Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Bệnh Phụ Nữ

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - TÍA TÔ (Folium Perillae)

Gồm các vị: tô diệp (lá tía tô), tô ngạnh (cành tía tô), tô tử (hạt tía tô), thu hái từ cây tía tô Perilla frutescens (L.) Britt. Họ Hoa môi Lamiaceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: 2 kinh tỳ và phế

THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM - QUẾ CHI (Ramulus Cinnamomi)

Là cành non phơi khô của một số loài quế Cinnamomun obtusifolium. Ví dụ quế quan - Cinnamomun zeylanicum Blum, quế Trung Quốc - Cinnamomun casia Blum. Họ Long não - Lauraceae. Cây quế mọc hoang và được trồng ở nhiều tỉnh như Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Yên Bái v.v.. Tính vị: vị cay ngọt, tính ấm. Quy kinh: vào 3 kính phế, tâm, bàng quang

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Hạt Bí Đỏ

a. Thành phần và tác dụng Hạt bí đỏ là một vị thuốc quý, thường được dùng để chữa bệnh trùng hút máu, bệnh giun đũa, sắn dây, bí đại tiện, thiếu máu, suy dinh dưỡng và thiếu sữa sau khi sinh. Hạt bí để chứa nhiều vitamin, chất khoáng cùng những axit cần thiết như alanin, glycin, glutamin, có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Hạt bí đỏ được dùng để chế tạo một loại dầu chứa nhiều carotenoid (beta-caroten, alpha-caroten, lutein) - những chất tương tự như vitamin A. Đây là những chất chống ôxy hoá mạnh giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến lão suy như đục thủy tinh thể, các bệnh tìm mạch và một số loại ung thư. Một số thành phần trong hạt bí đỏ: Magie: Góp phần vào việc khoáng hoá xương, cấu trúc protein, gia tăng tác động biến dưỡng của các enzym, việc co thắt cơ, sự dẫn truyền luồng thần kinh, tăng sức khỏe cho răng và chức năng hệ miễn dịch. Axit linoleique (omega 6): Một axit béo cần thiết mà người ta phải được cung cấp từ thực phẩm. Cơ thể cần axit béo

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Đậu Đỏ

a. Thành phần và tác dụng Đậu đỏ chứa rất nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là sắt và vitamin B₁₂, giúp bổ máu và có chức năng thúc đẩy vòng tuần hoàn của máu, những phụ nữ có chu kì kinh nguyệt dài, mất nhiều máu nên ăn nhiều đậu đỏ, phụ nữ mang thai ăn nhiều đậu đỏ còn có tác dụng kích thích tuyến sữa. Trong 100g hạt đậu đỏ khô có chứa: đường 60,9g, protit 20,9g, chất xơ 4,8g, chất béo và khoáng chất gồm canxi, phot pho, sắt, vitamin B tổng hợp. Đậu đỏ có vị ngọt, tính ấm. Công hiệu lợi thuỷ trừ thấp (vận hành thể dịch, không bị ứ), hoà huyết bài nùng (điều hoà máu huyết, thải mủ), tiêu thũng giải độc (giải độc, chống phù), điều kinh thông nhũ (điều kinh, thông tuyến sữa), thoái vàng (da vàng biến mất). Dùng chữa trị các chứng bệnh như chân phù thũng, ung nhọt, sau khi sinh dịch âm đạo không sạch, bầu sữa không thông, vàng da do viêm gan, kiết lỵ. Đậu đỏ chứa các chất có tác dụng lợi tiểu, giúp điều trị các chứng như phù do bệnh tim; thận, xơ gan cổ trướng... Đậu đỏ c

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Gạo Nếp

a. Thành phần và tác dụng Theo nghiên cứu, thành phần dinh dưỡng trong gạo nếp rất cao, cứ 100g gạo nếp thì chứa 6,7g protein, 1,4g chất béo, 66g hợp chất cacbon (chủ yếu là tinh bột), 19mg canxi, 155mg lân, 6,7mg sắt, 0,9mg B₁, 0,03mg B₂, 2mg axit nicotin. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Lạc

