Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Đi Lỏng-Đau Bụng

THUỐC THANH NHIỆT TAO THẤP - HOÀNG CẦM (Radix Scutellariae)

Là rễ phơi khô của cây hoàng cầm Scutellaria baicalensis, Georg. Họ hoa môi - Lamiaceae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào các kinh tâm, phế, can, đởm, đại tràng, tiểu tràng.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - XẠ CAN (Rhizoma Belamcandae)

Là thân rễ phơi khô của cây xạ can - Belamcanda sinensis Lem. Họ Lay ơn Iridaceae. Tính vị: vị đắng, cay, tính hàn có độc. Quy kinh: vào 2 kinh phế và can.

THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC - MẬT GẤU (Hùng đởm - Fel. Ursi)

Dùng mật phơi khô của gấu ngựa hoặc gấu chó... Ursus sp. Họ Gấu Ursidae. Tính vị: vị đắng, tính hàn. Quy kinh: vào 3 kinh can, tâm, đởm.

THUỐC HỒI DƯƠNG CỨU NGHỊCH - QUẾ NHỤC (Cortex Cinnamomi)

Là vỏ thân, vỏ cành cây quế Cinnamomum obtusifolium Ness. Hoặc các loài quế khác. (C. cassia Blume, C.zeylanicum Blume). Họ Long não Lauraceae. Tính vị: vị cay, ngọt. Tính đại nhiệt, có ít độc. Quy kinh: vào 3 kinh can, thận, tỳ.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - XUYÊN TIÊU (Fructus Zanthoxili)

Là quả chín phơi khô của cây xuyên tiêu Zanthoxylum nitidum DC. Họ cam Rutaceae. Khi dùng cần sao qua. Tính vị: vị cay, tính ấm, hơi có độc. Quy kinh: phế, vị, thận.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - CAN KHƯƠNG (Gừng khô)

Thân rễ phơi khô của cây gừng Zingiber officinale Ross. Họ Gừng Zingiberaceae. Khi dùng cần thái phiến dày 1-1,5mm và tuỳ theo các trường hợp có thể chế biến khác nhau. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: tâm, phế, tỳ, vị.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - ĐINH HƯƠNG

Nụ hoa phơi khô của cây định hương Eugenia caryophyllata Thunb. Họ Sim Myrtaceae. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: vào 4 kính phế, tỳ, vị, thận.

THUỐC ÔN TRUNG KHỬ HÀN - CAO LƯƠNG KHƯƠNG (Củ Riềng - Rhizoma Alpiniae)

Là thân rễ của cây riềng Alpinia officinarum Hance. Họ Gừng Zigiberaceae. Tính vị: vị cay, tính nhiệt. Quy kinh: vào 2 kinh tỳ, vị.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Đậu Nành

a. Thành phần và tác dụng Đậu nành giàu protein. Thành phần chủ yếu của tế bào cơ thể là protein, chất này cũng là thành phần chủ yếu của các loại men và chất miễn dịch trong cơ thể. Về giá trị dinh dưỡng thì protien động vật tốt hơn protein đậu nành. Nhưng theo điểu tra thì đi đôi với việc tăng lượng protein động vật tỷ lệ sinh ung thư cũng tăng cao. Vì vậy tích cực dùng protein đậu nành sẽ có lợi cho sức khoẻ. Lượng chất béo trong đậu nành cũng rất cao, không những thế, nó còn chứa nhiều axit dầu và vitamin E làm giảm lão hoá cho cơ thể và chất béo lân để phòng xơ cứng động mạch. Vitamin E trong đậu nành còn có thể để phòng một số bệnh khác. Nguyên tố kali chứa trong đậu nành có thể giảm bớt nguy hiểm của thành phần muối trong cơ thể. Vì chất natri trong muối ăn có liên quan đến bệnh cao huyết áp. Gần đây người ta phát hiện trong đậu nành có một chất mới là chất đường tạo bọt (đường tạo ra bọt). Trong đậu nành còn chứa gần 150 các chất tương tự, rất có tác dụng đối với cơ thể. Tác dụ

