Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Cầm Máu

THUỐC THANH NHIỆT LƯƠNG HUYẾT - XÍCH THƯỢC (Radix Paeoniae)

Dùng rễ cây xích thược - Paeonia veichii Lynch hoặc P.lactiflora Paull. Họ Mao lương - Ranunculaceae. Tính vị: vị đắng, tính hơi hàn. Quy kinh: nhập vào can, tỳ.

THUỐC THANH NHIỆT LƯƠNG HUYẾT - BẠCH MAO CĂN (Rhizoma Imperatae)

Dùng rễ của cây cỏ tranh - Imperata cylindrica Beauv. Họ Lúa - Poaceae. Tính vị: vị ngọt, tính hàn. Quy kinh: nhập vào 2 kinh vị và phế.

THUỐC THANH NHIỆT LƯƠNG HUYẾT - MẪU ĐƠN BÌ (Radix Paeoniae)

Dùng rễ của cây mẫu đơn Paeonia suffruticosa Andr. Họ Mao lương - Ranunculaceae. Tính vị: vị đắng, tính hơi hàn. Quy kinh: vào 3 kinh tâm, can, thận.

THUỐC THANH NHIỆT TAO THẤP - HOÀNG CẦM (Radix Scutellariae)

Là rễ phơi khô của cây hoàng cầm Scutellaria baicalensis, Georg. Họ hoa môi - Lamiaceae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào các kinh tâm, phế, can, đởm, đại tràng, tiểu tràng.

THUỐC THANH NHIỆT TAO THẤP - HOÀNG LIÊN (Rhizoma Coptidis)

Dàng thân rễ của cây hoàng liên chân gà Captis teeta Wall. Họ Mao lương - Ranunculaceae. Ngoài ra còn dùng các loại thổ hoàng liên khác như Berberis Whallichiana DC. (hoàng liên gai), Mahonia bealii Carr. (hoàng liên ô rô), Thalictrum foliolosum DC. (thổ hoàng liên, mã vĩ thảo). Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào các kinh tâm, tỳ, vị.

THUỐC THANH NHIỆT GIÁNG HOẢ - CHI TỬ (Fructus Gardeniae)

Quả chín phơi khô bóc vỏ của cây dành dành Gurdenia florida L. hoặc G Jasminoides Ellis. Họ Cà phê - Rubiaceae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào các kinh tâm, phế, can đớm và tam tiêu.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - RAU SAM (Mã sỉ hiện - Herba Portulacae)

Dùng toàn thân cây rau sam - Portulaco oleracea L. Họ Rau Sam - Portulacaceae. Có thể dùng tươi hoặc khô, dùng tươi thì tốt hơn. Tính vị: vị chua, tính hàn. Quy kinh: vào 3 kinh vị, đại tràng, phế.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - KIM NGÂN HOA (Nhẫn đông hoa - Elos Lonicerae)

Dùng hoa phơi khô của cây kim ngân Lonicera japonica Thunb. Họ Kim ngân Caprifoliaceae. Hoặc một số loài Lonicera khác. Ngoài ra còn dùng dây cành, lá kim ngân (kim ngân đằng) để làm thuốc. Tính vị: vị ngọt, đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 4 kinh phế, vị, tâm tỳ.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI THỬ - HÀ DIỆP (Lá sen - Folium Nelumbilis)

Là lá sen thường dùng ở dạng tươi của cây sen Nelumibo nucifera Gaertn. Họ sen Nelumbonaceae. Tính vị: vị đắng, tính bình. Quy kinh: can, tỳ, vị.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - CAN KHƯƠNG (Gừng khô)

Thân rễ phơi khô của cây gừng Zingiber officinale Ross. Họ Gừng Zingiberaceae. Khi dùng cần thái phiến dày 1-1,5mm và tuỳ theo các trường hợp có thể chế biến khác nhau. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: tâm, phế, tỳ, vị.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Xoài

a. Thành phần và tác dụng Quả xoài theo Đông y lúc chín có vị ngọt (có loại hơi chua), tính bình. Về tác dụng sinh lý. Quả xoài chín kích thích tiết nước bọt, chống khát khô họng, lợi tiểu chống phù thũng, nhuận tràng, chống táo bón. Theo Tây y, xoài có chứa những thành phần như sau: 100g xoài chín cho 65 calo, 17g carbohydrat, 3.894 UI.vitamin A (78% nhu cầu hàng ngày), 28mg vitamin C (46% nhu cầu), 1mg vitamin E (10%)... Đường của xoài là loại cung cấp năng lượng nhanh. Quả xanh ít vitamin A và nhiều vitamin C. Chất glucozit trong xoài có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa ung thư, diệt khuẩn. Xoài làm giảm cholesterol, hạ huyết áp phòng chống bệnh tim mạch, tăng nhu động ruột thải nhanh chất cặn bã trong ruột nên phòng chống được bệnh ung thư ruột kết. Xoài là một loại quả bổ não, rất tốt cho những người làm việc nhiều bằng trí óc, thi cử. Tuy nhiên không nên ăn xoài lúc đói quá và sau bữa ăn no hoặc đang có các bệnh nhiệt sốt vì bản chất xoài nóng như hành, tôi, ớt. Không nên ăn nhiều

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Củ Cải

a. Thành phần và tác dụng Củ cải được xếp vào hàng các thực phẩm ít năng lượng nhất. Trong 100g củ cải chỉ cung cấp 15 kilocalo. Protein và chất béo trong củ cải chiếm một vị trí hết sức khiêm tốn. Tuy nhiên, củ cải lại rất giàu chất khoáng và các nguyên tố vi lượng. Hàm lượng kali cao trong củ cải có tác dụng bài niệu tốt (lượng natri thấp trong củ cải càng phát huy tác dụng lợi tiểu). Hàm lượng canxi cũng rất cao. Tỉ lệ canxi/phot pho lớn hơn 1, tạo thuận lợi cho việc đồng hoá canxi. Sự có mặt của magie và lưu huỳnh, kẽm, flo, iốt và selen cũng rất đáng kể. Củ cải còn là một nguồn vitamin C dồi dào bởi 100g củ cải chứa 23mg vitamin C, nghĩa là 1/3 lượng vitamin C được khuyên dùng cho mỗi người lớn mỗi ngày (80mg). Củ cải có thể ăn sống, nên không sợ mất vitamin C trong quá trình nấu nướng. Người ta còn tìm thấy trong củ cải nhiều vitamin nhóm vitamin B (nhất là vitamin B₉ hoặc axit folic, vitamin B₃; hoặc Pₚ và vitamin B₆) và một lượng nhỏ caroten.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Mồng Tơi

d. Thành phần và tác dụng Rau mồng tơi được chế biến trong bữa ăn hàng ngày. Từ lâu, nó còn được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh. Rau mồng tơi là món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài tác dụng làm thực phẩm loại rau này còn có tác dụng chữa bệnh. Theo Đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh. Nó có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, hoạt tràng... Dùng mồng tơi để giải độc, chữa đại tiện táo bón, đại tiện xuất huyết, tiểu tiện khó, tiểu nhỏ giọt, tiểu dắt, chữa kiết lỵ hiệu quả. Thành phần đinh dưỡng trong 100g: 1,3g protein, 0,3g lipit, 0,6g xenlulô, 4,2g khoáng toàn phần. Mồng tơi tính lạnh, nhân dân ta thường dùng mồng tơi luộc ăn hoặc nấu canh với tôm, tép, thịt...

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Rau Muống

a. Thành phần và tác dụng Rau muống còn gọi là vô tâm thái, ung thái, uông thái. Tính hàn, vị ngọt. Thành phần chính trong rau muống là canxi, phot pho, sắt, caroten, vitamin B₂, axit nicotic. Trong rau muống đỏ có chứa chất giống như chất insulin. Người bị tiểu đường có thể ăn thường xuyên. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc. Thông tiện lợi thuỷ. Ngưng chảy máu, hoạt huyết. Chủ yếu dùng cho chảy máu mũi, đại tiện ra máu, phân cứng, nước tiểu đục, mưng nhọt, bị ngã, rắn cắn. Cách dùng: đun canh mà ăn hoặc xào khô, xào cho nước. Đun nước rửa hoặc giã nát đắp bên ngoài.

Cây Hoa Chữa Bệnh - THỤC QUỲ

Tên khác: Mãn đình hồng Tên khoa học: Althea rosea Cavailles. Họ Bông (Malvaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Á, Âu, được trồng ở nhiều nơi trên thế giới (châu Á, châu Mỹ, châu Âu). Ở Việt Nam từ lâu đã trồng cây này, nhiều nhất là ở Đà Lạt. Mô tả: Cây Thục quỳ là cây hoa thường sống 2 năm, cao 2,5 m, thân thẳng đứng, lá có thùy chân vịt, thân có lông, hoa to và đẹp, với nhiều màu sắc mọc thành cụm hình bông dài. Hoa màu đỏ, trắng hay hồng, nở quanh năm. Từ khi gieo hạt đến khi ra hoa: 100 - 105 ngày. Hoa sai và đẹp nhưng ít hương thơm như nhiều hoa họ Bông (Dâm bụt, Phù dung).

Cây Hoa Chữa Bệnh - SƠN TRÀ HOA

Tên khác: Hồng trà hoa, Trà hoa, Bạch trà (cây). Tiên khoa học: Camellia japonica L. Họ Chè (Theaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Đông Á (Nhật Bản, Trung Quốc ...), tên La tinh Camellia xuất xứ từ Camelli; tên Ý của nhà truyền giáo G.J. Kamel (1661-1706) người xứ Moravi, đi giảng đạo ở Viễn Đông và đã mang về châu Âu cây Sơn trà này. Thế kỷ 19, nhà văn người Pháp Alexandre Dumas fils (1824 - 1895) trong tác phẩm “Trà hoa nữ" (La Dame aux Camelias) cũng dùng đến danh từ Trà hoa của đất Phù Tang, người Phù Tang, Á Đông.

Cây Hoa Chữa Bệnh - RÂM BỤT

Tên khác: Dâm bụt; Bông bụt; Bông cẩn, Mộc cẩn. Tên khoa học: Hibiscus rosa - sinensis L. Họ Bông (Malvaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Trung Quốc, mọc hoang và trồng phổ biến ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Philippin, Malaysia. Ở Indonesia, Râm bụt cao 1 - 4m; có hoa đỏ, vàng, trắng, hồng; trồng làm cây cảnh và làm thuốc. Ngoài ra, ở Indonesia còn dùng lá và thân Râm bụt trong công nghệ giấy. Ở Việt Nam,  cây được trồng làm cảnh, làm hàng rào và làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - MẪU ĐƠN

Tên khác: Hoa vương, Lạc dương hoa, Vân Nam Mẫu đơn. Tên khoa học: Paeonia suffruticosa Andr. [P.moutan Sims. P. yunnanensis Fang]. Họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Trung Quốc, được trồng nhiều vùng ở Trung Quốc; đặc biệt phân bố ở Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Cam Túc, Thiểm Tây, An Huy, Hồ Nam, Sơn Đông, Vân Nam v.v... Ở Châu Âu cũng nhập trồng làm cảnh. Ở Việt Nam, trước kia, cây cảnh này được nhập từ Trung Quốc để thưởng thức dịp Tết âm lịch; vỏ rễ dùng làm thuốc... (Mẫu đơn bì). Từ năm 1960, đã thí nghiệm di thực; giữ giống thành công ở Sa Pa (Lào Cai).

Cây Hoa Chữa Bệnh - KÊ QUAN HOA

Tên khác: Hoa Mào gà đỏ, Hồng Kê quan hoa, Bạch Kê quan hoa, Kê công hoa, Kê giác hoa. Tên khoa học: Celosia cristata L. Họ Rau Giền (Amaranthaceae). Nguồn gốc: Cây mọc phổ biến ở Việt Nam, Mianma, Malaysia, Philippin, Ấn Độ, Trung Quốc, Mêhicô, Nhật Bản... Trồng bằng hạt, gieo 3 - 4 ngày mọc; cây non ở vườn gieo 10 - 12 ngày, ở vườn ươm 13 - 15 ngày, rồi đưa ra trồng. Từ lúc trồng đến khi ra hoa là 70 - 75 ngày. Không trồng chỗ rợp; không bón nhiều đạm. Nên tỉa mầm non ở nách lá và ở hoa phụ. Cây được trồng làm cảnh và làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA SEN

Tên khác: Liên, Ngẫu (Tày), Bó pua (Thái). Lim ngó (Dao). Tên khoa học: Nelumbo nucifera Gaertn [Nelumbium nelumbo (L.) Druce]. Họ Sen (Nelumbonaceae). Nguồn gốc: Cây Sen nguồn gốc châu Á lục địa. Hoa Sen là vật linh thiêng tượng trưng của, Ấn Độ giáo và Phật giáo, tương tự như họa Sen Ai Cập, hoa trắng (Nymphea lotus) là hoa linh thiêng của Ai Cập. Cây Sen được trồng từ lâu đời ở Việt Nam; Sen được trồng ở nhiều nơi để ăn, làm mứt, làm thuốc, làm cây cảnh. Có hai giống Sen được trồng phổ biến: 1) Sen hồng, cao, khoẻ, hoa màu hồng, to, thơm; 2) Sen trắng, cây cao, hoa trắng, yếu hơn. Ngoài ra còn trồng Sen sẻ, cây thấp hoa bé, thường trồng trong bể, trong chậu. Sen được trồng bằng mầm, ngó Sen. Trồng vào giữa mùa xuân, thời tiết ấm; trồng xong cho nước vào ao, hồ từ từ cho ngập đến 2/3 thân cây, giữ mực nước như vậy khoang 3 - 4 tháng, Mùa hè năm sau cây ra hoa; mùa đồng cây tàn, mùa xuân lại mọc.