Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bổ Máu

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY CỨT LỢN

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Cây cứt lợn vị đắng tính mát, bổ huyết, hoạt huyết, trừ thấp. Thường được dùng làm thuốc trừ phong thấp, tê bại nửa người, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt không đều, lở ngứa mụn nhọt. Ngày dùng 12 - 16g sắc hoặc tán bột, ngâm rượu uống. Để chế biến dùng lâu dài thì chọn cả cây trừ rễ, thu hái khi hoa sắp nở, chặt ngắn 2 – 3cm phơi khô. Trong điều kiện lý tưởng, 1 kg được liệu cũng được hong tẩm 9 lần, nhưng 3 lần đầu tẩm với rượu, 3 lần sau tẩm với mật, 3 lần cuối tẩm với nước gừng. Thường thì chỉ cần làm 3 lần với 3 nguyên liệu tẩm cũng tốt (tỉ lệ chất đem tẩm bằng 20% trọng lượng dược liệu, mật thì hòa với nước cho vừa loãng, gừng thì giã nát vắt lấy nước).

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ - HÀ THỦ Ô TRẮNG

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Hà thủ ô (đỏ và trắng) làm thuốc bổ máu, trị suy nhược thần kinh, phong thấp tê bại, lưng đau gối mỏi, nam di tinh, nữ bạch đới, ỉa ra máu, tóc bạc hay rụng. Ngày dùng 12 - 20g sắc, tán bột hoặc ngâm rượu uống. Khi uống, kiêng ăn hành và nếu là người hay bị táo bón cũng không nên dùng.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU CẦN

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau cần ta vị thơm, tính bình, không độc có công hiệu thanh nhiệt bổ máu, thông đường ruột, giải khát. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị bệnh xanh xao và mất máu: Khi bị mất nhiều máu do bị chấn thương hoặc sau khi phẫu thuật xanh xao thì lấy 2 bó rau cần ta nấu canh với khoảng 200-300 gam thịt bò ăn hết cả nước, cái trong ngày. Ăn liên tục khoảng 10-15 ngày thì da dẻ sẽ hồng hào và khôi phục sức khỏe.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY DÂU TẰM BỔ THẬN, MẠNH GÂN

* Đặc tính: - Cây dâu tằm tên Latinh là Morus alba, thuộc họ dâu tằm. Gọi tên dâu tằm vì lá dùng để nuôi tằm và để phân biệt với các cây khác cũng có họ tên dâu. - Cây dâu tằm cao từ 1 - 3m, thân nhỏ, lá có hình tim, xung quanh lá có mép khía. Cây trồng bằng cách giâm cành, nếu đất phủ ẩm thì tỷ lệ cành sống đạt 100%. Cây ít kén đất, chỉ cần tránh bị úng là được. - Tất cả các bộ phận của cây dâu tằm đều dùng làm thuốc để trị bệnh. Trong y học cổ truyền, các bộ phận của cây có tên gọi khác nhau: lá dâu gọi là tang diệp, cành dâu gọi là tang chi, quả dâu gọi là tang thầm, tầm gửi dâu gọi là tang ký sinh (cành lá của tầm gửi mọc trên cây dâu), vỏ rễ cây dâu đã bóc vỏ, còn lại phần trắng gọi là tang bạch bì...

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - LONG NHÃN BỔ HUYẾT

* Đặc tính: - Nhãn là một loại cây ăn quả được trồng nhiều nơi. Long nhãn có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tâm, tỳ, thêm trí nhớ ngủ ngon, chữa gầy yếu thiếu máu, thần kinh suy nhược.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - ĐẬU ĐỎ CHỮA BỆNH THIẾU MÁU

* Đặc tính : - Đậu đồ tên chữ Hán là "Xích tiểu đậu" hay "Xích đậu”. Theo đại danh y Tuệ Tĩnh, đậu đó vị ngọt chua, tính bình không độc. về mặt dưỡng tính kiêm cả “công” lần "bổ", trị được cả chứng mụn lở, đi tả, đau buốt cơ thể, đái tháo, nôn mửa, có tác dụng bổ huyết và lợi tiểu, là thức ăn lý tưởng cho người mắc bệnh thiếu máu. Những người thiếu máu không dám ăn gan lợn nhưng đậu đỏ khắc phục được điều đó. Từ đậu đỏ có thể chế ra nhiều món khác tuỳ theo khẩu vị như hái lá non của cây đậu đỏ, rửa sạch, luộc chín, trộn với dầu và muối ăn thay được cơm, hoặc trái đậu non luộc ăn. Thời cổ, phụ nữ trước khi sinh nở thường ăn canh đậu xanh hoặc bánh đậu xanh để làm sạch máu. Sau khi đẻ nhất định phải ăn đậu đỏ tăng cường máu. Đối với sự điều tiết của cơ thể thì đậu xanh và đậu đỏ đều là thức ăn có tác dụng như nhau. Nhưng đối với phụ nữ cần hiểu rõ nét khác biệt để có cách sử dụng hiệu quả. Dùng đậu đỏ trong thời kỳ sinh con có tác dụng rất tốt. Cơ thể người mẹ kh