a. Thành phần và tác dụng Lạc là loại hạt giàu dinh dưỡng, chứa khoảng 26% protein, gấp đôi lúa mì, gấp 3 lần gạo tẻ. Lạc giàu chất béo, chứa khoảng 40%, trong đó chủ yếu là các axit béo chưa no gồm: axit dầu, axit lạc, axit dầu cọ, chất béo glyxerin, tạo thành dầu thực vật cần thiết trong ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, trong lạc còn chứa vitamin C, các chất khoáng, canxi, lân, sắt. Nhiệt lượng mà lạc cung cấp cao hơn các loại thực phẩm khác. Lạc so với sữa cao 20%, so với trứng gà cao hơn 40%. Ngoài ra các chất vitamin B₂, canxi, lân, đều cao hơn sữa, trứng gà và thịt. Chất lân, vitamin, axit amin, kiềm mật đều cao. Protein trong lạc có chứa axit amin mà cơ thể cần thiết, tỷ lệ sử dụng đạt được trên 98%, trong đó axit amin có thể ngăn cơ thể sớm lão hoá và nâng cao trí lực cho trẻ, axit amin ngũ cốc và axit amin thiên môn đông, có thể thúc đẩy tế bào não phát triển và làm tăng trí nhớ. Theo nghiên cứu, trong dầu lạc chứa nhiều vitamin E, có khả năng phân giải cholesterol thành axit mật,

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Đậu Nành

a. Thành phần và tác dụng Đậu nành giàu protein. Thành phần chủ yếu của tế bào cơ thể là protein, chất này cũng là thành phần chủ yếu của các loại men và chất miễn dịch trong cơ thể. Về giá trị dinh dưỡng thì protien động vật tốt hơn protein đậu nành. Nhưng theo điểu tra thì đi đôi với việc tăng lượng protein động vật tỷ lệ sinh ung thư cũng tăng cao. Vì vậy tích cực dùng protein đậu nành sẽ có lợi cho sức khoẻ. Lượng chất béo trong đậu nành cũng rất cao, không những thế, nó còn chứa nhiều axit dầu và vitamin E làm giảm lão hoá cho cơ thể và chất béo lân để phòng xơ cứng động mạch. Vitamin E trong đậu nành còn có thể để phòng một số bệnh khác. Nguyên tố kali chứa trong đậu nành có thể giảm bớt nguy hiểm của thành phần muối trong cơ thể. Vì chất natri trong muối ăn có liên quan đến bệnh cao huyết áp. Gần đây người ta phát hiện trong đậu nành có một chất mới là chất đường tạo bọt (đường tạo ra bọt). Trong đậu nành còn chứa gần 150 các chất tương tự, rất có tác dụng đối với cơ thể. Tác dụ

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Vừng

a. Thành phần và tác dụng Vừng có hai loại vừng đen và vừng trắng, còn gọi là mè. Dùng làm thuốc thường là loại vừng đen. Vừng đen còn gọi là hồ ma, hắc chỉ ma, cự thắng, cự thắng tử, ô ma, ô ma tử, du ma, giao ma, tiểu hổ ma. Vừng trắng còn gọi là bạch du ma, bạch hổ ma. Tính bình, vị ngọt. Thành phần chính trong vừng gồm có: dầu béo 60%. Trong dầu chứa nhiều loại axit, vitamin E cùng sắt và canxi. Phần lớn có chất phòng bệnh chống suy lão. Thường là thực phẩm chống suy lão. Vừng có tác dụng bổ gan, thận, nhuận ngũ tạng, làm đen tóc, bổ dưỡng cường tráng. Chủ yếu dùng cho gan, thận yếu, tay chân yếu cứng, hư phong, mắt mờ, yếu sau khi ốm dậy, tuổi già ho hen, thiếu sữa, thần kinh suy nhược, sớm bạc tóc, cao huyết áp, bệnh mỡ bọc tim. Cách dùng: Uống: đun thành thang hoặc cho vào viên hoàn. Dùng bên ngoài đun nước mà rửa hoặc đắp chỗ đau. Kiêng kị: Tỳ yếu hay đại tiện lỏng thì không nên ăn nhiều vừng. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Bí Xanh

