Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đau đầu chóng mặt

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Dâu

a. Thành phần và tác dụng Dâu không chỉ là loại quả bổ dưỡng mà còn có tác dụng chữa bệnh. Trong quả dâu có đường glucose, đường hoa quả, axit xitric, axit táo, axit chanh, chất keo, vitamin A₁, B₁, B₂, C, D và các chất khoáng canxi, lân, sắt và sắc tố thực vật. Quả dâu có tác dụng dưỡng huyết bổ âm, bổ gan thận. Dùng tươi hay làm thành cao đều được. Đông y cho rằng, quả dâu thích hợp với cơ thể hư nhược, mất ngủ hay quên, thường xuyên uống cao quả dâu hoặc mật ong ngâm dâu có kết quá tốt. Người bị suy nhược thần kinh, ăn dâu boặc uống thuốc chế bằng quả dâu có tác dụng bổ não, dưỡng huyết, an thần, giảm mệt mỏi, tăng trí nhớ. Người già, cơ thể yếu âm hư bị táo bón do khí huyết kém hoặc táo bón thành thói quen, có thể uống nước quả dâu. Người ít tuổi mà tóc bạc thường dùng "viên dâu vừng" (loại thuốc làm bằng quả dâu và vừng đen) có thể làm đen tóc. Vì quả dâu dưỡng huyết khử phong còn được dùng để chữa viêm khớp phong thấp. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Bạch Quả

a. Thành phần và tác dụng Bạch quả còn gọi là ngân hạnh, do vỏ quả có màu trắng nõn. Bạch quả có nguồn gốc từ Trung Quốc. Về sau được di thực đến nhiều nước như Nhật Bản, Triều Tiên..., ở Việt Nam cây được trồng tại Sapa, Đà Lạt. Trong Bản thảo Cương Mục của Lý Thời Trân thời nhà Minh - Trung Hoa đã viết: “Bạch quả ăn chín ấm phổi ích khí, trị ho hen, bớt đi tiểu nhiều, chữa bạch đới, di tinh. Ăn sống hạ đờm, tiêu độc, sát khuẩn...”. Trong trị liệu của Đông y, bạch quả được sử dụng để chữa viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, lao phổi, tiểu dắt, di tinh, bạch đới... Tây y cũng đã nghiên cứu và phân tích thành phần hoá học trong 100g bạch quả thấy chứa protein 13,4g, lipit 3g, gluxit 71,3g, chất xơ 1g, tro 3,4g, các khoáng chất như kali, phot pho, sắt, canxi, vitamin B₁, B₂,..., cung cấp 365 calo. Ở bạch quả còn có một loại chất kiềm mang độc tố, trong đó phôi hạt màu xanh mang hàm lượng cao nhất. Vì vậy trước khi ăn bạch quả nhất thiết phải loại bổ nhân phôi đó đi, đặc biệt trẻ nhỏ không

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Cải Cúc

a. Thành phần và tác dụng Cải cúc là loại rau giàu dinh dưỡng. Trong rau cải cúc chứa 1,85% protit 2,57% gluxit, 0,43% lipit và còn có nhiều vitamin B, C và một số vitamin A. Người ta còn tìm thấy các chất khác như adenin, chlonin. Theo Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau khai vị giúp ăn ngon, trợ tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt. Cải cúc có thể dùng ăn sống như xà lách, chế dầu giấm, ăn với lẩu, nấu canh, dùng làm thuốc chữa ho lâu ngày và chữa đau mắt. Ở Ấn Độ, người ta dùng cải cúc phối hợp với hồ tiêu để chữa bệnh lậu.

