Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Bệnh Ngoài Da

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Mơ

a. Thành phần và tác dụng Mơ là loại quả không chỉ dùng làm thực phẩm mà còn là vị thuốc. Quả mơ với màu vàng óng toả mùi hương và vị chua đặc biệt đã có tác dụng kỳ diệu làm dịu cơn khát. Trong quả mơ đã có sẵn tính chất sinh tân chỉ khát tuyệt vời được ghi nhận từ rất xa xưa. Đông y gọi quả mơ là mai tử, vị chua, tính bình, vào các kinh can, tỳ, phế, đại tràng. Trong thịt quả mơ có nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin A và vitamin C, axit xitric, đường, chất nhầy, muối khoáng. Mơ muối có tác dụng cân bằng sự thẩm thu giữa tế bào và máu, kích thích ăn ngon. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Củ Riềng

a. Thành phần và tác dụng Trong củ riềng chứa nhiều tinh dầu, trong đó chủ yếu là cineol và methycinnamat. Ngoài ra, còn có chất dầu, vị cay, một số dẫn chất của flavon ở dạng tinh thể. Theo Đông y, củ riềng có vị cay, tính ấm vào các kinh tỳ, vị. Củ riềng có tên thuốc là cao lương khương, tiểu lương khương, phong khương. Riềng có tác dụng ôn trung, tán hàn, hết đau, tiêu thực. Nó được dùng cả trong Tây y và Đông y để làm thuốc kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng do lạnh, bụng đầy trướng, nôn mửa, tiêu chảy. Riềng có tác dụng chữa sốt rét, sốt nóng, đau răng, trúng gió, làm ấm tỳ vị và kiết lỵ lâu ngày, thổ tả, chuột rút.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Rau Dền

a. Thành phần và tác dụng Rau dển còn gọi là dền, dền gai, dền thanh hương, hiện thái, thuộc thực vật họ rau đền, tính mát, vị ngọt. - Đông y sử dụng rau dền như vị thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu, sát trùng, trị độc và điều trị những chứng bệnh khác. Thân và lá dền đều có vị ngọt, chứa beta caroten, vitamin B₁₂, vitamin C, axit nicotic, đặc biệt hàm lượng chất sắt cao gấp nhiều lần so với các loại rau củ khác nên rau dền có thể phòng ngừa được các bệnh thiếu máu, tăng cường hệ miễn dịch. Những người bị loãng xương nên ăn loại rau này vì chứa nhiều canxi. Thành phần này khi đi vào cơ thể được tận dụng và hấp thụ tối đa, thúc đẩy quá trình phát triển của cơ thể (tốt cho trẻ em), giúp xương gãy mau lành. Trong được liệu, rau dền đỏ tía là tốt nhất.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Rau Răm

a. Thành phần và tác dụng Rau răm sống hàng năm, toàn thân rễ, lá có mùi đặc biệt dễ chịu, thân mọc bò, lá so le. Hoa mọc thành bông hẹp, gầy, đơn độc, xếp thành chùm quả nhỏ. Rau răm có chứa thành phần tinh dầu màu vàng, mùi thơm, mát dịu. Trong 100g rau răm có 4,7g protein, 2,8g gluxit, 2g tro, 316mg canxi, 56mg phot pho, 37mg vitamin C. Rau răm làm gia vị ăn sống với các loại rau khác, dùng nấu canh chua cá, nấu canh thịt bò. Rau răm với hành thường xuất hiện trong bát thịt giả cầy, trong bát cháo trai, hến. Rau răm trong món dưa bắp cải, cải dưa, su hào..., làm gia vị cùng hành tây, củ hành. Rau răm không thể thiếu khi ăn trứng vịt lộn, hài hoà, mang tính ẩm thực cao. Rau răm là vị thuốc kích thích tiêu hoá, lợi tiểu, chữa phù, chữa dạ dày lạnh, đầy hơi, đau bụng, ăn sống thì ấm bụng, mạnh chân, đầu gối, sáng mắt, ăn nhiều dịu ham muốn tình dục..

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Cải Thìa

a. Thành phần và tác dụng Cải thìa là loại rau chủ yếu được trồng vào hai mùa đông và xuân ở khắp nước ta. Có rất nhiều cách chế biến rau, thông thường là xào, nhúng hoặc làm nhân bánh bao, rau trộn. Cải thìa chứa nhiều vitamin C, canxi và lân. Theo phần tích cứ 100g rau cải thìa có 37mg vitamin C (gấp 4 lần rau hẹ), 14mg canxi (gấp 7 lần tỏi), 50mg lân. Ngoài ra còn có sắt, caroten, vitamin B. Rau cải thìa có thể trồng được 4 mùa, giàu dinh dưỡng, non tươi, ngon miệng, có giá trị làm thuốc. Ăn thường xuyên có tác dụng đề phòng bệnh xơ vữa động mạch hoặc một số bệnh tim mạch. Trong rau cải thìa còn chứa nhiều xenlulô, ăn thường xuyên sẽ thông đại tiện, có khả năng phòng ung thư đường ruột.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Lá Lốt