a. Thành nhần và tác dụng Bí xanh chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể, có khả năng điều tiết sự thăng bằng chuyển hoá trong cơ thể, giảm lão hoá, giảm nốt sần trên da và làm tăng thị lực. Bí xanh là loại bí duy nhất không có hàm lượng chất béo, nhưng lại có hàm lượng axit hodroxy malonic phong phú ức chế đường chuyển hoá thành chất béo. Do đó bí xanh là loại quả giảm béo hữu hiệu nhất. Đồng thời còn làm đẹp da, ăn bí xanh thường xuyên da sẽ trắng trẻo, mịn màng, bảo vệ được vẻ đẹp của cơ thể. Bí xanh còn có công dụng giải nhiệt, mùa hè ăn bí xanh có thể giải khát, hạ nhiệt, trừ mụn nhọt và lợi tiểu. Bí xanh chứa rất ít natri, nên đây là món ăn thích hợp cho những người viêm thận, phù nề hoặc những người có thai bị phù nề. Bí xanh tính hàn, là loại quả thích hợp cho người già lẫn trẻ nhỏ. Người mắc bệnh thận, tiểu đường, cao huyết áp, động mạch vành đều có thể ăn được. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Bí Đỏ

a. Thành phần và tác dụng Bí đỏ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, đã được đưa vào nước ta rất sớm. Bí đỏ chịu được đất đai khô cằn, sức sống rất mạnh. Bí đỏ là loại quả giàu chất dinh dưỡng, cứ 100g bí đỏ thì có 10,2g tinh bột, 0,3mg canxi, 0,09mg lân, 0,01mg sắt và nhiều loại vitamin, nhất là chất caroten thì chiếm hàng đầu trong các loại bầu, bí. Ngoài ra bí đỏ còn chứa chất muối caroten, axit amin tinh khiết, chất đường cô đặc là những chất rất cần cho cơ thể. Bí đỏ vị ngọt, ôn, không độc, có khả năng bổ trung, ích khí, chữa được nhiều loại bệnh. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Lựu

a. Thành phần và tác dụng Lựu còn được gọi là thạch lựu, nhược lựu. Quả lựu giàu dinh dưỡng, khi chín trong hạt chứa 10 - 11% axit hoa quả, axit cam quýt, vitamin C nhiều gấp 1 - 2 lần lê, táo. Lượng đường rất cao, có vị chua. Vỏ lựu chứa kiềm, cồn ngũ cốc, cồn glyxerin đắng chát có thể sát trùng, có tác dụng chữa giun đũa, giun kim, thận kết sỏi, chứng nước tiểu đục do tiểu đường. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Dâu

a. Thành phần và tác dụng Dâu không chỉ là loại quả bổ dưỡng mà còn có tác dụng chữa bệnh. Trong quả dâu có đường glucose, đường hoa quả, axit xitric, axit táo, axit chanh, chất keo, vitamin A₁, B₁, B₂, C, D và các chất khoáng canxi, lân, sắt và sắc tố thực vật. Quả dâu có tác dụng dưỡng huyết bổ âm, bổ gan thận. Dùng tươi hay làm thành cao đều được. Đông y cho rằng, quả dâu thích hợp với cơ thể hư nhược, mất ngủ hay quên, thường xuyên uống cao quả dâu hoặc mật ong ngâm dâu có kết quá tốt. Người bị suy nhược thần kinh, ăn dâu boặc uống thuốc chế bằng quả dâu có tác dụng bổ não, dưỡng huyết, an thần, giảm mệt mỏi, tăng trí nhớ. Người già, cơ thể yếu âm hư bị táo bón do khí huyết kém hoặc táo bón thành thói quen, có thể uống nước quả dâu. Người ít tuổi mà tóc bạc thường dùng "viên dâu vừng" (loại thuốc làm bằng quả dâu và vừng đen) có thể làm đen tóc. Vì quả dâu dưỡng huyết khử phong còn được dùng để chữa viêm khớp phong thấp. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Đại Táo

a. Thành phần và tác dụng Từ xưa đến nay, đại táo được coi là một loại quả bổ dưỡng và có tác dụng chữa bệnh. Theo Đông y, quả táo vị ngọt, tính bình có khả năng làm giảm độc tính và tính kích thích. Khi dùng các loại thuốc tương đối mạnh hoặc thuốc kích thích thì nên dùng phối hợp với đại táo để bảo vệ tì vị, giảm bớt tác dụng phụ. Khi hầm thịt dê, thịt thỏ, thịt gà, thịt vịt, nếu phối hợp với đại táo càng làm tăng kết quả chữa bệnh. Đại táo nấu với bí đỏ thành canh, cho thêm đường đỏ, người bị viêm phế quản, hen suyễn ăn rất tốt. Xương dê, bò, lợn nấu với đại táo, gạo nếp thành cháo có thể chữa đau lưng, mỏi gối, thiếu máu và chứng còi xương của trẻ nhỏ, phụ nữ toàn thân yếu ớt mệt mỏi do huyết hư gây nên. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Nho