Cây Hoa Chữa Bệnh - NGỌC LAN TÂN DI

Tên khác: Bạch Ngọc lan, Ngục đường xuân. Tên khoa học: Magnolia denudata Ders. [M.heptapeta (Buchoz) Dandy, M. obovata Thunb. var. denudata (Desr.) DC]. Họ Ngọc lan (Magnoliaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc châu Á (Trung Quốc) mọc ở trên núi; phân bố ở Trung Quốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HƯỚNG DƯƠNG

Tên khác: Cây Quỳ, cây Hoa mặt trời, Hướng nhật quỳ. Tên khoa học: Helianthus annuus L. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Bắc Mỹ, được nhập nội trồng ở châu Âu, châu Á, Trung quốc, Indonesia, Việt Nam. Hướng dương được trồng chủ yếu ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới; trồng để lấy hạt ép dầu, có giá trị thực phẩm cao, hoặc trồng làm cảnh vì có hoa to, đẹp. Xưa kia, người da đỏ (Indian) Bác Mỹ, trồng lấy hạt, lấy dầu ăn và chất nhuộm; người Tây Ban Nha đưa về trồng ở châu Âu từ thế kỷ 16; Trung Quốc nhập trồng từ đời Nhà Minh. Việt Nam nhập trồng đã từ lâu, ở các vùng núi cao phía Bắc; gần đây, lại trồng một số giống mới năng suất cao, trong mùa khô ở Tây Bắc và Đông Nam Bộ. Cây con chịu rét kém ngô, cây lớn chịu hạn khoẻ hơn ngô.

Cây Hoa Chữa Bệnh - ĐÀO PHAI

Tên khác: Đào, May phắng (Tày), Cơ tào (Thái), Phiếu kiao (Dao), Mao đào. Tên khoa học: Amygdalus persica L. [Prunus persica (L.) Batsch]; Họ hoa Hồng (Rosaceae). Nguồn gốc: Cây Đào có nguồn gốc ở Trung Quốc và Ba Tư từ lâu đời và được ưa trồng ở các nơi trên thế giới như: Việt Nam, Nhật Bản Thái Lan, Hoa Kỳ, vùng Địa Trung Hải... Ở Việt Nam, Đào được trồng từ lâu đời, tại các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng, nhất là các làng quanh Hồ Tây, Hà Nội nổi tiếng về Đào cảnh, Đào hoa. Đào quả mọc tốt ở miền núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai (Sapa), Hoàng Liên Sơn, Hà Giang... Cây Đào mọc tốt ở nơi có khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới. Đào phát triển tốt trên đất thịt pha, cao ráo, dễ thoát nước; pH 6 - 7. Gây giống bằng hạt hay ghép cành. Có thể điều khiển cho cây ra họa bằng cắt tỉa cành, hãm cây (khía vỏ, tuốt lá dần) hay bón thúc nếu hoa nở chậm. Trồng Đào ăn quả, thường dùng phương pháp ghép mắt. Nếu muốn nhân các giống Đào có phẩm chất tốt, người ta thường dùng c

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC VẠN THỌ

Tên khác: Cây Vạn thọ. Tên khoa học: Tagetes erecta L.: Cúc Vạn thọ (cây cao). Tagetes patula L.: Cúc Vạn thọ (lùn) (cây xoè, vươn ra = Đằng Cúc). Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cúc Vạn thọ cây làm cảnh; cây sống 1 năm, trồng phổ biến ở Việt Nam. Cây có nhiều cành; lá xẻ lông chim. Hoa màu vàng hoặc vàng thẫm; cụm hoa hình đầu, quả bế dài nhỏ. Các loài Cúc Vạn thọ được trồng quanh năm; nhưng chính vụ là đông xuân. Cây dễ trồng, không kén đất, nhưng không chịu được thấp, trũng; cớm bóng; trồng bằng gieo hạt hay giâm ngọn. Cây gieo hạt, từ khi trồng đến khi ra hoa là 70 - 75 ngày; cây giâm ngọn, cần 30 - 35 ngày. Có nhiều giống Cúc Vạn thọ; ở đây chỉ nêu 2 loài Cúc Vạn thọ vừa là cây cảnh vừa là cây làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC HOA VÀNG

Tên khác: Kim cúc, Dã cúc, Hoàng cúc, Khổ ý, Bioóc kim (Tày); Sơn hoàng cúc. Tên khoa học: Dendranthema indicum L. Des Moul. [Chrysanthemum Indicum L.]. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Kim cúc nguồn gốc Trung Quốc, Nhật Bản, được trồng ở Việt Nam từ lâu đời. Ở Indonesia (Đông Nam Á) cũng trồng cây này, ở độ cao 1 - 1800m; Kim cúc là cây thuốc Nam được trồng nhiều và lâu đời ở làng Nghĩa Trai (Hưng Yên), nổi tiếng về trồng cây thuốc Nam.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC HOA TRẮNG