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Đậu Đen

a. Thành phần và tác dụng Trong 100g đậu đen thì có chứa 24,3g protein, l,7g lipit, 53,3g gluxit. Muối khoáng: canxi 56mg, phot pho 35mg, sắt 6,1mg, caroten 0,06mg. Vitamin B₁ 0,51mg, B₂ 0,21mg, Pₚ 1,8mg, C 3mg. Hàm lượng axit amin trong đậu đen cao như lysin, methionin, tryptophan,  leucin... Với tính chất đặc biệt về dinh dưỡng nên đậu đen được chế biến thành nhiều món ăn độc đáo như xôi đậu đen, chè đậu đen (đậu đen nấu với mật hoặc đường) vừa ngon, vừa bổ, vừa mát, vừa có tác dụng giải khát. - Trong Đông y, người ta dùng đậu đen để chế cùng hà thủ ô nhằm làm cho thuốc có chất lượng hơn, đậu đen có thể nấu nước uống tăng cường sức khoẻ và giải khát. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Hạt Cải Bẹ Xanh

a. Thành phần và tác dụng Theo Đông y, hạt cải bẹ xanh có vị cay, tính nhiệt, không độc, trị được các chứng phong hàn, ho đờm, hen, đau họng, tê dại, mụn nhọt... b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Hạt Dẻ

a. Thành phần và tác dụng Hạt đẻ rất giàu dinh dưỡng, chất protein chiếm 5,7 - 10,7%, chất béo 2,7%, đường và tinh bột 60 - 70%, ngoài ra còn có các vitamin A, B₁, B₂, C, D và caroten, canxi, lân, sắt, kali. Hạt dẻ có thể ăn tươi, cũng có thể nấu chín làm thức ăn như: dùng hạt dẻ hầm gà, hầm thịt, gà quay hạt dẻ, gà nấu hạt dẻ, thịt dê quay với hạt dẻ, canh hạt dẻ... Hạt dẻ ngoài ăn tươi khô còn được làm thành bột, trộn mật ong, ngâm rượu, làm tương hạt dẻ, làm chao, làm nhân bánh, đóng hộp. Đường rang hạt dẻ rất được mọi người ưa thích. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Quả Hồng

a. Thành phần và tác dụng Theo Đông y, quả hồng vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng chữa tiêu chảy, trĩ, đái dầm, háo khát, ho có đờm và các chứng nôn mửa, lo nghĩ, phiền uất... Tai hồng (còn gọi là thị đế) vị đắng chát, tính ấm, không mùi, chất cứng giòn chứa trong tai hồng là tanin. Vỏ, rễ  thân cây hồng còn được dùng làm thuốc cầm máu. Quả hồng chín có tỷ lệ đường rất cao, khoảng 14 - 20%, các muối sắt, canxi, phot pho, vitamin A, B, C... Đặc biệt, lượng tanin rất cao ở quả hông còn xanh. Chất shibuol chứa trong quả hồng là hỗn hợp của axit gallic và phloroglaciol, có tác dụng làm hạ huyết áp. Đông y dùng quả hồng làm thuốc chữa tiêu chảy, ho, đái đầm. Vỏ, rễ, thân cây hồng được dùng làm thuốc cầm máu. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Lựu

a. Thành phần và tác dụng Lựu còn được gọi là thạch lựu, nhược lựu. Quả lựu giàu dinh dưỡng, khi chín trong hạt chứa 10 - 11% axit hoa quả, axit cam quýt, vitamin C nhiều gấp 1 - 2 lần lê, táo. Lượng đường rất cao, có vị chua. Vỏ lựu chứa kiềm, cồn ngũ cốc, cồn glyxerin đắng chát có thể sát trùng, có tác dụng chữa giun đũa, giun kim, thận kết sỏi, chứng nước tiểu đục do tiểu đường. b. Bài thuốc phối hợp

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Sơn Tra

a. Thành phần và tác dụng Sơn tra còn có tên khác là sơn lý hồng, có một số tài liệu còn gọi sơn tra là sơn trà, hay đào gai, chi sơn tra hay chi táo gai. Quả có khi cũng gọi là quả táo gai. Theo Đông y sơn tra có vị chua, tính hàn, quy vào các kinh tỳ, vị và can. Có công năng phá khí tán ứ, hoá đờm, chỉ huyết. Chủ trị lỵ, giảm đau, tiêu tích... Khi sơn tra chín hái về phơi khô thì gọi là sơn tra sống, nếu dùng lửa hong khô xém vỏ ngoài gọi là sơn tra sao, đốt thành than để dành thì gợi là than sơn tra. Ruột sơn tra chín thường được sử dụng để chữa nhiều bệnh do tiêu hoá. Những người ăn không ngon miệng, viêm dạ dày suy nhược, bệnh động mạch vành nên dùng. Sơn tra là loại quả giàu dinh dưỡng. Cứ 1000g sơn tra thì có chứa 89mg vitamin C, chỉ thấp hơn đại táo, đứng thứ 3 trong các loại quả, chứa 82mg caroten, chỉ kém có quả hạnh, đứng thứ 2 trong các loại quả, gấp 10 lần táo, gấp 2 - 3 lần chuối tiêu, đào; chứa vitamin B₁ bằng chuối tiêu, được xếp đứng đầu các loại quả. Đáng chú ý là, cứ