a. Thành phần và tác dụng Nho là loại quả giàu dinh dưỡng. Lượng đường chứa trong nho đạt từ 15 - 30%, chủ yếu là đường glucose và đường hoa quả mà cơ thể dễ hấp thụ và tiêu hoá, ngoài ra còn có tửu thạch toan, axit táo, axit chanh, nhựa hoa quả, nên vừa chua vừa ngọt. Trong nho còn có nhiều vitamin, chất protein, axit amin, chất béo, canxi, lân, sắt, mangan, kali... trong đó axit amin có tới hơn 10 loại, nho là loại quả khá giàu chất dinh dưỡng. Nho được sử dụng khá rộng rãi, nho tươi là loại quý trong các loại quả, nước nho tươi là nước uống cao cấp lại có thể nấu thành rượu nho, kem nho, đồ hộp nho... Đông y cho rằng, nho vị ngọt tính bình, nhập kinh can, tỳ, thận, là vị thuốc có tác dụng ích khí bổ huyết, mạnh gân, thông lạc, kiện tỳ hoà vị, trừ phiền, giải khát, lợi tiểu, hạ huyết áp. Nho còn có một số hoạt tính của vitamin P. Nho, rượu nho, nước nho đều có tác dụng ức chế vi khuẩn, nho và nước nho có tác dụng mạnh hơn rượu nho, nho khô có thể tăng cường tiết dịch của dạ dày, giúp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Lê

a. Thành phần và tác dụng Lê còn có tên là khoái quả, ngọc nhũ, mật văn... Theo Đông y, lê tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, thanh tâm giáng hoả, dưỡng huyết, sinh tân dịch, nhuận tràng, tiêu độc. Quả lê rất giàu chất dinh dưỡng. Cứ 100g lê có 86,5g nước 0,1g chất béo 02g protein, 11g carbohydrat, 1,6g xơ, 14mg canxi 13mg phot pho, 0,5mg sắt, 0,2mg vitamin Pp, các vitamin nhóm P, C, beta caroten, 1mg axit folic. 5o với các thức ăn thực vật, lê là loại có nhiều chất xơ có vai trò quan trọng trong tiêu hoá và chuyển hoá. Lê là loại quả quý đứng đầu trăm quả (bách quả chỉ tông) về tư âm nhuận táo, thanh nhiệt tiêu đờm, chữa chủ yếu gần hết các bệnh ở bộ máy hô hấp. Theo Bản thảo huyền tông thì lê để sống có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo cho lục phủ và nếu nấu chín thì bổ âm cho ngũ tạng. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Quả Trám

a. Thành phần và tác dụng Trám có 2 loại là trám trắng có vỏ màu xanh lục và trám đen màu tím thẫm. Quả trám vị chua, tính ấm, có tác dụng giải khát, thanh giọng, giải độc cá, giải say rượu mê man, nhức đầu. Trám dùng làm thuốc thường là trám trắng. Cùi trám giàu protein, đường, một số vitamin, đáng chú ý là vitamin C và các khoáng chất như canxi, phot pho, kali, magie, sắt, kẽm...