Tên khác: Cúc hoa, Bạch cúc. Tên khoa học: Chrysanthemum moriflorum Ramat (Chrysanthemum sinense Sabine). Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cúc hoa có nguồn gốc Trung Quốc và Nhật Bản; nhập trồng ở Việt Nam từ lâu đời làm cây cảnh, cây thuốc và điều chế rượu. Cây thảo nhỏ, thân có nhiều đốt giòn, rễ chùm phát triển theo chiều ngang, từ những mấu sát gốc. Lá xẻ thuỷ có răng, mặt dưới có lông. Hoa lưỡng tính hay đơn tính, mọc nhiều trên một cành. Tràng hoa hình ống đính vào bầu. Các cánh phía ngoài có màu sắc đậm, xếp thành hàng với nhiều dạng cánh. Có nhiều giống phổ biến: Cúc vàng (to, nhỏ), Cúc trắng, Cúc đại đoá, Cúc đỏ, Cúc tím, Cúc hoa cà, Cúc móng rồng, Cúc mâm xôi. Cúc ưa khí hậu mát, trung bình không cao quá 32 - 35°C, không thấp dưới 10°C, độ ẩm trên 80%; gây giống bằng hạt, mầm già hay ngọn.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CỐC TINH THẢO BẠCH DƯỢC

Tên khác: Cốc tinh chu (cụm hoa hình đầu), Phật đầu cầu, Thiên tinh thảo, Ngư nhỡn thảo, Trân châu thảo, Lưu tinh thảo. Tên khoa học: Eriocaulon cinereum R.Br. [E. Sieboldianum Sieb. et Zucc: E. heteranthum Benth; E. formosanum Hayota]. Họ Cỏ dùi trống (Eriocaulonaceae). Nguồn gốc: Cây thảo, sống 1 năm, cao 15 - 20 cm, sống ở nơi ẩm thấp cạnh hồ, ao hoặc bờ ruộng. Rễ chùm, mềm, nhỏ, lá mọc thành cụm, dài, bao ngoài, phiến lá có gân dọc rõ. Khóm cuống hay cán, thân mang cụm hoa mọc từ khóm lá lên; thân nhỏ, mọc thẳng, dài hơn lá, có cạnh dọc. Cụm hoa đạng đầu, hình cầu tròn; phấn hoa màu trắng; quả hình trứng ngược, nứt ra. Mùa thu, hái lấy cụm hoa, rửa sạch, phơi khô.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CỐC TINH THẢO

Tên khác: Cỏ dùi trống, Cỏ cúc áo, Cỏ đuôi công Tên khoa học: Eriocaulon sexangulare L. Họ Cỏ dùi trống (Eriocaulonaceae) [E. Walliehianum, Mazt]. Mô tả: - Cỏ dùi trống (còn có tên: Hoa nam cốc tinh thảo). Cỏ nhỏ, sống hàng năm; rễ chùm, thân ngắn; lá dài dẹt, nhẵn, nhiều gân dọc, dài 6,5 - 15 cm, rộng 0,2 - 1cm. Cụm hoa hình đầu, màu trắng mốc, mọc trên cán dài 10 - 20cm, gồm nhiều hoa đực và hoa cái. Quả nang chứa 1 hạt. Mùa hoa và quả: tháng 5 - 7. Cỏ mọc hoang ở nơi ẩm thấp, ruộng nước, bãi lầy.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY HOA TÍM

Tên khác: Hương Cẩn Thái. Tên khoa học: Viola odorata L. Họ Hoa tím (Violaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc châu Âu, châu Mỹ và châu Á nhiệt đới, được trồng nhiều ở châu Âu. Cây cũng được trồng ở Đông Nam Á, như Indonesia. Cây họa tím được trồng làm cây cảnh và cây bảo vệ đất, chống nước mưa xới mòn đất. Ở Việt Nam cũng trồng cây Hoa tím này. Là cây hoa được ưa chuộng, với hoa nhỏ, màu sắc nhã nhặn, mùi thơm kím đáo. Cây có lá giống lá rau má, hoa màu tím, tràng 5 cánh, bầu 1 ô và quả nang có 3 van. Ong rất thích hút mật ngọt của hoa này.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY HÀNH

