibrissin Durazz). Họ Đậu (Fabaceae). Mô tả: Cây gỗ to, rụng lá, cao từ 10m trở lên, mọc ở hang núi (sơn cốc), trong rừng xanh hoặc ở nơi sườn núi, hướng dương, cành cây màu trọ, đen, hoặc xám thẫm, trên mặt có các lỗ vỏ màu nâu vàng, trên cành nhỏ có gai, lá kép lông chim chẵn, hai lần; lá mọc so le, lá chét to có 2 đôi, lá chét nhỏ cấp 2, có 10 - 30 đôi. Các tiểu diệp này dạng liềm, ban đêm hoặc khi trời nóng bức thì cụp lại (khép lại). Phấn hoa màu đỏ, dạng lông nhung, hoa mọc đầu cành. Quả giác (quả đậu) hình chùy dài; hạt hình trái xoan (chùy viên) dẹt. Thu hái búp hoa mới nở. Hái mùa hạ, thu; cưa các cảnh nhỏ, bóc vỏ, cắt đoạn, phơi khô.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 2)

+ Trị rụng tóc: Dùng một trong những cách sau: - Lấy ống nứa nhỏ vát nhọn một đầu, cắm vào thân cây chuối tiêu dốc xuống cho nước chảy vào chai hứng sẵn, đem gội đầu liên tục 3 ngày liền. - Hàng ngày dùng lá cỏ mực đun sôi để nguội đem gội. - Hàng ngày nấu nước lá dâu và lá trắc bá diệp cho sôi kỹ, gội 5 - 7 ngày liền.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY HẠT TIÊU (HỒ TIÊU)

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Tiêu sọ chuyên trị thổ tả, trừ hàn thấp và diệt khuẩn. Tiêu đen làm ấm bụng tăng sức nóng ở bên trong vừa làm tan khí lạnh ở bên ngoài, chữa cảm hàn vừa làm toát mồ hôi. Hạt tiêu có vị cay, đắng, nóng và nhiệt có độc nhẹ tác dụng vào 4 kinh: Tì, vị, phế và đại tràng. Khi ăn có ảnh hưởng nhẹ tới huyết áp và tim đập mạnh hơn nhưng chỉ sau ít phút là trở lại bình thường. Công hiệu chữa trị chính của hạt tiêu là: ôn trung; hạ khí, trị cảm hàn, tiêu đờm, giải độc, trị đầy bụng, trị buồn nôn ói mửa, chứng lạnh bụng, ỉa chảy, lị do hàn, giải độc thức ăn, chữa sâu răng, đau răng, trúng hàn, đau vùng tim suyễn, sát trùng... Liều dùng thường là 1 - 3g. Hạt tiêu chỉ dùng với liều lượng vừa phải dùng nhiều quá hại phổi, ăn hạt tiêu quá nhiều sẽ độc cho ngũ tạng, mờ mắt, đau trĩ và phát mụn nhọt. Nếu bị những hiện tượng trên thì nấu đỗ (đậu) xanh ăn để giải độc.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RÁY NGỨA

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Củ ráy ngứa chế cao dán mụn nhọt và một số bệnh khác. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Sốt rét: Củ ráy ngứa rửa sạch, gọt vỏ, thái mỏng nhỏ đem ngâm vào nước vo gạo 1 ngày 1 đêm. Sau đó vớt ra rửa sạch đồ chín phơi khô, tẩm nước gừng và muối để qua 1 ngày 1 đêm nữa rồi đem sấy khô. Sắc với nước uống khi gần lên cơn sốt.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU DỀN

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau dền trắng có vị ngọt tính lạnh, không độc, theo dân gian thì rau dền trắng giúp dễ sinh lợi khiếu, trị lở môi, lỡ loét do sơn ăn và sát trùng, khử độc nọc ong, rắn. Còn rau dền đỏ có tác dụng chữa trị những chứng nhiệt lỵ và mụn nhọt lở loét do máu nóng phát ra.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY HÚNG CHANH

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Húng chanh vị chua the, thơm hăng, tính ấm vào phế có công hiệu giải cảm, trục hàn, sát khuẩn, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh: cảm cúm, lạnh phối, ho suyễn, trùng độc cắn...

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY HÚNG CAY

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Húng cay có vị cay, tính mát, không độc có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, tiêu thức ăn dùng chữa các chứng cảm nắng, đau bụng, đầy bụng, chứng ăn không tiêu.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - THUỐC NAM CHỮA CÔN TRÙNG CẮN ĐỐT

1. Trị kiến đốt: Dùng một trong những cách sau: - Lá bạc hà rửa sạch, giã nhuyễn đắp vào. - Lá tần dày (húng chanh) rứa sạch, giã nát thêm chút muối đắp vào chỗ kiến đốt. 2. Trị rết cắn: Dùng mội trong những cách sau: - Dùng tỏi bóc vỏ, giã nát, đắp vào chỗ rết cắn, đau nhức sẽ tan rất mau. - Dùng hạt hoa mào gà nhai nhỏ hoặc giã nhuyễn lấy nước cốt uống còn bã đắp ngoài. - Hái một nắm lá rau sam rửa sạch, giã nát, đắp vào vết thương. - Nhổ củ cỏ gấu rửa sạch, gãi nát đắp vào vết thương. - Dùng một nhúm hạt vừng nghiền nát đắp vào vết thương. - Dùng hạt mướp đắng rửa sạch, giã nhỏ nhuyễn, thêm chút giấm vắt lấy nước ngậm nuốt từ từ còn bã đắp ngoài. - Dùng cọng khoai môn tước bỏ vỏ giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi tôi đắp vào vết.