Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Giải Rượu

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Đậu Đen

a. Thành phần và tác dụng Trong 100g đậu đen thì có chứa 24,3g protein, l,7g lipit, 53,3g gluxit. Muối khoáng: canxi 56mg, phot pho 35mg, sắt 6,1mg, caroten 0,06mg. Vitamin B₁ 0,51mg, B₂ 0,21mg, Pₚ 1,8mg, C 3mg. Hàm lượng axit amin trong đậu đen cao như lysin, methionin, tryptophan,  leucin... Với tính chất đặc biệt về dinh dưỡng nên đậu đen được chế biến thành nhiều món ăn độc đáo như xôi đậu đen, chè đậu đen (đậu đen nấu với mật hoặc đường) vừa ngon, vừa bổ, vừa mát, vừa có tác dụng giải khát. - Trong Đông y, người ta dùng đậu đen để chế cùng hà thủ ô nhằm làm cho thuốc có chất lượng hơn, đậu đen có thể nấu nước uống tăng cường sức khoẻ và giải khát. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Mơ

a. Thành phần và tác dụng Mơ là loại quả không chỉ dùng làm thực phẩm mà còn là vị thuốc. Quả mơ với màu vàng óng toả mùi hương và vị chua đặc biệt đã có tác dụng kỳ diệu làm dịu cơn khát. Trong quả mơ đã có sẵn tính chất sinh tân chỉ khát tuyệt vời được ghi nhận từ rất xa xưa. Đông y gọi quả mơ là mai tử, vị chua, tính bình, vào các kinh can, tỳ, phế, đại tràng. Trong thịt quả mơ có nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin A và vitamin C, axit xitric, đường, chất nhầy, muối khoáng. Mơ muối có tác dụng cân bằng sự thẩm thu giữa tế bào và máu, kích thích ăn ngon. b. Bài thuốc phối hợp

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY (Phần 7)

+ Chữa ngộ độc do sắn (khoai mì): - Rau muống 1 nắm nhai sống hoặc vắt lấy nước uống. - Cây chuối sứ bóc bỏ bẹ ngoài, chỉ lấy nõn trắng một đoạn 20 - 30cm làm như trên. - Ăn mía hoặc uống nước mía, nước đường. - Rau sam 1 nắm giã vắt nước uống. - Lá khoai lang 1 nắm uống sống hoặc luộc ăn. - Bê 1 nắm lá sắn của giống sắn đã gây độc, sắc uống. - 10 con cua đồng giã lấy nước cốt uống với ít hạt muối. - Nước cốt rau má hoặc lá sắn dây uống sống. - Lấy một nắm rau má tươi, rửa sạch giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt rồi hòa với 1 cốc nước sôi còn hơi ấm uống. Người bị ngộ độc sắn, lúc đầu thấy chóng mặt nhức đầu, chóng mặt, choáng váng rất khó chịu sau lại bị nôn mửa đau bụng, dần dần sắc mặt tái rất khó thở (thở nhanh). Lập tức lấy một chén đậu xanh giã nát, đun sôi để nguội rồi lọc lấy nước uống làm 2 lần, mỗi lần cách nhau từ 1 - 2 giờ.

Tự Chữa Bệnh Bằng Cây Thuốc Nam - CÂY DƯA HẤU

CÔNG HIỆU CHỮA TRỊ: Dưa hấu vị ngọt tính lạnh. Có tác dụng giải khát, chống nóng, lợi tiểu, khoan trung hạ khí, chữa yết hầu sưng đau, bệnh ly, giải say rượu. Vỏ dưa hấu có vị ngọt mát. Có thể chống nóng, giải cảm nắng, chữa vàng da, phù thũng và các bệnh lở loét ở miệng. Hạt dưa hấu có tác dụng nhuận tràng và hỗ trợ tiêu hóa.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - NHỮNG BÀI THUỐC NAM HAY GIẢI RƯỢU

Lưu ý trước khi dùng thuốc cần cho người say uống một lượng nước, chí ít cũng bằng lượng rượu uống vào nhằm làm loãng nồng độ rượu trong cơ thể, giúp quá trình đào thải rượu được nhanh chóng. Sau đó tuỳ từng điều kiện cụ thể chọn mội trong những cách sau: Bài thuốc 1: - Vỏ quả chanh 50g - Vỏ quá quýt 50g - Hoa sắn dây 25g - Nhân sâm 10g - Đậu khấu 10g - Hoa đậu xanh 25g - Muối ăn 30g Tất cả sấy khô, nghiền bột, đựng trong bình kín dùng dần. Khi say rượu lấy 5 - 7 g pha nước uống. ngày uống 3 lần.