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Sơn Tra

a. Thành phần và tác dụng Sơn tra còn có tên khác là sơn lý hồng, có một số tài liệu còn gọi sơn tra là sơn trà, hay đào gai, chi sơn tra hay chi táo gai. Quả có khi cũng gọi là quả táo gai. Theo Đông y sơn tra có vị chua, tính hàn, quy vào các kinh tỳ, vị và can. Có công năng phá khí tán ứ, hoá đờm, chỉ huyết. Chủ trị lỵ, giảm đau, tiêu tích... Khi sơn tra chín hái về phơi khô thì gọi là sơn tra sống, nếu dùng lửa hong khô xém vỏ ngoài gọi là sơn tra sao, đốt thành than để dành thì gợi là than sơn tra. Ruột sơn tra chín thường được sử dụng để chữa nhiều bệnh do tiêu hoá. Những người ăn không ngon miệng, viêm dạ dày suy nhược, bệnh động mạch vành nên dùng. Sơn tra là loại quả giàu dinh dưỡng. Cứ 1000g sơn tra thì có chứa 89mg vitamin C, chỉ thấp hơn đại táo, đứng thứ 3 trong các loại quả, chứa 82mg caroten, chỉ kém có quả hạnh, đứng thứ 2 trong các loại quả, gấp 10 lần táo, gấp 2 - 3 lần chuối tiêu, đào; chứa vitamin B₁ bằng chuối tiêu, được xếp đứng đầu các loại quả. Đáng chú ý là, cứ

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Củ Nghệ

a. Thành phần và tác dụng Củ nghệ còn có tên là khương hoàng, vị cay, đắng, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu, tan ứ và giảm đau. Uất kim (củ con của cây nghệ) vị cay ngọt, tính mát, làm mát máu, an thần, tan máu ứ, giảm đau. Nghệ là một trong những dược liệu phổ biến có nhiều tác dụng chữa bệnh với các hoạt chất sau: Curcumin là hoạt chất chính của nghệ. Hiện nay curcumin dùng như chất: gia vị và là chất màu thực phẩm dưới ám số E100. Bộ phận dùng nhiều nhất là củ. Nghệ giàu kali và sắt. Củ nghệ chứa nhiều tinh dầu. Thành phần tinh dầu cho thấy tác dụng chống viêm, chống đau khớp. Trong nghiên cứu, sản phẩm chứa nghệ chứng minh tính kháng viêm, nhưng không thấy tính hạ nhiệt. Curcumin kích thích mật, bảo vệ gan và chống ung thư. Cao nước cũng có tác dụng hạ huyết áp và chống co thắt. Một vài nghiên cứu cho rằng nghệ có thể giảm cholesterol và triglycerid trong huyết thanh. Thành phần curcumin tạo ra màu vàng của nghệ. Chất cureumin và tinh dầu có tác dụng ức chế

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Củ Gừng

a. Thành phần và tác dụng Gừng là một loại củ rất quen thuộc và hầu như lúc nào cũng có sẵn ở ngăn bếp của mọi gia đình. Gừng không những gia tăng thêm hương vị cho món ăn mà còn giúp cơ thể tiêu hoá và hấp thụ thức ăn dễ dàng. Ngoài ra, gừng còn là một vị thuốc quý trong kho tàng y học dân gian mà mỗi người có thể vận dụng để tự chữa bệnh cho mình. Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng giải biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đờm, hành thuỷ, giải độc. Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vị thuốc hàn, cách phối hợp này còn giúp cho tỳ vị dễ hấp thu thuốc và người bệnh khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống. Ngoài ra tuỳ. Theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau. Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Gừng khô còn gọi là can khương, có tính nóng hơn sinh khương, có thể làm ấm tỳ vị. Gừng đốt cháy tồn tính còn gọi là hắc khương. Hắc khương có vị đắng, thường được tẩm đồng tiện, có thể làm ấm

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Củ Mài (Hoài Sơn)

a. Thành phần và tác dụng Củ mài còn gọi là sơn dược, chánh hoài, khoai mài, có mùi vị đặc trưng, không những là thức ăn quý mà còn là loại thuốc bổ. Khoa học hiện đại đã phân tích, trong củ mài giàu tinh bột, protein, axix amin tinh khiết, chất béo, muối vô cơ và các loại vitamin B₁, B₂, axit nicotin, axit chống hoại huyết, caroten, ngoài ra còn chứa nhiều xenlulô và chất kết dính. Củ mài cung cấp cho cơ thể nhiều protein kết dính, là chất hỗn hợp protein nhiều đường, có tác dụng tăng cường sức khoẻ, để phòng chất béo lắng đọng trong hệ thống tim, huyết quản, giữ cho huyết quản đàn hồi, phòng sớm xơ cứng động mạch, giảm bớt chất béo đọng dưới da, tránh được béo phì. Có thể ngăn thoái hoá tổ chức gan, thận, đề phòng phát sinh do chất keo gây nên, giữ cho đường tiêu hoá, hô hấp và các khớp được bôi trơn.