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Củ Riềng

a. Thành phần và tác dụng Trong củ riềng chứa nhiều tinh dầu, trong đó chủ yếu là cineol và methycinnamat. Ngoài ra, còn có chất dầu, vị cay, một số dẫn chất của flavon ở dạng tinh thể. Theo Đông y, củ riềng có vị cay, tính ấm vào các kinh tỳ, vị. Củ riềng có tên thuốc là cao lương khương, tiểu lương khương, phong khương. Riềng có tác dụng ôn trung, tán hàn, hết đau, tiêu thực. Nó được dùng cả trong Tây y và Đông y để làm thuốc kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng do lạnh, bụng đầy trướng, nôn mửa, tiêu chảy. Riềng có tác dụng chữa sốt rét, sốt nóng, đau răng, trúng gió, làm ấm tỳ vị và kiết lỵ lâu ngày, thổ tả, chuột rút.

NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA - Củ Mài (Hoài Sơn)

a. Thành phần và tác dụng Củ mài còn gọi là sơn dược, chánh hoài, khoai mài, có mùi vị đặc trưng, không những là thức ăn quý mà còn là loại thuốc bổ. Khoa học hiện đại đã phân tích, trong củ mài giàu tinh bột, protein, axix amin tinh khiết, chất béo, muối vô cơ và các loại vitamin B₁, B₂, axit nicotin, axit chống hoại huyết, caroten, ngoài ra còn chứa nhiều xenlulô và chất kết dính. Củ mài cung cấp cho cơ thể nhiều protein kết dính, là chất hỗn hợp protein nhiều đường, có tác dụng tăng cường sức khoẻ, để phòng chất béo lắng đọng trong hệ thống tim, huyết quản, giữ cho huyết quản đàn hồi, phòng sớm xơ cứng động mạch, giảm bớt chất béo đọng dưới da, tránh được béo phì. Có thể ngăn thoái hoá tổ chức gan, thận, đề phòng phát sinh do chất keo gây nên, giữ cho đường tiêu hoá, hô hấp và các khớp được bôi trơn.

Cây Hoa Chữa Bệnh - TỬ HOA ĐỊA ĐINH

Tên khác: Cẩn thái địa định, Hoa tím Yedo. Tên khoa học: Violayedoensis Makino. Họ Hoa Tím (Violaceae). Nguồn gốc: Cây gốc ở châu Á, phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật Bản. Cây thường mọc tự nhiên trên gò đồi, bên lề đường, trên bãi cỏ trong vườn. Yedo là tên trước đây của Tokyo Nhật Bản, xuất sử của cây này.

Cây Hoa Chữa Bệnh - THƯỢC DƯỢC

Tên khác: Bạch thược. Tên khoa học: Peonia lactiflora Pall. Họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Nguồn gốc: Bạch thược nguồn gốc Trung Quốc, trên thế giới chi Peonia có 35 chủng, có 51 loài mọc ở Trung Quốc, trong đó có Bạch thược; vùng trồng chủ yếu ở Tây Nam và Tây Bắc. Việt Nam, giáp giới Tây Nam Trung Quốc, đã trồng thử Bạch thược ở Sa Pa (Lào Cai) có kết quả vào những năm 1960 - 1970.

Cây Hoa Chữa Bệnh - TẦM XUÂN

Tên khác: Tường vi, Dã tường vi. Tên khoa học: Rosa multiflora Thunb. Họ Hoa Hồng (Rosaceae). Nguồn gốc: Cây mọc hoang ở rừng núi Việt Nam và phân bố ở cả Trung Quốc, Nhật Bản. Mô tả: Tầm xuân giống cây hoa Hồng, cao khoảng 2 m, cành nhiều gai. Lá kép lông chim, có 3 - 4 đôi lá chét nhỏ hình bầu dục, đài 2 - 5cm, rộng 1 - 3 cm. Hoa 5 cánh, màu đỏ hoặc trắng, có mùi thơm. Cây cho nhiều hoa. Mùa hoa: tháng 5 - 6.