PHÒNG CHỮA BỆNH NHỜ RAU CỦ QUẢ QUANH TA - CHỈ CỦ TỬ CHỮA SAY RƯỢU

* Đặc tính: - Chỉ củ tử là một vị thuốc bắc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cây chỉ củ tử có tên khoa học là Horeniadulics Thiemb, thuộc họ táo. - Chỉ củ tử có thân to, vỏ cây màu xám. Lá mọc so le và có cuống dài, hoa màu lục nhạt. Quả hình cầu màu nâu đen, hạt tròn dẹt màu nâu báng. Mùa hoa nở vào tháng 6 - 8 và mùa quả chín vào tháng 10. - Thành phân chủ yếu là đường gluco chiếm 11,14%, fructose 4,74%, sucrose 12,59%, các muối kalinitrat và kalimalat,... có vị ngọt, hơi chát, mùi thơm như lê chín hoặc vị nho, tính bình. * Công dụng:

RAU XANH CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG - SAY RƯỢU

Khi say rượu thường nhức đầu khó chịu, thậm chí đến ngày hôm sau còn thấy đầu váng mắt hoa, bụng dạ khó chịu, trạng thái sinh lý khó trở lại bình thường. Khi say rượu nên ăn một số loại rau xanh có tác dụng giã rượu, nhất là những loại rau có hàm lượng vitamin C cao, cơ thể sẽ nhanh chóng hổi phục. CÁC MÓN CHỮA SAY RƯỢU

CÂY RAU LÀM THUỐC - DƯA GANG

Dưa gang hay Việt qua - Cucumis melo L. var. conomon (Thunb.) Makino, thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae. Cây thảo leo mọc hằng năm, có lông nhiều và nhắm ở thân, có tua cuốn đơn. Lá hình thận hay hình tròn, hơi xé thùy tròn; có răng tù, có lông ở cả hai mặt; cuống ráp có lông. Hoa đực và hoa cái cùng gốc, hoa cái thường mọc đơn độc ở nách lá, cánh hoa màu vàng. Quả có hình dạng thay đổi, phần nhiều là hình trụ, có sọc dọc, màu xám hay màu lục bóng, có khi màu vàng; thịt quả trắng hay xanh nhạt, hơi cứng, giòn, thường có vị nhạt. Dưa gang được trồng khắp nơi của nước ra để lấy quả làm rau ăn sống cho mát vào mùa hè, dùng nấu canh với tôm tép hoặc muối dưa chua.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH DO RƯỢU

BỆNH DO RƯỢU 17 Bài thuốc Uống rượu quá nhiều thì rượu thiêu đốt Tỳ vị, gây tổn hại tinh thần và thân thể vì rượu rất nóng và rất độc. Nhưng trong việc cúng tế quỉ thần, thù tạc tân khách đã quen lệ, không thể thiếu rượu được. Phần đi ra sương lạnh hoặc vào nhà người bệnh thì tùy thích uống 5 - 3 chén cho mạnh tinh thần, tránh tà uế, nếu uống nhiều quá thì sinh bệnh, không nên khinh thường. 1. Say rượu bất tỉnh - Ốc nhồi, đậu xị, hành củ, nấu chung, ăn hoặc nấu lấy nước uống. - Củ sắn dây tươi giã nát lấy nước uống. Không có tươi thì khuấy bột sắn với nước uống cũng tỉnh. - Đậu xị 1 thăng, sắc với nước cho uống, mửa là khỏi. - Cúc hoa hái vào ngày 09 tháng 09 Âm lịch, tán uống tỉnh ngay. - Hương phụ mỹ 1 lạng, Sa nhân 5 đc, Cam thảo 3 đc, tán khuấy với nước sôi với tí muối uống hoặc sắc uống.