Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Chai Chân

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Hạt Gấc

a. Thành phần và tác dụng Đông y gọi hạt gấc là "mộc miết tử" (con ba ba gỗ). Hạt gấc dẹt, hình gần như tròn, vỏ cứng, mép có răng cưa. Hai mặt có những đường vân lõm xuống, trông tựa như con ba ba nhỏ. Theo các sách cổ, nhân hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, vào 2 kinh can và đại tràng. Màng đỏ của hạt quả gấc chín có những thành phần: Nước, protein, lipit, gluxit, xơ, beta caroten. Đặc biệt thành phần vitamin A rất quan trọng trong việc đề phòng các bệnh do thiếu vitamin A, bệnh khô mắt, quáng gà, loét giác mạc, cận thị, chậm lớn ở trẻ em, ung thư gan nguyên phát. Vitamin A còn tham gia vào quá trình hoạt động sinh lý trong cơ thể, tác động đến quá trình biệt hoá tế bào, sinh sản tinh trùng, phát triển bào thai, kích thích sinh trưởng, tăng sức để kháng, đáp ứng miễn dịch của cơ thể và hoạt động của các cơ quan thính giác, vị giác. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Cà

a. Thành phần và tác dụng Cà có nhiều loại: cà trắng, cà tím, cà tròn, cà dài. Cà có giá trị dinh dưỡng rất cao, giàu protein, chất béo, đường, canxi, lân, sắt, caroten, vitamin C, cà tím còn giàu cả vitamin P và chất tạo bọt. Thường xuyên ăn cà thì mức cholesterol trong máu sẽ giảm, nâng cao được sức đề kháng của vi huyết quản, vì vậy có thể bảo vệ được công năng của huyết quản. Người già, người bị bệnh tim mạch hoặc lượng cholesterol lên cao thì thường xuyên ăn cà, rất có lợi cho sức khoẻ trường thọ. b. Bài thuốc phối hợp

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HẠT GẤC CHỮA SƯNG TẤY

* Đặc tính: - Hạt gấc là vị thuốc vô cùng quý giá và dễ kiếm. Ở miền Bắc, gấc chín rộ vào những tháng cuối năm, còn ở miền Nam thì quanh năm đều có gấc chín. Chính vì vậy bạn có thể thu gom nguyên liệu chế biến thuốc dễ dàng. Trong quả gấc có chứa nhiều calten (tiền vitamin A) có tác dụng to lớn mà hiếm có loại quả nào sánh kịp. - Đông y gọi hạt gấc là "mộc miết tử" - có nghĩa là con ba ba gỗ. Sở dĩ như vậy vì hạt gấc dẹt, có hình dạng gần tròn, vỏ ngoài cứng như gỗ lim, màu nâu xám đến nâu đen, quanh mép có răng cưa ngắn và to. hai mặt có đường gân lõm xuống trông tựa như con ba ba nhỏ bằng gỗ. - Thành phần hoá học: nhân hạt gâc tương đối khô nước (6% nước), nhưng lại có nhiều dầu (55,3% chất béo), 16,6% protein, 2,9% gluxit, 1,8% tanin, 11,7% chất không xác định được. Ngoài ra còn có men photphataza, invectaza, peroxyclaza... Theo sách cổ, nhân hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc vào hai kinh can và đại tràng, có tác dụng chữa mụn nhọt, dùng trong những trường hợ