Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - KIM NGÂN HOA (Nhẫn đông hoa - Elos Lonicerae)

Dùng hoa phơi khô của cây kim ngân Lonicera japonica Thunb. Họ Kim ngân Caprifoliaceae. Hoặc một số loài Lonicera khác. Ngoài ra còn dùng dây cành, lá kim ngân (kim ngân đằng) để làm thuốc. Tính vị: vị ngọt, đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 4 kinh phế, vị, tâm tỳ.
Các bài đăng gần đây

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI THỬ - DƯA HẤU (Tây qua - Endocarpium Citrulli - Pericarpium Citrulli)

Dùng ruột quả và vỏ quả cây dưa hấu Citrullus vulgaris Schrad. C.lanatus (thunb) Matsum et Nakai. Họ Bí Cucurbitaceae. Tính vị: vị ngọt nhạt, tính hàn. Quy kinh: tâm, vị.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI THỬ - ĐẬU QUYỂN (Semen praeparatus Vignae)

Là hạt cây đậu đen Vigna cylindrica Sheels. Họ Đậu - Fabaceae, sau khi nẩy mầm đem phơi khô. Tính vị: vị ngọt, tính bình. Quy kinh: quy kinh vị.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI THỬ - HÀ DIỆP (Lá sen - Folium Nelumbilis)

Là lá sen thường dùng ở dạng tươi của cây sen Nelumibo nucifera Gaertn. Họ sen Nelumbonaceae. Tính vị: vị đắng, tính bình. Quy kinh: can, tỳ, vị.

THUỐC HỒI DƯƠNG CỨU NGHỊCH - QUẾ NHỤC (Cortex Cinnamomi)

Là vỏ thân, vỏ cành cây quế Cinnamomum obtusifolium Ness. Hoặc các loài quế khác. (C. cassia Blume, C.zeylanicum Blume). Họ Long não Lauraceae. Tính vị: vị cay, ngọt. Tính đại nhiệt, có ít độc. Quy kinh: vào 3 kinh can, thận, tỳ.

THUỐC HỒI DƯƠNG CỨU NGHỊCH - PHỤ TỬ (chế) (Radix Aconiti praeparatus)

Từ sinh phụ tử, sau khi chế biến bằng nhiều phương pháp khác nhau sẽ thu được phụ tứ chế với các tên khác nhau như hắc phụ, bạch phụ, diêm phụ, dưới một tên chung cho các vị thuốc này là phụ tử chế. Phụ tử chế là sản phẩm làm thuốc được chế từ những củ nhánh của cây ô đầu Aconitum fortunei Hemsl. Paxt. Họ Mao lương Ranunculaceae. Tính vị: vị cay, ngọt; tính đại nhiệt, có độc. Quy kinh: quy 3 kinh tâm, thận, tỳ.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - NGÔ THÙ DU (Fructus Evodiae)

Là quả chín phơi khô của cây ngô thù du Evodia rutaecarpa (Juss). Họ Cam Rutaceae. Khi dùng cần tiến hành sao qua. Tính vị: vị cay, đắng, tính ôn. Quy kinh: vào 4 kính can, thận, tỳ, vị.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - XUYÊN TIÊU (Fructus Zanthoxili)

Là quả chín phơi khô của cây xuyên tiêu Zanthoxylum nitidum DC. Họ cam Rutaceae. Khi dùng cần sao qua. Tính vị: vị cay, tính ấm, hơi có độc. Quy kinh: phế, vị, thận.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - CAN KHƯƠNG (Gừng khô)

Thân rễ phơi khô của cây gừng Zingiber officinale Ross. Họ Gừng Zingiberaceae. Khi dùng cần thái phiến dày 1-1,5mm và tuỳ theo các trường hợp có thể chế biến khác nhau. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: tâm, phế, tỳ, vị.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - ĐINH HƯƠNG

Nụ hoa phơi khô của cây định hương Eugenia caryophyllata Thunb. Họ Sim Myrtaceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: vào 4 kính phế, tỳ, vị, thận.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - CAO LƯƠNG KHƯƠNG (Củ Riềng - Rhizoma Alpiniae)

Là thân rễ của cây riềng Alpinia officinarum Hance. Họ Gừng Zigiberaceae. Tính vị: vị cay, tính nhiệt. Quy kinh: vào 2 kinh tỳ, vị.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - ĐẠI HỒI (Fructus Anisi Stellati)

Là quả chín phơi của cây đại hồi, bát giác hồi hương Illiciumn verum Hook.f. Họ Hồi Illiaceae. Tính vị: vị cay, hơi ngọt, tính nhiệt. Quy kinh: vào can thận, tỳ, vị.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - TIỂU HỒI HƯƠNG (Fructus Foenieculi)

Là quả chín phơi khô của cây tiểu hồi Foeniculum uulagare Mill. Họ Hoa tán Apiaceae. Tính vị: vị cay, tính nhiệt. Quy kinh: can, thận, tỳ vị.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - THẢO QUẢ (Fructus Amomi aromatici)

Dùng quả chín phơi khô của cây thảo quả Amomum T sao-ko. Orev. et Lem (A. aromaticum Roxb). Họ Gừng Zingiberaceae. Tính vị: vị cay, tính nhiệt. Quy kinh: vào hai kinh kỳ, vị, phế.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - THĂNG MA (Radix Cimiclfugae)

Dùng rễ của cây thăng ma Cimicifuga foetida L, C.dahurica (Turcz) Maxim.  Họ Mao lương Ranunculaceae.  Còn dùng rễ của cây quả nổ làm vị thăng ma nam. Tính vị: vì ngọt, cay, hơi đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 3 kinh phế, vị, đại tràng.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - SÀI HỒ (Radix Bupleuri)

Dùng rễ và lá của cây sài hồ Buplerum sinense DC. Họ Hoa tán Apiaceae. Ngoài ra còn dùng rễ cây lức hoặc rễ cây cúc tần làm vị Nam sài hồ. (Radix plucheae pteropodae). Họ cúc Asteraceae. Tính vị: vị đắng, tính hơi hàn. Quy kinh: nhập vào các kinh can, đởm, tâm bào lạc và tam tiêu.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - THANH CAO (Herba Aretemisiae apiaceae)

Dùng cành và lá của cây thanh cao Artemisia apiaceae Hance. Họ Cúc Asteraceae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào hai kinh can và đởm.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - PHÙ BÌNH (bèo cái - Herba Pistiae)

Dùng cây bèo cái Pistia stratiotes L. Họ Ráy Araceae. Loại phía mặt có lá mầu xanh, phía dưới có màu tía thì tốt hơn. Tính vị: vị cay, tính hàn. Quy kinh: vào 2 kinh phế, thận.

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - MÀN KINH TỬ (Fructus Viticis)

Dùng quả chín phơi khô của cây màn kinh tử Vizex trifolia L. Họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae Tính vị: vị đắng, cay. Tính hơi hàn Quy kinh: vào 3 kinh can, phế, bàng quang

THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT - CÁT CĂN (Radix Pueraiae)

Dùng rễ đã qua chế biến, khô của cây sắn dây Pueraria thomsoni Benth. Họ Đậu Fabaceae. Tính vị: vị ngọt, cay, tính bình. Cát căn mọc hoang tính ấm. Quy kinh: vào 2 kinh tỳ vị.