a. Thành phần và tác dụng Lá lốt thuộc họ hồ tiêu, là loại cây mềm mọc hoang ở nơi ẩm thấp trong rừng núi và cũng được trồng ở nhiều nơi, lấy lá dùng làm gia vị và làm thuốc, lá hái quanh năm, có thể dùng thân, hoa, hay rễ. Trong lá lốt chứa nhiều tinh dầu, vị nồng, hơi cay, có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày giảm đau, chống phong hàn ở mức thấp, tay chân lạnh. Chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau, nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu.

Cây Hoa Chữa Bệnh - NGUYÊN HOA

Tên khác: Lão thử hoa. Tên khoa học: Daphne genkwa Sieb. et Zucc. Họ Trầm (Thymelaeaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc châu Á và châu Âu. Nguyên hoa được trồng hoặc mọc hoang ở Trung Quốc. Cây thuộc chi Daphne L, họ Trầm; một số loài Daphne được trồng ở châu Á (Indonesia) và ở châu Âu (Daphne mezerium).

Cây Hoa Chữa Bệnh - NÁO DƯƠNG HOA

Tên khác: Hoa cây Dương trích trục; Ngọc chi; Hoàng đỗ quyên. Tên khoa học: Rhododendron molle (B1) G. Don. Họ Đỗ quyên (Ericaceae). Nguồn gốc: Cây được trồng ở Trung Quốc; phân bố ở Hà Nam, Giang Tô, An Huy, Triết Giang, Quảng Đông, Quảng Tây v.v...

Cây Hoa Chữa Bệnh - MẪU ĐƠN

Tên khác: Hoa vương, Lạc dương hoa, Vân Nam Mẫu đơn. Tên khoa học: Paeonia suffruticosa Andr. [P.moutan Sims. P. yunnanensis Fang]. Họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Trung Quốc, được trồng nhiều vùng ở Trung Quốc; đặc biệt phân bố ở Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Cam Túc, Thiểm Tây, An Huy, Hồ Nam, Sơn Đông, Vân Nam v.v... Ở Châu Âu cũng nhập trồng làm cảnh. Ở Việt Nam, trước kia, cây cảnh này được nhập từ Trung Quốc để thưởng thức dịp Tết âm lịch; vỏ rễ dùng làm thuốc... (Mẫu đơn bì). Từ năm 1960, đã thí nghiệm di thực; giữ giống thành công ở Sa Pa (Lào Cai).

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA XÔN

Tên khác: Dương tô Tên khoa học: Salvia farinacea Benth. Họ Hoa môi (Lamiaceae). Nguồn gốc: Vùng Địa Trung Hải, từ Tây Ban Nha, bờ biển Adriatic (Nam Tư cũ). Cây hoa Xôn còn gọi là cây cỏ thiêng, mọc trong vườn và được trồng ở các lục địa; là vị thuốc dân gian nổi tiếng và được sử dụng ở phương Tây. Xôn vừa là cây thuốc vừa là cây cảnh, vừa là cây gia vị thơm, đẹp dùng để làm thơm thực phẩm: thịt, pho mát v.v...

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC LA MÃ

Tên khác: Cúc tráng lệ, Cao quý, Cúc cam cao quý Tên khoa học: Athemis nobilis L.; Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây hoa Cúc La mã được trồng nhiều ở Pháp, Anh, Đức, Italia... cây nguồn gốc Tây và Nam Âu. Mô tả: Cây thảo có lông, thân cây lúc đầu mọc bò, sau vươn lên mọc đứng; lá màu lục trắng nhạt, phiến lá chia nhỏ. Cụm hoa hình đầu mọc ở ngọn cành, hình bán cầu; có đế hoa đầy, ở đó có nhiều hoa hình lưỡi, màu trắng, gọi là hoa cánh kép, là loài hoa được gây trồng nhiều.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC KIM TIỀN

Tên khác: Cúc xu xi, cây hoa Xu xi, Cúc chén vàng, Kim trản cúc. Tên khoa học: Calendula officinalis L. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây được trồng ở châu Âu, nguồn gốc từ Nam Âu và phương Đông, sau đó phổ biến trồng ở nơi khác như Việt Nam. Mô tả: Cây thảo, sống hàng năm hoặc 2 năm, thân có góc cạnh, có lông và phân cành; lá mọc so le, hình thuôn dài, dài 2,2 - 7,8 cm màu lục nhạt, hình thìa. Cụm hoa hình đầu; đường kính 3,3 - 7,8 cm; hoa màu vàng đậm hoặc da cam. Đường kính hoa kép 3 - 8 cm, có điểm đen ở chính giữa; thường quay hướng về phía mặt trời. Quả bế, gần hình vòng; có gai. Thu hái hoa thường vào mùa thu, nếu trồng kéo dài 2 năm thì hái hoa vào mùa xuân. Cây thấp, thường trồng thành thảm ở các vườn hoa, công viên; có 3 giống: hoa kép, cây cao 30 - 35 cm; hoa đơn, cây cao 20 - 25 cm, cây ưa khí hậu mát; chịu rét; kém chịu nắng hạn. Trồng bằng gieo hạt (1 g = 160 hạt) từ tháng 7 đến tháng 11 gieo 4 - 5 ngày thì mọc, sau 15 ngày nhổ cây đem ươm ở vườn thêm 30 ngày, rồi bứn

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC BẤT TỬ

Tên khác: Khôi mao cúc (Cúc lông màu tro) Tên khoa học:   Cây: Helichrysum arenarium DC. [Gnaphalium arenarum L.]; Họ Cúc (Asteraceae). Hoa: Flores Stochatos citrinae; Flores Gnaphalii arenarii. Nguồn gốc: Cúc bất tử nguồn gốc châu Âu và Trung Á; thường mọc hoang hoặc được trồng ở đất cát.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÂY BẰNG LĂNG TÍA

Tên khác: Săng lẻ, Bằng lăng ổi, Rơ gia, Tồruon (Ba Na). Tên khoa học: Lagerstroemia caliculata Kurz. Họ Tử Vi (Lythraceae). Nguồn gốc: Cây mọc hoang từ Thanh Hoá, Nghệ An, dọc Trường sơn, vào Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh (Việt Nam); cây còn có ở Lào, Cămpuchia.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU DIẾP

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau diếp vị đắng, tính hàn, không độc có tác dụng điều hòa kinh mạch, dễ ngủ, chữa các chứng ung độc, sưng tấy và đau mắt.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HẠT VỪNG CHỐNG DA KHÔ, NỨT NẺ

* Đặc tính: Hạt vừng thường được dùng ăn chay, có thể giã nát kèm lạc, là món ăn dân giã gọi là muối vừng. Những nghiên cứu cho thấy hạt vừng có tác dụng rất tốt đối với sức khoẻ, mùi vị lại thơm ngon. Dầu trong hạt vừng giúp đem lại làn da đẹp, bóng, cường tinh, chống táo bón. Lá vừng dùng gội đầu cũng làm cho tóc bóng mượt óng ả.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - QUẢ DƯA CHUỘT CHỮA BỆNH VÀ LÀM ĐẸP

* Đặc tính: - Dưa chuột là một loại quả rất giàu hàm lượng canxi, tính hàn, vị ngọt, ít độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, mát da thịt, lợi tiểu, chữa phù thũng, sưng trướng, kiết lỵ do nhiệt gây nên, đau bụng do ruột bị kích thích và dưỡng da. - Dưa chuột rất thích hợp cho trẻ em chậm lớn nhưng không phù hợp với những người tỳ vị hư hàn, thận hư yếu và huyết áp cao.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - BẰNG LĂNG TÍA CHỮA HẮC LÀO

* Đặc tính: - Bằng lăng tía có tên khoa học là Lagertroemia Calyculata Kurz, còn có tên khác là săng sẻ, bằng lăng ổi, rơ pha. - Bằng lăng là một cây gỗ cao, lá mọc so le hình mác, cành non có cạnh có lông, hoa mọc thành trùm, màu vàng, quả mang hình trứng. - Trong Đông y đây là vị thuốc có tác dụng kháng khuẩn mạnh, dược liệu có mùi thơm, chát, không độc.

LÀM ĐẸP BẰNG RAU XANH - CHỮA DA KHÔ

Khi da thường xuyên bị khô nên bổ sung chất dinh dưỡng từ rau xanh. Trong rau xanh có nhiều vitamin, nước và các chất khoáng để làm da mịn màng hơn, đem lại vẻ đẹp vốn có của làn da. Vì vậy mỗi ngày trong bữa ăn nên ăn một ít rau xanh để cung cấp nước cho làn da. CÁC MÓN CHỮA DA KHÔ

RAU XANH CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG - MẦN NGỨA, DỊ ỨNG NGOÀI DA

Khi ăn một số loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng với một số người như cua ốc, cơ thể sẽ xuất hiện mẩn ngứa, bôi một số thuốc chống viêm da vẫn không có hiệu quả. Trong khi đó, có thể sử dụng một số loại rau xanh như rau cần, rau hẹ, rau diếp... lại có tác dụng rất tốt. CÁC MÓN CHỮA MẨN NGỨA, DỊ ỨNG NGOÀI DA