Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Cảm Sốt

THUỐC THANH NHIỆT LƯƠNG HUYẾT - MẪU ĐƠN BÌ (Radix Paeoniae)

Dùng rễ của cây mẫu đơn Paeonia suffruticosa Andr. Họ Mao lương - Ranunculaceae. Tính vị: vị đắng, tính hơi hàn. Quy kinh: vào 3 kinh tâm, can, thận.

THUỐC THANH NHIỆT LƯƠNG HUYẾT - SINH ĐỊA (Radix Rehmaniae)

Dùng rễ của cây sinh địa hoàng - Rehmannia glutinosa Gaertn. Họ Hoa mõm sói - Scrophulariaceae. Cần phân biệt 3 loại: địa hoàng là rễ tươi chưa qua chế biến, can địa hoàng là rễ đã qua sấy, thục địa là rễ qua chưng với phụ liệu như sa nhân, gừng, rượu... Tính vị: vị đắng, tính hàn (sinh địa, và can địa hoàng). Quy kinh: vào 3 kinh tâm, can, thận

THUỐC THANH NHIỆT TAO THẤP - ĐẠM TRÚC DIỆP (Herba cum Radix Lophatheri gracilis)

Dùng toàn cây hoặc rễ, củ của cây đạm trúc diệp kophutherum gracile Brongn. Họ Lúa - Poaceae. Tính vị: vị ngọt. Tính hơi hàn. Quy kinh: nhập vào ba kinh tâm, vị, bàng quang.

THUỐC THANH NHIỆT TAO THẤP - NHÂN TRẦN (Herba Adennosmatis caerulei)

Dùng bộ phận trên mặt đất, phơi khô của cây nhân trần Adenosma caeruleum R. Br. Họ Họa mõm sói - Scrophulariaceae. Tính vị: vị đắng, cay, tính hơi hàn. Quy kinh: nhập vào 4 kinh tỳ, vị, can, đởm.

THUỐC THANH NHIỆT TAO THẤP - LONG ĐỞM THẢO (Radix Gentianae)

Là rễ của cây long đởm Gentiana scabra Bge, G.manshurica Kitag. Họ long đởm - Gentianaceae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào kinh can, đởm, bàng quang.

THUỐC THANH NHIỆT GIÁNG HOẢ - CỎ THÀI LÀI (Rau trai - Herba Commelinae)

Dùng bộ phận trên mặt đất của cây thài lài Commelina communis L. Họ Thài lài - Commelinaceae. Tính vị: vị ngọt nhạt, tính hàn. Quy kinh: vào kính tâm, thận.

THUỐC THANH NHIỆT GIÁNG HOẢ - TRI MẪU (Rhizoma Anemarrhenae)

Sau khi bỏ hết lớp vỏ mỏng, thái mỏng, vát, sao vàng; thân rễ cây tri mẫu Anemarrhena aspheloides Bunge. Họ Hành - Liliaceae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: quy 3 kinh tỳ, vị, thận.

THUỐC THANH NHIỆT GIÁNG HOẢ - CHI TỬ (Fructus Gardeniae)

Quả chín phơi khô bóc vỏ của cây dành dành Gurdenia florida L. hoặc G Jasminoides Ellis. Họ Cà phê - Rubiaceae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào các kinh tâm, phế, can đớm và tam tiêu.