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Hành có vị cay ngọt, tính ấm và phế, vị, làm tan lạnh, thông khí trệ, giải cảm diệt khuẩn. Hành có tác dụng làm cho dịch tiêu hóa đều đặn. Khi ăn nếu không thấy ngon miệng nên cho thêm ít hành để ngon miệng và tiêu hóa tốt. Theo dân gian thì rễ, củ, lá hoa, hạt hành đều dùng làm thuốc có công hiệu chữa trị chính: giải độc, trị đau đầu do thương hàn nhiệt, trị giun tích trong người, tiểu tiện không thông, trị trúng gió, mặt phù thũng, đi tả, an thai. Củ hành trị phong thấp, tan ung nhọt ở vú, thông tuyến sữa.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY NGẢI CỨU

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Ngải cứu thường được dùng làm thuốc an thai, điều hòa kinh nguyệt, cầm máu. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Chữa ỉa chảy tháo dạ: Lấy ngải cứu tươi 1 nắm và một củ gừng tươi, 2 thứ cùng thái nhỏ và cho vào 2 bát nước sắc còn gần 1 bát thì uống lúc còn nóng. + Chữa đau bụng giun: Nếu đau bụng vật vã, miệng nôn mửa ra toàn nước dãi thì lấy một nắm ngải cứu tươi đem giã hoặc vò nát cho nước sôi để nguội vào rồi vắt lấy nước uống. Trong trường hợp không có ngải cứu tươi, có thể lấy ngải cứu khô sắc lên rồi vắt chanh vào uống.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CẢI BẸ TRẮNG (CẢI THÌA)

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Lá và hạt cải bẹ trắng cũng là vị thuốc được sử dụng điều trị một số căn bệnh. Lá cải bẹ trắng dùng để chữa bệnh cam răng và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh đau dạ dày. Hạt cải bẹ trắng vị cay, tính ấm không độc có công hiệu tiêu đờm thông kinh mạch, tiêu thũng, trị đau răng và các chứng ho.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY ÍCH MẪU ĐIỀU KINH NGUYỆT

* Đặc tính: - Là một vị thuốc có vị đắng, hơi cay, tính bình, có nhiều hữu ích với chị em phụ nữ. * Công dụng: 1. Chữa huyết áp cao, đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiền đình: - Hạt muồng sao 15g - Dành dành 15g - Mộc thông 15g Tất cả sắc lấy nước uống với 4g ích mẫu.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HƯƠNG NHU CHỮA CẢM NẮNG

* Đặc tính: Hương nhu có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Hương nhu thường được các gia đình trồng làm cây thuốc trong nhà để xông hơi khi bị cảm.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - NHỮNG VỊ THUỐC TỪ HẠT RAU CẢI BẸ

* Đặc tính: - Rau cải tiếng Hán gọi là giới thái, còn hạt được gọi là giới tử. - Rau cải vị cay, tính ấm, không độc, thông lợi, làm khoan khoái trong hông, ngực yên thận, thông khiếu lợi đàm, trừ ho đốc. - Hạt cải có vị cay, tính nhiệt, không độc, khoan khoái, trị được cái chứng phong hàn, ho đàm suyễn, đau họng tê dại, mụn nhọt. Hạt cải có tác dụng chữa nhiều hơn rau cải.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY DUỐI CHỮA BẠI LIỆT

* Đặc tính: - Cây duối thường mọc tự nhiên hoặc được chiết cành, dùng để trồng làm hàng rào. - Cây duối cao khoảng 1-2m. Thân duối to vừa, xù xì, nhiều đầu mặt. Lá duối tròn, có lông, thô ráp cả hai mặt. Duối có hoa, quả vàng và ăn được.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - ĐỖ TƯƠNG CHỐNG BỆNH VỀ TIM MẠCH

* Đặc tính: - Đỗ tương là cây họ đậu, trồng nhiều ở nước ta. Trong đỗ tương có chứa các thành phần chính như protein, isofflavon 80%. - Đỗ tương tính bình, ôn tính, thích hợp với cơ thể người chuyển hoá cholesterol. * Công dụng: