Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Bệnh Trĩ

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Rau Muống

a. Thành phần và tác dụng Rau muống còn gọi là vô tâm thái, ung thái, uông thái. Tính hàn, vị ngọt. Thành phần chính trong rau muống là canxi, phot pho, sắt, caroten, vitamin B₂, axit nicotic. Trong rau muống đỏ có chứa chất giống như chất insulin. Người bị tiểu đường có thể ăn thường xuyên. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc. Thông tiện lợi thuỷ. Ngưng chảy máu, hoạt huyết. Chủ yếu dùng cho chảy máu mũi, đại tiện ra máu, phân cứng, nước tiểu đục, mưng nhọt, bị ngã, rắn cắn. Cách dùng: đun canh mà ăn hoặc xào khô, xào cho nước. Đun nước rửa hoặc giã nát đắp bên ngoài.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA THIÊN LÝ

Tên khác: Cây hoa Lý; Dạ lai hương. Tên khoa học: Telosma cordatum (Burm. f.) Merr. [Pergularia minor Andr., Pergularia odoratissima Sm., Asclepias cordata Burm. f.; Asclepias odoratissima Roxb.]. Họ Thiên lý (Asclepiadaceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc Trung Quốc, Ấn Độ; được trồng phổ biến ở Đông Nam Á (Việt Nam, Indonesia v.v...). Cây có hoa thơm dịu, thường nở vào chiểu tối và thơm vào ban đêm nên gọi là Dạ lai hương. Cây được trồng giàn làm cảnh; ra hoa vào tháng 4 đến tháng 9; ong rất thích hút mật hoa Lý. Hoa Lý có thể nấu canh ăn thơm mát. Ở Indonesia, trồng Thiên lý làm cây cảnh; hoa làm hương liệu; lá, hoa, rễ, ăn được. Ở Việt Nam trồng Thiên lý làm cây cảnh, lấy bóng mát và hương thơm từ hoa Lý; nấu canh hoa Lý và làm dược liệu từ hoa, lá, rễ.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU MÙI

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, tác dụng làm tiêu thức ăn, hạt mùi có tác dụng thông đại tiểu tiện, trị phong tà, trị các chứng đậu sởi khó mọc, phá mụn độc và làm lành các chứng mụn lở. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị chứng bệnh trĩ: Lấy khoảng 100g hạt mùi sao thơm, tán thành bột, dùng uống cùng với rượu khi bụng đói. Mỗi lần uống khoảng 7-8 gam, uống vài lần.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - ĐẬU ĐỎ

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Đậu đỏ vị ngọt chua, tính bình không độc, có công hiệu chữa trị các chứng: mụn lở, thủy thũng, đau buốt cơ thể, bế trướng trong người, trị bệnh tả, đái tháo nôn mửa và nhiều chứng bệnh khác. Đậu đỏ dùng làm món ăn chín rất bổ dưỡng và có thể ăn thay cơm. MỘT SỐ BÀI THUỐC ỨNG DỤNG: + Trị bệnh đái ra mắu: Do trong người tụ nhiều độc tố, nhiệt độ phát tác làm cho đại tiện ra máu. Để trị chứng bệnh này lấy 1 vốc đậu đỏ tán nhỏ thành bột, mỗi lần uống 3-7 gam với nước sôi, uống trong vài ngày.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - RAU DẤP CÁ

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau dấp cá vị hơi cay, mùi tanh hơi hôi, tính âm mát, hơi độc, tác dụng chữa trị các bệnh chốc đầu, ghẻ lở, trĩ, đau răng, sốt rét.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY RAU SAM

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Rau sam có vị chua, tính hàn, không độc có công hiệu chữa trị các chứng cảm lỵ, ghẻ lở và sát trùng, tiêu sưng thũng, trị mắt mờ.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY MỒNG TƠI

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Mông tơi vị chua nhạt, tính hàn, không độc có công hiệu làm thông đại tiểu tiện, hoạt thai dễ đẻ, dùng ngoài chữa rôm sảy mụn nhọt rất hiệu nghiệm.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY ĐỖ QUYÊN CHỮA NẤM TÓC

* Đặc tính: Đỗ quyên có tên khoa học là Rhododendron Simsii Planch, còn gọi là sơn thạch lựu, ánh sơn hồng, mãn sơn hồng, báo xuân hoa, thanh minh hoa, sơn trà hoa... Dân gian thường thu hái hoa vào mùa xuân, lá vào mùa hạ và rễ vào mùa đông đem phơi khô trong bóng râm hoặc dùng tươi để làm thuốc.  Trong hoa chứa nhiều anthocyanin và flavonoid, anthocyanin thường thấy nhất là cyanidin 3-glucosid và cyanidin 3,5-diglucosid. Flavanoid thường thấy nhất là azaleatin 3-fhamnóyi glcosid. Trong lá và cành non có chứa Flayonoid, coumarin, triterpen, organic acid, amino acid, tamin, phenol, stenol, cardiac, glycosid, volatil oil …; riêng lá còn chứa cersolic acid và andromedotoxin. Hoa đỗ quyên vị chua ngọt, tính ấm, có công dụng hoà huyết, điều kinh, trừ đàm chỉ khái, khử phong thấp và làm hết ngứa, được dùng để chữa các chứng rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, băng lậu, tổn thương do ngã, phong thấp, thổ huyết, nục huyết...  Lá có vị chua, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu ch

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - MỘC NHĨ CHỮA BĂNG HUYẾT

* Đặc tính: - Mộc nhĩ có nhiều loại và có nhiều tên gọi khác như nấm, dâu, nấm cây bồ kết, nấm cây hoè, nấm cây liễu, nấm kim... - Mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình, hơi độc, có tác dụng, ích khí, mạnh chí, nhẹ mình, làm mát và cầm máu.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - NHỮNG VỊ THUỐC TỪ HẠT RAU CẢI BẸ

* Đặc tính: - Rau cải tiếng Hán gọi là giới thái, còn hạt được gọi là giới tử. - Rau cải vị cay, tính ấm, không độc, thông lợi, làm khoan khoái trong hông, ngực yên thận, thông khiếu lợi đàm, trừ ho đốc. - Hạt cải có vị cay, tính nhiệt, không độc, khoan khoái, trị được cái chứng phong hàn, ho đàm suyễn, đau họng tê dại, mụn nhọt. Hạt cải có tác dụng chữa nhiều hơn rau cải.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY VÔNG TRỊ ĐAU THẦN KINH

* Đặc tính: - Cây vông có tên khoa học là Eryrthrina Variegata L. thuộc họ đậu (Fabaceae) có các thành phần erysodin, crysovin, erysotrin, erysonin. erythralin, erythrynin, erthrascin, erystemin, hypaphorim, beta-sitosterol, gama-sytosterol, delta-sytosterol... Hoạt chất toàn phần Alcaloid trong vông làm thư giãn cơ trơn, chống căng thẳng thần kinh. Lá vông non còn là loại rau ăn giàu dinh dưỡng: có 5,3% protein, 3,3%gluxit, 1,4% khoáng chất và các vitamin B, C. Tuy nhiên do pentylenetrazol ức chế thần kinh trung ương nên không nên dùng nhiều với người thần kinh suy nhược, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ. - Theo y học cổ truyền, cây vông còn có tên khác là hài đồng bi. Hài đồng bi có vị đắng, tính bình, vào hai kinh can thận, tác dụng an thần, thông kinh lạc khử phong thấp, hạ sốt, sát trùng, thông tiểu, nhuận tràng, dùng trong những chứng đau nhức thổ tả, tê bại lở loét, lỵ trực tràng, lỵ amip... - Cây vông có hai loại: vông đồng không có gai và vông gai. Kinh nghiệm

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - ĐẬU ĐỎ CHỮA BỆNH THIẾU MÁU

* Đặc tính : - Đậu đồ tên chữ Hán là "Xích tiểu đậu" hay "Xích đậu”. Theo đại danh y Tuệ Tĩnh, đậu đó vị ngọt chua, tính bình không độc. về mặt dưỡng tính kiêm cả “công” lần "bổ", trị được cả chứng mụn lở, đi tả, đau buốt cơ thể, đái tháo, nôn mửa, có tác dụng bổ huyết và lợi tiểu, là thức ăn lý tưởng cho người mắc bệnh thiếu máu. Những người thiếu máu không dám ăn gan lợn nhưng đậu đỏ khắc phục được điều đó. Từ đậu đỏ có thể chế ra nhiều món khác tuỳ theo khẩu vị như hái lá non của cây đậu đỏ, rửa sạch, luộc chín, trộn với dầu và muối ăn thay được cơm, hoặc trái đậu non luộc ăn. Thời cổ, phụ nữ trước khi sinh nở thường ăn canh đậu xanh hoặc bánh đậu xanh để làm sạch máu. Sau khi đẻ nhất định phải ăn đậu đỏ tăng cường máu. Đối với sự điều tiết của cơ thể thì đậu xanh và đậu đỏ đều là thức ăn có tác dụng như nhau. Nhưng đối với phụ nữ cần hiểu rõ nét khác biệt để có cách sử dụng hiệu quả. Dùng đậu đỏ trong thời kỳ sinh con có tác dụng rất tốt. Cơ thể người mẹ kh

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CỦ MÃ THẦY CHỮA MỀ ĐAY

* Đặc tính: - Mã thầy còn có tên gọi là định lê, là một loại củ khi luộc chín có mùi thơm, có thể ăn thay cơm. Tuy nhiên không nên ăn sống củ mã thầy vì dễ bị sinh bệnh sán lá, bởi sán lá ký sinh trong cơ thể người hoặc động vật, có thể đẻ 2000 trứng một ngày. Trứng sán theo phân ra ngoài, có mặi trong nước nở thành ấu trùng. Âu trùng này xâm nhập vào ốc dẹt, phát triển thành ấu trùng có đuôi, khi ra khỏi ốc đẹt thì bám vào củ mã thầy, ngó sen. Ấu trùng vào ruột sau ba tháng gây bệnh sán lá. Bệnh sán lá gây đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, suy dinh dưỡng, tắc ruột... * Công dụng:

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HẠT MUỒNG BỔ THẬN, SÁNG MẮT

* Đặc tính: - Cây muồng còn gọi là cây đậu ma, giá hoả sinh. - Có vị mặn, tính bình, có tác dụng thanh can, ích thận, trừ phong, nhuận tràng, ích tiểu. * Công dụng:

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - HẠT GẤC CHỮA SƯNG TẤY

* Đặc tính: - Hạt gấc là vị thuốc vô cùng quý giá và dễ kiếm. Ở miền Bắc, gấc chín rộ vào những tháng cuối năm, còn ở miền Nam thì quanh năm đều có gấc chín. Chính vì vậy bạn có thể thu gom nguyên liệu chế biến thuốc dễ dàng. Trong quả gấc có chứa nhiều calten (tiền vitamin A) có tác dụng to lớn mà hiếm có loại quả nào sánh kịp. - Đông y gọi hạt gấc là "mộc miết tử" - có nghĩa là con ba ba gỗ. Sở dĩ như vậy vì hạt gấc dẹt, có hình dạng gần tròn, vỏ ngoài cứng như gỗ lim, màu nâu xám đến nâu đen, quanh mép có răng cưa ngắn và to. hai mặt có đường gân lõm xuống trông tựa như con ba ba nhỏ bằng gỗ. - Thành phần hoá học: nhân hạt gâc tương đối khô nước (6% nước), nhưng lại có nhiều dầu (55,3% chất béo), 16,6% protein, 2,9% gluxit, 1,8% tanin, 11,7% chất không xác định được. Ngoài ra còn có men photphataza, invectaza, peroxyclaza... Theo sách cổ, nhân hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc vào hai kinh can và đại tràng, có tác dụng chữa mụn nhọt, dùng trong những trường hợ

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY RAU NHÀ CHÙA

* Đặc tính: - Cây rau nhà chùa có tên khoa học là Spinacia Oleracea, hay còn gọi là "bái thái", được trồng nhiều ở các đền chùa. Cây rau nhà chùa nhỏ. lá hình tam giác, hoa màu vàng, hình dùi tròn, vỏ bọc cứng. - Trong cây có nhiều thành phần hoá học có sinh tố A,B,C và nhiều chất sắt. * Công dụng:

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CÂY SUNG TRỊ MỤN NHỌT

* Đặc tính: - Cây sung là cây rất quen thuộc với người Việt Nam. Cây sung mọc hoang và được trồng ở khắp mọi nơi trên nước ta. Sung được trồng chủ yếu ở hai bên bờ ao, rễ sung mọc lan, bám chắc giữ cho đất khỏi lở; sung rất hiếm khi được trồng trong vườn nhà bởi theo quan niệm dân gian nó chỉ là cây hoang dại, không có tác dụng gì. - Lá sung có hình mũi giáo, đầu nhọn, phía cuống hơi tròn hơn. Khi lá còn non, cả hai mặt đều phủ lông, khi lá già, lông cứng hơn, phiến lá nguyên hoặc hơi có răng cưa thưa, dài 8 - 20cm, rộng 4 - 8cm. Lá sung thường có nốt phồng, giống như bong bóng ở chiếc bánh đa nướng, do bị sâu psyllidea kí sinh, gây ra mụn nhỏ, người ta còn gọi là vú sung. - Sung không ra hoa mà đậu quả ngay, cho nên thời xưa thường là cây "vô hoa hữu quả" - không ra hoa mà vẫn đậu quả. Quả sung thuộc loại quả do đế hoa tạo thành, quả mọc từ gốc đến ngọn, chi chít trên cành, thành từng chùm trên thân cây và trên những cành to không mang lá, khi chín có màu đỏ nâu, hình quả lê

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - DIẾP CÁ CHỮA SƯNG TẮC TIA SỮA

* Đặc tính: - Cây diếp cá (dấp tanh) như tinh thải. Lá diếp cá mọc so le, hình tim, có bẹ, khi vò có mùi tanh như cá. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt, tụ tập thành bông có 4 lá bắc trắng. Hạt hình trái xoan nhẵn. Quả kết vào tháng 5 - 7. * Công dụng:

CÂY RAU LÀM THUỐC - VẢ

Vả - Ficus auriculata Lour. = F. roxburghii Wall, thuộc họ Dâu tằm - Moraceae. Cây gỗ nhỏ, cao 5-10m, có nhiều cành, có lông cứng và thưa. Lá lớn, hình trái xoan, thường là tròn, có khi hình tim ở gốc; chóp tròn hay có mũi nhọn; phiến mềm, có lông ở mặt dưới; 5-7 gân gốc, mép khía răng không đều, cuống lá dài, to; lá kèm màu hung, cao 2,5cm. Cụm hoa sung ở gốc thân hay ở trên cành già trên những nhánh riêng không có lá, rộng đến 4cm, có lông vàng vàng, sẽ phát triển thành quả phức to, xếp dày đặc trên thân, hình cầu dẹp, có nhiều lông thưa, khi chín màu đỏ thắm, giữa có keo thơm.

CÂY RAU LÀM THUỐC - MƯỚP

Mướp, mà hai loài quen thuộc là Mướp khía - Luffa acutangula (L.) Roxb., và Mướp ta, Mướp hương - Luffa cylindrica (L.) Roem, đều thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae. Chúng đều là những cây thảo leo, có lá mọc so le, dạng tim, có 5-7 thuỳ có răng. Hoa đơn tính, các hoa đực thành chùm đạng chuỳ, các hoa cái mọc đơn độc. Quả dài 25-30cm hay hơn, rộng 6-8cm, thuôn hình trụ, khi già thì khô, bên trong có nhiều xơ dai. Loài Mướp khía có lá hơi chia thùy, hoa nhạt mầu hơn, quả có khía (cạnh lồi nhọn). Còn Mướp ta hay Mướp hương có lá chia 5 thuỳ, quả không có khía, không có góc.