THUỐC THANH NHIỆT GIÁNG HOẢ - THẠCH CAO (Gypsum fibrosum)

Vị thuốc dùng thạch cao sống, loại ngậm nước để uống, còn thạch cao nung chỉ được dùng ngoài. Khi cần chế biến chỉ hợ qua lửa để khử khuẩn và các tạp chất hữu cơ bên ngoài. Tính vị: vị ngọt, cay, tính hàn. Quy kinh: vào các kinh phế, vị, tam tiêu.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - MÃ TIÊN THẢO (Cỏ roi ngựa - Herba Verbenae)

Dùng toàn cây của cây mã tiên thảo Verbena officinalis L. Họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 2 kính can và phế.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - THẤT DIỆP NHẤT CHI HOA (Rhizoma Paridis chinensis)

Dùng rễ của cây bẩy lá một hoa - Paris polyphylla Sm. Họ Hành Liliaceae. Cây này mọc hoang ở những nơi ẩm thấp ven suối trong rừng ở một số tỉnh như Hà Bắc, Hoàng Liên Sơn. Tính vị: vị đắng, tính hàn, hơi có độc. Quy kinh: vào 2 kinh can và phế.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - MẦN TƯỚI (Herba Eupatorii Staechadosmi)

Dùng bộ phận trên mặt đất của cây mần tưới - Eupatorium staechadosmum Hance. Họ Cúc - Asteraceae. Tính vị: vị hơi đắng, ngọt, tính bình. Quy kinh: vào kính can, tỳ, phế, thận.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - XẠ CAN (Rhizoma Belamcandae)

Là thân rễ phơi khô của cây xạ can - Belamcanda sinensis Lem. Họ Lay ơn Iridaceae. Tính vị: vị đắng, cay, tính hàn có độc. Quy kinh: vào 2 kinh phế và can.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - LIÊN KIỀU (Fructus Forsythiae)

Quả phơi khô bả hạt của cây liên kiều Forsythia suspensa. Vahl. Họ Nhài -  Oleaceae. Tính vị: vị đắng, cay, tính hơi hàn. Quy kinh: vào 2 kinh tâm, phế.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - MẬT GẤU (Hùng đởm - Fel. Ursi)

Dùng mật phơi khô của gấu ngựa hoặc gấu chó... Ursus sp. Họ Gấu Ursidae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 3 kinh can, tâm, đởm.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - KIM NGÂN HOA (Nhẫn đông hoa - Elos Lonicerae)

Dùng hoa phơi khô của cây kim ngân Lonicera japonica Thunb. Họ Kim ngân Caprifoliaceae. Hoặc một số loài Lonicera khác. Ngoài ra còn dùng dây cành, lá kim ngân (kim ngân đằng) để làm thuốc. Tính vị: vị ngọt, đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 4 kinh phế, vị, tâm tỳ.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI THỬ - DƯA HẤU (Tây qua - Endocarpium Citrulli - Pericarpium Citrulli)

Dùng ruột quả và vỏ quả cây dưa hấu Citrullus vulgaris Schrad. C.lanatus (thunb) Matsum et Nakai. Họ Bí Cucurbitaceae. Tính vị: vị ngọt nhạt, tính hàn. Quy kinh: tâm, vị.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI THỬ - ĐẬU QUYỂN (Semen praeparatus Vignae)

Là hạt cây đậu đen Vigna cylindrica Sheels. Họ Đậu - Fabaceae, sau khi nẩy mầm đem phơi khô. Tính vị: vị ngọt, tính bình. Quy kinh: quy kinh vị.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - THĂNG MA (Radix Cimiclfugae)

Dùng rễ của cây thăng ma Cimicifuga foetida L, C.dahurica (Turcz) Maxim.  Họ Mao lương Ranunculaceae.  Còn dùng rễ của cây quả nổ làm vị thăng ma nam. Tính vị: vì ngọt, cay, hơi đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 3 kinh phế, vị, đại tràng.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - SÀI HỒ (Radix Bupleuri)

Dùng rễ và lá của cây sài hồ Buplerum sinense DC. Họ Hoa tán Apiaceae. Ngoài ra còn dùng rễ cây lức hoặc rễ cây cúc tần làm vị Nam sài hồ. (Radix plucheae pteropodae). Họ cúc Asteraceae. Tính vị: vị đắng, tính hơi hàn. Quy kinh: nhập vào các kinh can, đởm, tâm bào lạc và tam tiêu.